Bạch Truật là một vị thuốc trong nhóm điều trị các bệnh về tiêu hóa. Vì sao bạch truật lại được đánh giá cao như vậy? Các bạn hãy cùng Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT tìm hiểu về vị thuốc quý này để làm rõ nhé.
Giới thiệu chung về Bạch Truật
Tên gọi khác: Ư truật, Đông truật, Triết truật.
Tên khoa học: Atractylodes Macrocephala Koidz.
Thuộc họ: Cúc Compositae
Một số đặc điểm về Bạch Truật
Bạch Truật là một loài thực vật lâu niên, cao khoảng 80cm. Rễ phát triển thành củ to, mẫm. Lá mọc so le, phần dưới thân có cuống dài, phiến lá chia thành 3 thùy rõ rệt.
Lá dai, cắt sâu hình dạng tương tự lá riêng, lá phần ngọn không chia thùy, cuống ngắn. Phần mép lá có răng cưa đều và nhọn. Hoa có cụm hình đầu, lớn, tổng bao hình chuông. Phiến tổng bao gồm 7 lớp xếp dạng ngói lợp. Tràng hoa hình ống, phía dưới màu trắng, phía trên màu tím đỏ. Bầu nhụy phủ lông trắng, đỉnh nhụy có một chùm lông dài mượt.
Nguồn phân bố cây Bạch Truật
Cây bạch truật có nguồn gốc từ vùng Triết Giang, Hồ Nam Trung Quốc. Hiện nay giống dược liệu này đã được di thực và trồng nhiều nơi tại Việt Nam.
Cây có sức sống mạnh mẽ nên khả năng thích nghi tốt khi sinh trưởng cả ở những vùng địa hình khác nhau.
Thu hoạch chế biến Cây Bạch Truật
Tùy thuộc vào vị trí trồng mà thời gian thu hoạch khác nhau. Ở vùng núi cao thời gian sinh trưởng của cây bị kéo dài, nên thường được nhân giống và giữ giống.
Tại vùng đồng bằng thời gian sinh trưởng của cây được rút ngắn xuống còn 1/3 thời gian. Vì vậy việc thu hoạch thân và củ chủ yếu tại vùng đồng bằng.
Người ta sẽ thu hoạch vào tháng 10 âm lịch (lá ở gốc bắt đầu úa vàng thì thu hoạch). Rễ, củ sau khi thu hoạch được rửa sạch, cắt bỏ rễ con rồi sấy khô ta thu được hồng truật hay bạch truật. Nếu để nguyên không cắt bỏ rễ sấy ta sẽ thu được sinh sái truật hay đông truật.
Ngoài ra còn có thể thu được bằng cách sao cùng hoàng thổ. Sao cùng cám gạo hoặc sao không đến khi bạch truật có màu vàng đen.
Thành phần hóa học có trong Bạch Truật
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong Bạch Truật có tinh dầu chiếm tỉ lệ 1,4%. Các thành phần hóa học khác chưa được làm rõ.
Một số tài liệu chỉ ra rằng trong Bạch Truật có: Vitamin A, Atractylola C15H16O và Atractylon C14H18O.
Công dụng của Bạch Truật
Tác dụng dược lý của Bạch Truật dựa vào cơ chế tác động của các thành phần. Các nghiên cứu cho thấy:
- Tinh dầu Bạch Truật: có khả năng trấn tĩnh, xúc tiến cơ năng phản xạ của tủy sống. Do tác dụng ức chế trung khu thần kinh rất mạnh. Vì vậy rất nguy hiểm khi sử dụng quá nhiều.
- Atractylola và Atractylon: 2 thành phần hóa học này trong bạch truật có tác dụng hạ đường huyết, ức chế nhịp đập của tim. Khi tiêm tĩnh mạch với liều lượng 0,1-0,3g cho 1 kg thể trọng sẽ làm huyết áp tăng cao. Liều lượng 0,5-2 g cho 1 kg thể trọng thì lại làm huyết áp giảm thấp. Tuy nhiên sẽ gây tác dụng phụ là hô hấp tăng nhanh. Ngoài ra còn có tác dụng ức chế tá tràng.
Ứng dụng của Bạch Truật
Hiện nay, Bạch Truật được ứng dụng làm vị thuốc trong các bài thuốc Đông Y và dược liệu cho ngành sản xuất dược phẩm.
Các bài thuốc về Bạch Truật
Theo Đông Y Bạch Truật là một vị thuốc bổ bồi dưỡng. Chủ yếu được sử dụng để bổ tì, kiện vị, hóa thấp, đi ngoài, chữa sốt, an thai, bổ máu dùng cho các trường hợp sốt, ra mồ hôi, phù thũng và viêm ruột mãn tính.
Ngoài ra theo các tài liệu cổ vị thuốc này có vị ngọt, đắng, tính ôn có tác dụng kiện vị, hòa trung, táo thấp, hóa đờm, lợi tiểu, làm hết mồ hôi, an thai. Được sử dụng chữa tỳ hư trướng mãn, phiền muộn, tiết tả, thủy phũng, đàm ẩm, ra mồ hôi trộm và thai khí không yên.
Liều dùng: Theo khuyến cáo ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc. Không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây nguy hiểm và những tác dụng không mong muốn.
Ứng dụng trong ngành sản xuất dược phẩm
Bạch Truật đã được sử dụng rộng rãi trong sản xuất sản phẩm, thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe. Với các sản phẩm nổi bật trong các vấn đề: hỗ trợ tiêu hóa, điều trị bệnh trĩ và hỗ trợ bệnh tiểu đường.
Một số sản phẩm nổi tiếng:
Bổ Trung Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội
Bổ Trung là 1 sản phẩm nằm trong liệu trình trị bệnh trĩ nổi tiếng của Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội.
Với cách thành phần: Hoàng kỳ, Bạch truật, Cam thảo, Chỉ thực, Ích mẫu, Đẳng sâm, Đương quy, Thăng ma, Sài hồ bắc.
Bổ Trung có tác dụng:
- Bổ trung, ích khí, bổ tỳ vị, thăng dương cổ biểu.
- Chữa dạ dày, sa tử cung, chống táo bón, dự phòng tái phát của bệnh trĩ.

Nano Curcumin HP
Nano Curcumin HP là sản phẩm bảo vệ sức khỏe được Học Viện Quân Y nghiên cứu và sản xuất.
Các thành phần trong Nano Curcumin HP:
- Nano Curcumin: 300 mg
- Cao Bạch Truật: 50 mg
- Cao Hoài Sơn: 50 mg
- Immunepath IP: 50 mg
- Cao Khương Hoàng: 40 mg
- Ô Tặc Cốt: 20 mg
- Cao Trần Bì: 10 mg
- Cao Hương Phụ: 10 mg
Nano Curcumin HP Học Viện Quân Y có công dụng: hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng. Giảm đau nhanh chóng, hạn chế các triệu chứng đầy hơi ợ chua do bệnh dạ dày gây ra.
Thanh Đường Gamosa
Thanh Đường Gamosa là sản phẩm của Học Viện Quân Y sản xuất dành cho người bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
Các thành phần trong thanh đường Gamosa gồm: Bạch Truật, Dây Thìa Canh, Mướp Đắng, Cỏ Ngọt, Giảo Cổ Lam, Thiên Hoa Phấn.
Công dụng: hỗ trợ giảm đường huyết, giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Vị Thuốc Bạch Truật Giá Bao Nhiêu?
Dạo qua các chợ dược liệu, các Website chuyên về dược liệu thì Bạch Truật đang được bán với giá trên dưới 380.000đ/kg thành phẩm.
Khi mua hàng, bạn lưu ý lựa chọn các đơn vị bán hàng uy tín và yêu cầu được kiểm tra trước khi thanh toán.
Hi vọng bài viết này giúp bạn có được những thông tin bổ ích về vị thuốc này.
“Bài viết được tham khảo tài liệu Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi & Internet”
Tin tức liên quan:
-
Vị Thuốc Hoắc Hương | Tác dụng dược lý & ứng dụng làm dược phẩm
-
Khổ Qua Rừng (Mướp Đắng Rừng) | Thanh nhiệt, giải độc & tiểu đường