Phòng Phong | Vị Thuốc Chữa Đau Các Khớp Xương

Hình ảnh vị thuốc phòng phong

Phòng Phong là tên gọi chung của vị thuốc do nhiều loài cây cung cấp. Đúng như tên gọi của mình, vị thuốc này thường được sử dụng để chữa các chứng bệnh do gió gây ra. Công dụng: phát biểu, tán phong, trừ thấp, chữa cảm mạo, ra mồ hôi, nhức đầu choáng váng, mắt mờ, trừ phong, đau các khớp xương…

Theo các tài liệu khoa học:

  • Tên khoa học: Ledebouriella seseloides Wolff.
  • Tên gọi khác: Bỉnh phong, Bách chi, Lan căn, Sơn hoa trà,…
  • Thuộc họ: Hoa tán Apiaceae Umbelliferae.

Tổng quan về vị thuốc Phòng Phong

Đặc điểm hình dạng

Tùy thuộc vào loại cây mà đặc điểm hình dạng khác nhau:

Cây Xuyên phòng phong là một cây sống lâu năm cao khoảng 1m. Từ gốc ra có những lá có cuống dài 10-15cm, phía dưới cuống phát triển thành bẹ ôm lấy thân cây. Lá 2-3 lần xẻ lông chim. Cụm hoa hình tán kép gồm 25-30 tán nhỏ, dài ngắn không đều từ 5-8cm. Mỗi tán nhỏ lại mang 25-30 hoa màu trắng. Quả kép gồm 2 phần, hình trứng, dẹt, không lông. Lưng quả có sống chạy dọc, giữa sống có 3 ống tinh dầu, mặt tiếp xúc có 5-6 ống tinh dầu. Mép quả phát triển thành cánh.

hình ảnh cây phòng phong

Cây Thiên phòng phong cao từ 0,3-0,8m. Lá mọc so le, cuống dài, phía dưới cũng phát triển thành bẹ ôm vào thân. Phiến lá xẻ lông chim 2-3 lần, hình dạng tương tự lá ngải cứu. Cụm hoa hình tán kép, mỗi tán 5-7 tán nhỏ. Cuống tán nhỏ không đều nhau, gồm 4-9 hoa nhỏ màu trắng. Quả kép gồm 2 phân quả, hai quả dính nhau trông như hình chuông. Lưng quả có sống chạy dọc, giữa sống có 1 ống tinh dầu, mặt tiếp xúc giữa hai phần quả cũng có thêm 1 ống tinh dầu.

Cây Vân phòng phong hay là loài cây lâu năm cao 0,3-0,5m. Lá kép 2-3 lần xẻ lông chim, cuống lá dài. Thùy lá tương tự lá tre dài 7-10cm, rộng 2-4cm, mép nguyên. Cụm hoa hình tán kép gồm 5-8 tán nhỏ, mỗi tán chứa 10-20 hoa. Hoa màu trắng. Quả hình trứng dài, màu tím nâu, lưng phân quả có sống chạy dọc. Giữa sống có 3 ống tinh dầu trong khi mặt tiếp xúc giữa hai phân quả lại có 5 ống tinh dầu.

Phân bố

Ba loài thực vật trên phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía nam Trung Quốc.

Chưa phát hiện môi trường tự nhiên ở Việt Nam. Hiện nay có một số cơ sở đang tiến hành di thực trồng thử nghiệm tuy nhiên cây phát triển kém, cho chất lượng không tốt.

Thu hái và chế biến

Cây được trồng vào mùa xuân và hạ. Trải qua khoảng 2-3 năm phát triển sẽ tiến hành thu hoạch.

Người ta tiến hành thu hoạch vào 2 mùa xuân và mùa thu sẽ cho chất lượng tốt nhất.

Cây sẽ được đào lấy rễ, cắt bỏ thân trên, rửa sạch sau đó mang phơi hoặc sấy khô là có thể sử dụng.

Có thể dùng sống trực tiếp hoặc sao lên cho vàng rồi dùng.

Thành phần hóa học 

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong vị thuốc này gồm những thành phần sau:

  • Tinh dầu, Manit, Phenola Glucosid đắng, đường, acid hữu cơ, Manitol, Phenol, Xanthotoxin, Anomalin, Scopolatin, Marmesin, Panaxynol Falcarinol, Falcarindiol, 8E-Heptadeca-1, 8-Dien-4, 6-Diyn-3, 10-diol và Saposhnikovan.

Tác dụng dược lý

Hình ảnh vị thuốc phòng phong

Phòng Phong có những tác dụng dược lý sau:

  • Tác dụng hạ nhiệt khi sử dụng nước chiết hoặc nước sắc.
  • Tác dụng kháng khuẩn với 1 số chủng loại như Shigella spp, Pseudomomas aeruginosa, Staphylococus aureus khi dùng nước sắc rễ tươi. Trong khi đó nước sắc khô thì có khả năng ức chế một số virut cúm.
  • Tác dụng giảm đau: khi thực hiện chích dưới da hoặc uống nước sắc đều có tác dụng nâng cao ngưỡng chịu đau.
  • Có tác dụng giảm sốt nhẹ khi chỉ duy trì được khoảng 2 tiếng sau khi sử dụng.

Phòng Phong dùng để chữa bệnh gì?

Phòng Phong chữa các vấn đề về xương khớp

I. Đơn thuốc trị chứng hàn thấp và phong thấp gây đau nhức, tê mỏi xương khớp

Nguyên liệu:

  • Phòng phong, Quế chi, Hải phong đằng, Kê huyết đằng, Tần giao mỗi loại 12g.
  • Nước 1000 ml.

Cách thực hiện: Cho tất cả vào ấm, sắc nhỏ lửa còn 200 ml. Để nguội.

Sử dụng: Chia làm 2-3 lần uống hết trong ngày.

II. Đơn thuốc trị đau nhức các khớp, đau mỏi mình mẩy và cảm phong thấp

Nguyên liệu:

  • Xuyên khung, Quế chi, Hương phụ chế mỗi loại 8g.
  • Hà thủ ô, Tang ký sinh, Bỉnh phong mỗi loại 12g.
  • Độc hoạt, Tần giao mỗi loại 10g.

Cách thực hiện: Cho tất cả vào ấm sắc cùng 1000ml nước. Sắc nhỏ lửa còn 200ml.

Sử dụng: Chia làm 2-3 lần uống hết trong ngày.

III. Cháo hành chữa đau nhức do phong thấp

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ 60g.
  • Hành 2 củ.
  • Bách chi 12-16g.

Cách thực hiện: Sắc phòng phong, sau đó sử dụng nước sắc để nấu cháo. Cháo chín đập hành cho vào.

Sử dụng: Ăn lúc nóng cho vã mồ hôi.

IV. Cháo Ý dĩ nhân, quế chi chữa viêm khớp dạng thấp

Nguyên liệu:

  • Phòng phong, Can khương và Quế chi mỗi loại 12g.
  • Ý dĩ nhân 30g.
  • Gạo 80g.

Cách thực hiện:

  • Ý dĩ nhân và gạo cho vào nấu cháo.
  • Cho 3 loại còn lại vào ấm sắc lấy nước.
  • Cháo chín, cho nước thuốc vào trộn đều, đun sôi.

Sử dụng: Ngày sử dụng 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều.

Phòng Phong chữa các chứng bệnh do gió

I. Đơn thuốc chữa thiên đầu thống

Nguyên liệu:

  • Bạch chỉ, Bỉnh phong mỗi loại 50g.
  • Mật ong 100ml.

Cách thực hiện: Tán thành bột mịn, chế với mật ong thành hoàn bằng đầu ngón tay cái.

Sử dụng: Ngày 2 lần mỗi lần ngậm 1 viên, dùng chung với nước trà xanh.

II. Đơn thuốc thanh nhiệt tả, hạ chữa sơ phong giải biểu

Nguyên liệu:

  • Kinh giới, Ma hoàng, Xuyên khung, Bạch thược, Hắc chi tử, Mang tiêu, Sơn hoa trà, Liên kiều, Bạc hà, Đương quy, Đại hoàng, Bạch truật mỗi loại 20g.
  • Hoạt thạch 120g.
  • Cát cánh, Thạch cao và Hoàng cầm mỗi loại 40g.
  • Cam thảo 80g.

Cách thực hiện:  Trộn đều, tán thành bột mịn. Cho vào lọ bảo quản.

Sử dụng: Ngày 2 lần, mỗi lần 6-8g uống cùng nước gừng hoặc sắc uống.

III. Đơn thuốc trị chứng ra mồ hôi

Nguyên liệu:

Cách thực hiện: Trộn đều tán thành bột mịn.

Sử dụng: Mối lần 10-12g uống vào buổi tối trước khi ngủ.

IV. Đơn thuốc trị ngoại cảm, phong hàn, có mồ hôi, phát sốt và sợ gió.

Nguyên liệu:

  • Cát cánh, Kinh giới và Phòng phong mỗi loại 12g.
  • Nước 600ml.

Cách thực hiện: Cho tất cả vào ấm, sắc nhỏ lửa còn 150ml. Để nguội.

Sử dụng: Chia làm 2 lần uống trong ngày.

V. Cháo kinh giới trị cảm sợ lạnh, đau đầu và sợ gió.

Nguyên liệu:

  • Phòng phong 12g.
  • Kinh giới 10g.
  • Gạo tẻ 80g.
  • Bạc hà 6g.
  • Đạm đậu xị 8g.

Cách thực hiện: Đem các loại dược liệu sắc lấy nước thuốc. Nước thuốc cho vào nấu cháo.

Sử dụng: Cho thêm đường, ăn hàng ngày đến khi khỏi.

Một số bài thuốc khác

I. Đơn thuốc trị xuất huyết tử cung

Nguyên liệu: Phòng phong 50g.

Cách thực hiện: Sao lên, sau đó tán mịn.

Sử dụng: Mỗi lần uống 6g cùng nước hồ (nước cơm) hòa thêm chút rượu.

II. Đơn thuốc trị chóng mặt, phong đờm, nôn mửa, khí uất, ăn uống không được

Nguyên liệu:

  • Nhân sâm, Vỏ quất, Phòng phong mỗi loại 80g.
  • Sinh khương 160g.
  • Phục thần, Bạch truật mỗi loại 120g.
  • Nước 2000ml.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả vào ấm, đun nhỏ lừa còn 500ml. Để nguội.

Sử dụng:

  • Chia 4 lần uống hết trong ngày.

Phòng Phong trong sản xuất Thuốc & TPCN

Ngày nay con người ngày càng coi trọng vấn đề sức khỏe của bản thân cùng gia đình. Nhu cầu sử dụng các loại thuốc và TPCN có thành phần từ thảo được thay thế cho các loại thuốc tây nhiều tác dụng phụ.

Nổi bật trong đó là dòng sản phẩm thuốc điều trị các vấn đề về xương khớp của Malaysia. Chẳng hạn như các loại thuốc xương khớp Malaysia đang được sử dụng rộng rãi và ưa chuộng tại Việt Nam.

thuốc xương khớp của malaysia
Các loại Thuốc xương khớp của Malaysia

Tác dụng phụ của Phòng Phong

Theo các tài liệu cổ Phòng Phong vị cay, ngọt, không độc, tính ôn. Vào 5 kinh bàng quang, can, phế, tỳ và vị. Là một vị thuốc bổ tương đối toàn diện.

Vì vậy vị thuốc này không có tác dụng phụ hoặc tác hại khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên các bạn không nên sử dụng quá 10g/ngày hoặc quá lạm dụng để tránh cơ thể xuất hiện những triệu trứng không mong muốn.

Lưu ý: Trước khi sử dụng kết hợp cùng các loại thuốc tây hoặc thuốc đặc trị khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Mua Phòng Phong ở đâu?

Như đã nói ở trên vị thuốc này hiện không trồng được tại Việt Nam mà đa phần là nhập từ bên Trung Quốc về. Vì vậy giá không ổn định. Các bạn có thể mua tại các tiệm thuốc Đông y, Nam dược hoặc các gian hàng trên Internet> Trên một số Webstie giá Phòng Phong khoảng 350,000-600,000đ/Kg.

“Bài viết được tham khảo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi & Internet”


Bài viết liên quan:

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366