Cam Thảo | Công dụng & ứng dụng trong nền công nghiệp Dược phẩm

Hình ảnh Cam Thảo đã chế biến

Cam Thảo là cây cỏ ngọt, là một vị thuốc rất thông dụng trong Đông Y và Tây Y. Cam thảo có vị ngọt, tính bình, vào 12 đường kinh. Có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc khác. Bài viết này hãy cùng Sức khỏe mối ngày cùng HCT đi tìm hiểu thềm về vị thuốc này nhé.

Một số thông tin về cam thảo:

  • Tên khoa học: Clycyrrhiza Uralensis Fish và Glycyrrhiza Glabra L.
  • Tên gọi khác: Cam thảo bắc, Cam thảo dây, Cam thảo nam, Sinh cam thảo, Cam thảo đất, Quốc lão…
  • Thuộc họ: Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Cây Cam Thảo

Hiện nay có tới 3 loại cam thảo thường được ứng dụng là: cam thảo bắc, cam thảo nam và cam thảo dây.

Hình ảnh lá cây cam thảo
Lá và hoa cây Cam Thảo Bắc

Cam Thảo Bắc

Cam thảo bắc là loài thực vật sống lâu năm, thân cao khoảng 1-1,5 m. Toàn thân cây có lông nhỏ, lá kép lông chim lẻ, lá chét, hình trứng, đầu nhọn mép nguyên dài 2-5,5 cm, rộng 1,3-3 cm.

Vào mùa hạ và mùa thu hoa nở màu tím nhạt, hình cánh bướm 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm. Có màu nâu đen, mặt quả nhiều lông, chứa 2-8 hạt nhỏ. Mùa ra hoa của cây từ tháng 6-7, màu quả vào tháng 7-9.

Hình ảnh lá và quả cây cam thảo
Quả Cây Cam Thảo Bắc

Cam Thảo Nam

Cam thảo nam là loài cây nhỏ, phần trên mặt đất cao 0,4-0,7 m. Mọc thẳng đứng, thân già hóa gỗ ở gốc, thân non có nhiều khía dọc.

Lá mọc đối hoặc vòng 3, dài 3-5 cm, rộng 1,3-3 cm. Phiến lá nguyên, hẹp phần góc, mép lá có răng cưa. Gân lá hình chim.

Hóa nhỏ, màu trắng, mọc riêng hay từng đôi ở kẽ lá. Quả nhỏ, màu nâu đen, có nhụy thò ra 1-2 mm ở đỉnh quả. Nằm ở kẽ lá. Rễ nhỏ, màu đỏ nhạt, với nhiều rễ phụ. Toàn cây có mùi hương, vị đắng và hơi ngọt.

Hình ảnh Cây Cam Thảo Nam
Cây Cam Thảo Nam

Cây Cam Thảo Dây

Cam thảo dây là loài thực vật dây leo, mọc bò dưới mặt đất hoặc bám vào các cành lá cây khác. Thân, cành nhỏ gầy, nhiều xơ.

Lá kép, hình lông chim, độ dài phiến lá 8-10 cm. Có từ 8-20 lá chét. Phiến lá hình bầu dục dài 10-15 mm, rộng 3-5mm. Hoa màu tím nhạt, mọc thành chùm ở các kẽ lá đầu cành, hình bướm.

Quả thon, mặt có lông ngắn, dài 5-7 cm, rộng 10-15 mm. Bên trong chứa 2-7 hạt, hạt hình trứng có 2 màu đen và đỏ đặc trưng, vỏ cứng, sáng bóng.

Hình ảnh cây cam thảo dây
Cây Cam Thảo Dây

Phân bố

Cam Thảo Bắc phân bố rộng rãi tại: Trung Quốc, Nga… Đây là loài cây mọc hoang có sức sống mãnh liệt. Chỉ cần một mẩu cây nhỏ là có thể mọc thành bụi và lan ra mãi. Khu vực sinh trưởng ưa thích của loài cây này là những nơi đất khô, giàu canxi, đất cát.

Cây Cam Thảo Bắc du nhập vào Việt Nam từ những năm 1958. Cây sinh trưởng khỏe vào mùa xuân, hạ, thu và úa tàn vào mùa đông. Sang năm sau cây lại phát triển, mọc tốt. Hoạt chất chứa trong thân, rễ tăng dần qua các năm. Tuy nhiên cây trồng ở Việt Nam khó ra hoa, quả hơn. Hiện nay nguồn Cam Thảo Bắc ở Việt Nam chủ yếu được nhập từ Trung Quốc.

Trong khi đó cây Cam Thảo Nam và Cam Thảo Dây là 2 loài cây mọc hoang phổ biến tại Việt Nam. Đây cũng là loài cây tương đối phổ biến tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ.

Thu hoạch, chế biến 

Cam Thảo Bắc là loại cây lâu niên, các hoạt chất tích lũy dần vào thân và rễ sau các năm phát triển. Cây càng lâu năm thì càng giá trị. Thông thường cây sẽ được thu hoạch sau 4-5 năm nuôi dưỡng.

Có 2 mùa thu hoạch chính là mùa xuân và mùa thu đông. Tuy nhiên thu hoạch vào mùa thu đông sẽ cho chất lượng tốt hơn. Tại vì mùa thu đông cây sẽ tích trữ đủ chất dinh dưỡng và tiến vào giai đoạn ngủ đông. Các chất này sẽ được bảo toàn và có nồng độ cao nhất. Sang xuân cây bắt đầu sinh trưởng trở lại, lúc này các dưỡng chất trở thành nguồn sống nuôi dưỡng cho lá, chồi mới. Vì vậy chất lượng sẽ giảm sút.

Sau khi đào rễ, người ta xếp thành đống cho hơi lên men. Quá trình này sẽ khiến rễ lên màu vàng sẫm, đẹp mắt và được ưa chuộng hơn. Sau đó tiến hành cắt lát mỏng và sấy khô.

Bộ phận sử dụng:

  • Cam Thảo Bắc: Thân và rễ.
  • Cam Thảo Nam: Thân và toàn bộ rễ.
  • Cam Thảo Dây: Tất cả các bộ phận lá, hạt, thân, rễ.

Thành Phần Hóa Học 

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, tỉ lệ các thành phần trong thảo dược như sau:

  • Glucoza 3-8%
  • Sacaroza 2,4-6,5%
  • Tinh bột 25-30%
  • Tinh dầu 0,3-0,35%
  • Asparagin 2-4%
  • Vitamin C 11-30mg
  • Các chất khác.

Bên cạnh đó thành phần quan trong nhất, tạo nên công dụng nổi bật đó là Glyxyridin (glycyrrhizin) với tỉ lệ 6-23%. Tỉ lệ hợp chất này sẽ tăng dần theo tuổi đời của cây.

Tác Dụng Dược Lý

Trong Tây y thì thảo dược chỉ được sử dụng như một loại thuốc phụ trợ trong các phương thuốc. Trái lại trong Đông y thì đây là loại dược liệu được sử dụng hầu hết trong các bài thuốc.

Hình ảnh vị thuốc cam thảo
Cam thảo làm thuốc

Do vậy nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng của dược liệu này đã được tiến hành. Một số tác dụng đã được tìm ra như:

  • Tác dụng giải độc rất mạnh với nhiều loại độc tố: bạch cầu, chất độc của cá , lợn, rắn, uốn ván, các hiện tượng choáng. Ngoài ra còn các chất độc hóa học khác như: cocain clohydrat, physistigmin, axetyl-cholin, pilocacspin và yohimbin.
  • Tác dụng như coctison: Có khả năng làm lành các vết loét trong bộ tiêu hóa. Tuy nhiên khoảng 20% người được điều trị cho những tác dụng phụ sau: hiện tượng thủy phũng ở mặt, sau toàn thân, nhức đầu, khó thở khi lao động nặng nhọc và một vài trường hợp thấy đau phía trên bụng.
  • Tác dụng với dịch vị dạ dày: giảm dịch vị dạ dày một cách trực tiếp sau khi sử dụng.
  • Tác dụng khác: tiêu giật (spasmolytique) đối với cơ trơn ống tiêu hóa, tác dụng nội tiết tố dục tính, lợi tiểu, tiêu viêm, chữa táo bón.

Ứng dụng Cam Thảo trong thực tiễn

Theo các tài liệu từ xa xưa: cây có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ tỳ vị, nhuân phế, thanh nhiệt giải độc điều hòa các vị thuốc.

Người ta còn phát hiện được rất có lợi khi sử dụng sống trực tiếp đó là khả năng chữa đau họng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

Hình ảnh công dụng cam thảo
Trà Cam Thảo thanh nhiệt giải độc

Các bài thuốc Đông Y và Dân gian

Đơn thuốc điều trị viêm loét dạ dày

Nguyên liệu: Cam Thảo 500g.

Cách thực hiện: Cho dược liệu vào 2 lít nước, đun nhỏ lửa cho đến khi cạn nước. Tiếp tục thêm nước vào đun, lặp lại quá trình này từ 5-7 lần. Lần cuối vớt bỏ cái, đun nhỏ lửa cô dung dịch nước thuốc thành cao. Cao thuốc sền sệt là được.

Sử dụng: Ngày sử dụng 4 lần, mỗi lần 15ml cao lỏng. Pha vào nước nóng để uống. Sử dụng liên tục 5-7 ngày.

Đơn thuốc trị trẻ em cấm khẩu

Nguyên liệu: Cam thảo bắc 10g.

Cách thực hiện: Cho vào ấm sắc thuốc cùng 100ml. Đun nhỏ lửa còn 40ml.

Sử dụng: Cho trẻ uống, đợi trẻ nôn hết đàm nhớt ra thì nhỏ vào miệng con 1 chút sữa.

Đơn thuốc trị ho lao, ho lâu ngày

Nguyên liệu: Cam thảo 12g.

Cách thực hiện: Mang đi nướng sơ rồi tán thành bột mịn.

Sử dụng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 g hòa tan với nước ấm. Sử dụng liên tục 7-10 ngày.

Đơn thuốc chữa khó thở, tâm phế suy nhược

Nguyên liệu: Cam thảo 12g, Nhị sâm 8g, Đương quy 10g.

Cách thực hiện: trộn đều, tán thành bột.

Sử dụng: Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 4g hòa tan cùng nước ấm. Sử dụng 7-10 ngày liên tục.

Ứng dụng trong sản xuất Dược Phẩm và Thực Phẩm Chức Năng

Cam Thảo cũng được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp Dược Phẩm và Thực Phẩm Chức Năng. Thảo dược này được ứng dụng hỗ trợ nhiều bệnh lý.

Các sản phẩm hỗ trợ về tiêu hóa như:

Các loại thuốc dạ dày nano curcumin của Học Viện Quân Y
Các loại thuốc dạ dày nano curcumin của Học Viện Quân Y

Các sản phẩm hỗ trợ về xương khớp như: thuốc xương khớp Malaysia. Đây là các sản phẩm được ưa chuộng hỗ trợ các bệnh xương khớp tại Việt Nam.

thuốc xương khớp của malaysia
Các loại Thuốc xương khớp của Malaysia

Các sản phẩm hỗ trợ bệnh trĩ như Bổ Trung của Viện Y Học Cổ Truyền Quân đội.

Nhóm Hoạt Huyết An Thần như: thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon.

Top 10 Thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon
Các loại thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon

Có thể thấy thảo dược được ứng dụng sản xuất là rất nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe. Ngoài những bài thuốc đông y thì người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm thuốc và TPCN để hỗ trợ cải thiện sức khỏe hiệu quả hơn.

Những điều cần biết khi sử dụng Cam Thảo

Ngoài sử dụng trong các bài thuốc có thể sử dụng dược liệu trực tiếp hàng ngày. Chẳng hạn như sắc uống, nhai trực tiếp, cao lỏng hoặc các sản phẩm chiết suất.

Liều dùng: từ 4-80g/ngày tùy thể trạng.

Một số tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều cùng 1 lúc:

  • Giảm nống độ Kali trong cơ thể.
  • Suy tim sung huyết.
  • Nhịp tim bất thường.
  • Xuất hiện hội chứng co giật.

Không nên sử dụng khi:

  • Mang thai: có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ, tác động xấu tới nhận thức sau này của trẻ. Ngoài ra có nguy cơ gây sinh non.
  • Người bị lợi tiểu trừ thấp, bụng đầy hơi hoặc phù trướng,…
  • Người bị thiếu Kali.
  • Người đang sử dụng các loại thuốc có tương tác với thảo dược.
  • Người dị ứng với cách thành phần của dược liệu

Mua Cam Thảo Ở Đâu? Giá Bao Nhiêu?

Bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng thuốc nam, thuốc đông y, thuốc bắc. Cùng với đó là các cửa hàng dược liệu. Dạo qua các chợ thuốc, chợ dược liệu, các website trên Internet thì dược liệu này được bán với giá dao động từ 200.000-400.000đ/kg.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, HCT không đưa ra bất kỳ chỉ dẫn nào đối với vị thuốc này.

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Website!

“Bài viết được tham khảo tài liệu Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi & Internet”


Tin tức liên quan:

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366