Đẳng Sâm hay Đảng Sâm còn được gọi là “Nhân Sâm của người nghèo”. Đẳng Sâm vị ngọt, tính bình vào 2 kinh phế, tỳ có tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân, chỉ khát. Dùng chữa tỳ hư, ăn không tiêu, chân tay mệt mỏi, phế hư sinh ho, phiền khát. Công dụng tương đương nhân sâm nhưng hơi thiên về bổ trung. Thường được sử dụng thay thế Nhâm Sâm trong điều trị các bệnh thiếu máu, da vàng, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận, nước tiểu có anbumin, chân phù đau.
Theo các tài liệu Đẳng Sâm có:
Tên khoa học: Codonopsis sp.
Tên thường gọi: Đảng sâm, phòng đảng sâm, lộ đảng sâm, xuyên đảng sâm, lộ đảng sâm, rầy cáy, mầm cáy, lầy cáy.
Thuộc Họ: Hoa chuông Campanulaceae.
Cây Đẳng Sâm
Hình dạng, kích thước Đẳng Sâm
Đẳng sâm là một cây cỏ sống lâu năm. Rễ hình trụ, dài, đường kính từ 1-1,7cm. Đầu rễ phát triển to, trên có nhiều vết sẹo của thân cũ, phía dưới phân nhánh, mặt ngoài màu vàng nhạt, trên có các vết nhăn dọc và ngang. Thân mọc bò hoặc leo, phân nhánh nhiều, phía dưới có lông, phía ngon nhẵn, lá mọc đối, so le nhiều khi lại mọc vòng.
Cuống lá dài 0,5-4cm, phiến lá hình tim hoặc trứng dài 1-7cm, rộng 0,8-5,5cm. Đầu tù hoặc nhọn, đáy là hình tim mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, có răng cưa. Mặt trên lá màu xanh nhạt, mặt dưới trắng.
Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Có 5 lá dài, tràng hoa hình chuông, màu vàng nhạt chia 5 thùy,5 nhị, bầu có 5 ngăn. Quả nang, phía trên có 1 núm nhỏ hình nón, khi quả chín có màu tím đỏ. Mùa hoa nở vào tháng 7-8, tháng 9-10 là mùa quả.
Đẳng Sâm phân bố ở đâu?
Đẳng sâm ưa những nơi đất cát có nhiều mùn. Là cây ưa bóng nên có thể trồng sen dưới bóng cây ăn quả hoặc cây nông nghiệp ngắn ngày như ngô, đậu tương…
Hiện nay việc tìm các vùng phát triển của Đảng sâm vẫn đang được tiến hành. Song song với việc khai thác nguồn Đảng sâm từ thiên nhiên.
Chúng ta còn tiến hành trồng mới tập trung tại các trang trại, hộ dân cư khắp các tỉnh miền núi phía bắc tây nguyên như: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng…
Thu hái, chế biến
Thời gian bắt đầu gieo hạt vào tháng 3-5 hoặc 9-10 tùy thuộc vào từng vùng. Hạt dùng để gieo được thu từ cây 3-5 tuổi trở nên.
Thông thường thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch rễ từ 5-10 năm. Tuổi thọ cây càng cao thì càng giá trị.
Sau khi thu hoạch về rễ cây được rửa sạch, phân loại theo kích thước. Sau đó xâu vào giây treo lên phơi. Đến nửa chừng sẽ dùng tay hoặc thanh gỗ lăn cho sâm mềm, khiến sâm và vỏ chính chặt nhau. Quy trình này sẽ thực hiện 3-4 lần. Cuối cùng phơi hoặc sấy cho thật khô rồi bảo quản.
Thành phần hóa học Đẳng Sâm
Theo các tác giả Đẳng Sâm gồm những thành phần hóa học sau:
- Trong rễ Đảng sâm có: Sucrose, Glucose,Inulin, Alcaloid, Scutellarein Glucoside (Trung Dược Học).
- Furctose, Inulin (Thái Định Quốc, Trung Thaoe Dược 1982, 13 (10): 442).
- CP1, CP2, CP3, CP4 (Trương Tư Cự, Trung Thảo Dược 1987, 18 (3): 98).
- Glucose, Galactose, Arabinose, Mannose, Xylose, Rhamnose, Syringin, N-Hexyl b-D-Glucopyranoside, Ethyl a-D-Fructofuranóide (Wan Zhengtao và cộng sự, Sinh Dược Hcj Tạp Chí [Nhật Bản] 1988, 42 (4): 339).
- Tangshenoside I(Hàn Quế Nhự, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1990, 15 (2): 105).
- Choline(Quách Ác Kiện, Bắc Kinh Trung Y Học Viện Học Báo 1988, 11 (4): 43)
Tác dụng dược lý Đẳng Sâm
Từ những năm 30 của thế kỷ trước các nhà khoa học Trung Quốc Đã nghiên cứu tác dụng dược lý của Đẳng Sâm trên chó và thỏ. Khi sử dụng dung dịch 20% Đẳng Sâm. Một loại dung dịch chưa lên men, 1 loại dung dịch sau khi lên men và thuốc uống từ Đẳng sâm. Cho những kết quả sau:
1.Ảnh hưởng tới đường huyết
Kết quả thử nghiệm cho thấy các dung dịch, thuốc uống từ Đẳng sâm không có tác dụng ức chế được cao đường huyết do nguồn gốc thần kinh. Tuy nhiên khi tiêm dung dịch Đẳng sâm không qua lên men cho thấy có tác dụng tăng đường huyết.
2.Ảnh hưởng đối với huyết cầu
Khi tiêm dưới da hoặc sử dụng thuốc chế từ Đẳng Sâm hàng ngày cho kết quả: Lượng hồng cầu tăng lên, bạch cầu giảm xuống.
3.Ảnh hưởng đối với huyết áp
Kết quả thực nghiệm cho thấy khi tiêm dung dịch Đẳng sâm cho tác dụng hạ huyết áp. Đặc biệt với trường hợp tăng huyết áp do sử dụng Adrenalin. Khi sử dụng lượng lớn Adrenalin thì dung dịch Đẳng Sâm không có khả năng ức chế quá mạnh mẽ. Ngược lại khi sử dụng Adrenalin với liều lượng nhỏ hơn sẽ cho tác dụng ức chế mạnh mẽ.
Công dụng Đẳng Sâm
Đẳng sâm có tác dụng rất lớn trong việc điều hóa máu và hệ thống tạo máu. Theo Trung Dược Học, nước sắc rễ đẳng sâm làm tăng lượng hồng cầu, giảm bạch cầu. Đối với những người mắc bệnh máu khó đông nên kiên trì sử dụng đẳng sâm sẽ rất tốt.
Đẳng sâm có thể dùng thay thế nhâm sâm. Phàm là những đơn thuốc có nhâm sâm đều có thể thay thế bằng Đảng sâm.
Đẳng Sâm làm thuốc
Các bài thuốc có thành phần Đẳng sâm rất đa dạng với nhiều công dụng khác nhau, chúng mình đã tìm hiểu và tổng hợp được một số đơn thuốc như sau:
I. Đơn thuốc thanh phế kim, bổ nguyên khí, khai thanh âm, tráng gân cơ
Nguyên liệu:
- Đẳng sâm 640g, Sa sâm 320g, Quế viên nhục 160g.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cho tất cả vào ấm với nước, đun nhỏ lửa, cạn nước lại thêm cho đến khi thành cao.
Cách sử dụng:
- Ngày 2 lần, mỗi lần từ 2-3g cao thuốc. Sử dụng 15-20 ngày.
II. Đơn thuốc trị tiêu chảy, lỵ, khí hư, thoát giang
Nguyên liệu:
- Đẳng sâm (sao với gạo) 8g, Chích kỳ, Bạch truật, Nhục khấu tương, Phục linh đều 6g, Sơn dược (sao) 8g,Thăng ma (nướng mật) 2,4g, Chích thảo 2,8g, Gừng (can khương) 3 lát.
- Nước 1000ml.
Cách thực hiện:
- Cho tất cả vào ấm sắc thuốc, đun nhỏ lửa còn 200ml. Để nguội.
Sử dụng:
- Chia 2-3 lần uống hết trong ngày. Thời gian 1 tuần liền.
III. Đơn thuốc trị phế quản viêm mạn, lao phổi
Nguyên liệu:
- Đẳng sâm 12g, Tang diệp 12g, Thạch cao (sắc trước) 12g, Mạch môn 12g, A giao 8g, Hồ ma nhân 6g, Hạnh nhân 6g, Tỳ bà diệp (nướng mật) 6g.
- Nước 600ml.
Cách thực hiện:
- Cho vào ấm sắc, sắc nhỏ lửa còn 150ml.
Sử dụng:
- Ngày 2 lần uống trước ăn, 7-10 ngày liên tục.
IV. Đơn thuốc trị thần kinh suy nhược
Nguyên liệu:
- Đẳng sâm, Mạch môn mỗi loại 12g. Ngũ vị tử 8g.
- Nước 500ml.
Thực hiện:
- Cho vào ấm sắc nhỏ lửa còn 100ml.
Sử dụng:
- Ngày uống 1 lần vào buổi tối. Uống liên tục 10 ngày.
V. Đơn thuốc trị huyết áp thấp
Nguyên liệu:
- Đẳng sâm 16g, Hoàng tinh 12g, Nhục quế 10g, Cam thảo 6g, Đại táo 10 quả.
- Nước 600ml.
Thực hiện:
- Cho vào ấm sắc thuốc, đun nhỏ lửa còn 150ml.
Sử dụng:
- Ngày uống 1 lần, sử dụng liên tục 15-30 ngày liền.
VI. Đơn thuốc bổ trung ích khí thang
Nguyên liệu:
- Hoàng kỳ 20g, Chích thảo 4g, Thăng ma 4-6g, Đẳng sâm 12-16g, Đương quy 12g, Sài hồ 6-10g, Bạch truật 12g, Trần bì 4-6g.
- Nước 1000ml.
Cách thực hiện:
- Cho vào ấm sắc nhỏ lửa còn 200ml.
Sử dụng:
- Chia 2-3 lần uống hết trong ngày. Uống theo liệu trình 1 tuần.
VII. Đơn thuốc chữa bệnh ho, lao mới nhiễm
Nguyên liệu:
- Đẳng sâm 16g, Hoài sơn 15g, Ý nhĩ nhân 10g, Mạch môn 10g, Cam thảo 3g, Hạnh nhân 10g, Khoản đông hao 10g, Xa tiền tử 10g.
- Nước 600ml.
Cách thực hiện:
- Sắc nhỏ lửa còn 200ml.
Sử dụng:
- Chia 3 lần uống hết trong ngày. Dùng liên tục 8-12 ngày.
VIII. Đơn thuốc sâm linh bạch truật tán
Nguyên liệu:
- Đảng sâm 12g, Bạch linh 12g, Bạch truật 12g, Chích cam thảo 12g, Hoài sơn 12g, Bạch biển đậu 10-12g, Liên nhục 10-12g, Ý dĩ 10-12g, Cát cánh 6-8g, Sa nhân 6-8g.
- Nước 1000ml.
Cách thực hiện:
- Sắc nhỏ lửa còn 300ml.
Sử dụng:
- Chia 3 lần uống hết trong ngày. Sử dụng liên tục 7-10 ngày.
Đẳng Sâm ngâm rượu
Đẳng sâm dùng để ngâm rượu là một thức uống ưa thích và bổ dưỡng cho sức khỏe.
Rượu đẳng sâm có thể ngâm dưới nhiều hình thức: Đẳng sâm tươi, cắt lát hoặc khô tùy điều kiện.
Thông thường thời gian ngâm sẽ từ 30-50 ngày đối với củ tươi trong khi ngâm củ khô chỉ khoảng 30 ngày là có thể sử dụng.
Liều dùng: Sử dụng ngày 1-2 lần mỗi lần 20ml trong bữa ăn.
Những điều cần biết khi sử dụng Đẳng Sâm
Mặc dù là một vị thuốc bổ dưỡng, tuy nhiên bạn cần lưu ý những vấn đề sau khi lựa chọn sử dụng Đẳng Sâm:
- Không nên sử dụng quá liều lượng (lớn hơn 63g) 1 lần hoặc quá nhiều trong thời gian dài. Sẽ ảnh hưởng tới nhịp độ của tim.
- Người bị khí trệ, hỏa vương, phẫn nộ không được sử dụng.
- Người bị cót hực tà cấm.
- ….
Đẳng sâm không có tác dụng phụ, tuy nhiên khi dùng cảm thấy sự thay đổi của cơ thể hoặc bạn đang sử dụng các loại thuốc tây tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Đẳng Sâm sản xuất Thuốc & TPCN
Đẳng sâm được sử dụng làm thành phần của một số sản phẩm dưới đây:
Viên Uống Bổ Trung Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội
Viên Uống Bổ Trung bao gồm các thành phần: Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Cam thảo, Chỉ thực, Ích mẫu, Đương quy, Thăng ma, Sài hồ bắc.
Công dụng: bổ trung ích khí, bổ tỳ vị, thăng dương cố biểu. Chữa sa dạ dày, sa tử cung, chống táo bón. Dự phòng sự tái phát của bệnh trĩ.
Bổ trung hiện là sản phẩm nằm trong liệu trình điều trị bệnh trĩ nổi tiếng của Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội. Đây là liệu trình điều trị bệnh trĩ với 3 sản phẩm: Viên Uống Bổ Trung, Thuốc Bôi Mỡ Sinh Cơ và Bột Ngâm Trĩ được tìm kiếm rất nhiều trên Internet.
Viên Uống Bổ Tâm Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội
Nhắc đến việc ứng dụng dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Viện Y Học Cổ Truyền tự hào là đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực này với rất nhiều sản phẩm ưu việt.
Viên Uống Bổ Tâm là một trong những sản phẩm hàng đầu. Với công thức ưu việt bao gồm nhiều dược liệu quý hiếm: Đẳng sâm, Sinh địa, Liễn chi, Lá tử nhân, Thục linh, Táo nhân, Đan sâm, Mạch môn, Huyền sâm, Thiên môn, Đương quy, Ngũ vị tứ, Cát cánh.
Công dụng: Bồi bổ, Tăng cường sức khỏe tim; Giãn mạch máu, Tăng lưu thông máu huyết; Chữa các bệnh tim yếu, đập chậm; Bệnh tim hồi hộp; Giúp an giấc ngủ ngon; Di mộng tinh.
Ngoài ra còn rất nhiều sản phẩm ứng dụng Đẳng Sâm trong thành phần. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật…
Mua Đẳng Sâm ở đâu?
Đẳng Sâm là vị thuốc bồi bổ cơ thể tác dụng tương đương và thay thế Nhân Sâm trong nhiều bài thuốc. Giá thành hợp với túi tiền đa số mọi người. Chính vì vậy Đảng sâm được săn tìm rất nhiều. Cung luôn không đủ cầu.
Hiện nay có rất nhiều gian hàng kinh doanh mặt hàng Đẳng Sâm, từ các cửa hàng dược liệu. Thuốc nam chính thống đến các gian hàng trên Internet. Các bạn có thể tìm mua Đảng Sâm hoặc các loại dược liệu khác tại những cửa hàng này.
Trên thị trường Đảng sâm có giá khá cao, vào khoảng 380.000đ-400.000đ/kg.
“Bài viết được tham khảo tài liệu Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi & Internet”
Tin tức liên quan: