Nhung Hươu – Lộc Nhung | Là 1 trong 4 vị thuốc bổ trong Đông Y

nhung hươu, lộc nhung

Lộc Nhung còn có tên gọi là Nhung Hươu hay Nhung Nai. Tên khoa học là Cornu Cervi Parvum. Theo cuốn “những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi, Lộc Nhung là sừng non của con hươu hoặc con nai. Lộc là Hươu, Mê là Nai còn Nhung là sừng. Bốn vị thuốc bổ đứng đầu trong ngành đông y được biết đến nổi tiếng là sâm, nhung, quế phụ.

lộc nhung. nhung hươu

Nguồn và cách chế biến Lộc Nhung

Phân bổ nguồn Lộc Nhung

Lộc Nhung lấy từ các hươu nai tự nhiên, săn bắn được là quý nhất. Tuy nhiên, nguồn dược liệu này không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Vì vậy, người ta thường nuôi hươu nai để lấy nhung (sừng).

Động vật hươu và nai chỉ có con đực mới có sừng. Chúng bắt đầu có sừng từ tuổi thứ 2 trở đi. Thông thường thì từ tuổi thứ 3 trở đi mới thu hoạch. Mùa thu hoạch của nhung hươu vào tháng 2-3, còn nhung nai vào tháng 4-8.

Ở Việt Nam thì việc nuôi hươu nai chưa được phổ biến. Một số nơi nuôi hươu nai ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Nuôi con đực cho Nhung còn con cái mỗi năm đẻ một lứa. Điều kiện nuôi hươu nai chưa được tự nhiên nên người Việt vẫn có thiên hướng quý Lộc Nhung từ săn bắn hơn. Một cặp Lộc Nhung săn bắn có giá đắt hơn gấp 2-3 lần loại nuôi.

Chế biến Nhung Hươu

Nhung Hươu cắt được cần chế biến ngay vì nhiều máu, để lâu có thể bị hỏng. Nếu chế biến không đúng cách như sấy quá nóng, nhung bị nứt máu chảy hết ra làm kém giá trị. Có 2 cách chế biến Lộc Nhung:

Cách 1:

Đem Nhung Hươu vào ngâm rượu một đêm. Khi ngâm cần chú ý để phần cắt lên trên, các chất tốt trong Nhung Hươu không tiết hết ra rượu. Vào ngày hôm sau, rang cát cho nóng vừa, để vào một cái ống ở giữa để cặp nhung. Lưu ý vẫn để phần cắt ở phía trên. Khi cát nguội thì đổi cát mới rang nóng vào. Mỗi lần như vậy thì Nhung Hươu vào rượu. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi khô. Sau đó cất vào hộp có nắp kín, trong đó có gạo rang hoặc vôi chưa tôi để giữ cho khô ráo.

Một số nơi người ta thay cát nóng bằng gạo rang. Sau khi Nhung Hươu khô, người ta lấy gạo đó nấu cháo.

Cách 2:

Ở một cách chế biến Nhung Hươu khác, đó là tẩm rượu và sấy khô. Cách chế biến này giúp bớt công sức hơn. Tuy nhiên, tính chất thì vẫn như nhau. Tức là sau khi sấy khô, tiếp tục tẩm rượu và sấy tiếp cho đến khi nhung khô hẳn. Thường thì mất khoảng 2-3 ngày, cặp nhung hươu từ 800g sau khi chế biến chỉ còn khoảng 250g.

Tác dụng của Nhung Hươu

  • Tăng sức lực cho cơ thể. Ăn uống tốt hơn, cảm thấy khỏe mạnh hơn.
  • Giảm sự mệt mỏi của cơ tim.
  • Mau lành các vết thương bên ngoài.

Ứng dụng của Nhung Hươu

Nhung Hươu (Lộc Nhung) được ví như một trong 4 loại thuốc bổ, là dược liệu quý để sản xuất thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Một số các ứng dụng của Lộc Nhung khi làm dược liệu.

Thuốc xương khớp Malaysia

Lộc Nhung được người Malaysia sử dụng làm dược liệu cho thuốc xương khớp Malaysia. Các sản phẩm này hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp như: đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, viêm khớp, thoái hóa, gout…

thuốc xương khớp của malaysia
Các loại Thuốc xương khớp của Malaysia

Thuốc hỗ trợ tăng cường sinh lý

Lộc Nhung được ứng dụng nhiều trong sản xuất các loại thuốc hỗ trợ tăng cường sinh lý. Đầu tiên, phải kể đến Mãnh Dương Nam Việt của Học Viện Quân Y nghiên cứu và sản xuất.

Viên uống tăng cường sinh lý mãnh dương nam việt của học viện quân y
Mãnh Dương Nam Việt Men Strong Tăng Cường Sinh Lý Nam Giới

Sản phẩm đạt chứng nhận an toàn cho Bộ Y Tế cấp phép. Trong Mãnh Dương Nam Việt, Cao Lộc Nhung có tỉ trọng 50mg/viên. Sản phẩm có công dụng giúp:

  • Bổ thận, tráng dương. Mạnh gân cốt. 
  • Hỗ trợ tăng cường sinh lực. Tăng cường sinh lý cho Nam Giới. Tăng cường sức bền. 
  • Hạn chế quá trình mãn dục. 
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng đau lưng, mỏi gối, đi tiểu đêm nhiều lần, suy giảm chức năng sinh lý do thận suy.

Thuốc Pantocrin

Cũng theo cuốn “những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi thì Lộc Nhung được Nga chế thành thuốc uống và tiêm. Tên gọi là pantocrin, dùng làm thuốc bổ, chữa mệt mỏi, làm việc quá sức, huyết áp thấp, cơ tim yếu.

Thuốc Pantocrin có 2 dạng, dạng uống theo lọ 30-50ml và dạng ống tiêm 1ml. Với dạng uống thì ngày 2-3 lần, mỗi lần 30 – 40 giọt trước khi ăn. Đối với loại thuốc tiêm thì ngày 1-2 ống.

Đặc điểm của loại thuốc này là không được dùng cho người cao huyết áp, đi đại tiện lỏng, tim hẹp, máu có độ đông cao, viêm thận nặng.

Ứng dụng Nhung Hươu cho các vị thuốc đông y khác

Trong nhân dân, Lộc Nhung còn được sử dụng cho một số bài thuốc khác như:

  • Chữa liệt dương, đái dắt, sắc mặn đen sạm: Lộc Nhung 40g cạo sạch lông, thái mỏng và giã nát. Hoài Sơn 48g giã nát. Trộn đều 2 vị cho vào túi vải và ngâm 1 lít rượu trong 7 ngày. Người lớn uống 10-20ml/ngày.
  • Chữa các chứng tinh huyết khô kiệt, tai điếc miệng khát, lưng đau, đi tiểu đục: Lộc Nhung 40g, đương quy 40g. Hai vị này sao khô, tán thành bột. Lấy thịt ô mai nấu thành cao, trộn với bột trên làm thành viên bằng hạt ngô. Người lớn dùng 50 viên/ngày, chia làm 2-3 lần uống với nước cơm còn ấm.

Giá Nhung Hươu là bao nhiêu?

Dạo qua các trang Internet, Lộc Nhung được bày bán với nhiều loại hình thức khác nhau. Bạn có thể mua Lộc Nhung theo dạng cao, thái lát, dạng kho hoặc tươi hoang dã, dạng tinh chất…vv

giá nhung hươu

Giá các loại từ khoảng 1,200,000 VNĐ/100g. Ở một số nơi có khuyến mại, bạn có thể mua được giá rẻ hơn.

Bài viết được tham khảo “những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi


Tin tức liên quan:

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366