Mất Ngủ Mãn Tính | Triệu Chứng, Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

mất ngủ mãn tính là như thế nào

Người mất ngủ làm cơ thể mệt mỏi, uể oải, không tự chủ, mất tập trung cả ngày. Để tình trạng này kéo dài dẫn đến mất ngủ mãn tính. Vì vậy, người có những triệu chứng mất ngủ đang tìm hiểu nguyên nhân để có cách trị phù hợp với bản thân thì bài viết này dành cho bạn.

Mất ngủ mãn tính là gì?

Mất ngủ mãn tính hay mất ngủ kinh niên là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, dậy sớm và không ngủ lại được. Mất ngủ dưới ba tuần gọi là mất ngủ ngắn hạn, mất ngủ trên ba tuần gọi là mất ngủ kinh niên.

Người bị mất ngủ kéo dài thông thường cần khoảng 30 – 90p mới có thể đi vào giấc ngủ. Trong quá trình ngủ thường xuyên thức giấc giữa chừng và rất khó để ngủ lại. Điều này khiến người bệnh không có được giấc ngủ sâu, chất lượng giấc ngủ suy giảm.

Triệu chứng mất ngủ mãn tính là gì?

Mất ngủ mãn tính có thể gây ra rất nhiều triệu chứng vào ban đêm cũng như ban ngày. Thông thường mất ngủ mãn tính có những triệu chứng sau:

  • Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ.
  • Không ngủ được, ngủ không sâu giấc, thức dậy suất đêm.
  • Hay tỉnh giấc giữa đêm nhưng khó đi vào giấc ngủ trở lại.
  • Không cảm thấy được nghỉ ngơi, hồi phục sau khi dậy.
  • Thức dậy sớm.
  • Hay cáu gắt.
  • Buồn ngủ vào ban ngày, mệt mỏi và khó chịu.
  • Không tập trung, lâu dài có thể suy giảm trí nhớ.
  • Hay bị căng thẳng nhức đầu.
  • Rất dễ bị ảnh hưởng của người khác.

Tùy vào tình trạng của người bệnh sẽ có những triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau. Khi người bệnh thấy những triệu chứng trên thì nên đi khám bệnh viện để có cách điều trị bệnh kịp thời.

Nguyên nhân mất ngủ mãn tính

Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ kéo dài thường là thói quen không lành mạnh làm rối loạn nhịp sinh học trong cơ thể. Tuy nhiên, mất ngủ kéo dài cũng thường liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn. 

Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản có thể gây mất ngủ kinh niên:

  • Mất ngủ do bệnh lý:
  1. Các bệnh hô hấp: hen suyễn, chứng ngưng thở lúc ngủ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây khó thở vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  2. Các bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng.
  3. Các bệnh tim mạch: cao huyết áp, suy tim, khó thở.
  4. Các bệnh về xương khớp: Viên khớp, thoái hóa cột sống thắt lưng
  • Rối loạn tâm sinh lý: căng thẳng, lo lắng, tức giận, trầm cảm.
  • Môi trường & lối sống: thiếu thói quen dậy và ngủ đúng giờ, môi trường chật hẹp, đông đúc, không sạch sẽ.
  • Thay đổi trong hoạt động: thiếu hoạt động về thể chất có thể cản trở một giấc ngủ ngon. Ngoài ra, càng ít hoạt động và hay ngủ trưa nhiều thì càng cản trở giấc ngủ vào ban đêm.
  • Thuốc: Một số loại thuốc trầm cảm, thuốc trị hen suyễn có thể cản trở giấc ngủ. Nhiều loại thuốc không kê đơn như thuốc giảm đau, dị ứng hay các sản phẩm giảm cân có chứa nhiều chất kích thích khác có thể làm gián đoạn giấc ngủ.

Những đối tượng trên là những người có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ kinh niên nếu không có cách cải thiện và điều trị kịp thời.

Bệnh mất ngủ mãn tính có nguy hiểm không

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Một người bình thường cần ngủ 6 – 8 giờ mỗi ngày. Vì thế, thiếu ngủ ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần và cũng có nguy cơ mắc các bệnh lý về hệ tim mạch, nội tiết, miễn dịch hay hệ thần kinh như:

  • Người mất ngủ mãn tính có nguy cơ cao hơn về các vấn đề sức khỏe như cao huyết áp, bệnh béo phì.
  • Bệnh tiểu đường và suy giảm glucose dung nạp.
  • Bệnh tim mạch và tăng huyết áp.
  • Triệu chứng lo âu, dễ mắc bệnh trầm cảm.
  • Tâm trạng chán nản.

Biện pháp phòng ngừa bệnh mất ngủ mãn tính

Như đã nói trên thì những tác hại của bệnh mất ngủ mãn tính là rất nhiều. Chắc hẳn không ai muốn mắc phải chứng bệnh này. Để phòng tránh thì những cách ngủ sớm dưới đây sẽ giúp phòng ngừa:

  • Đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng. Cố gắng không ngủ quá nhiều vào ban ngày.
  • Không sử dụng điện thoại, máy tính hoặc sách điện tử trước khi ngủ. 
  • Không ăn quá no trước khi ngủ với người có bệnh lý về dạ dày.
  • Thực hiện thói quen thư giãn trước khi ngủ như đọc sách, nghe nhạc.
  • Tập thể dục, thể thao hằng ngày để nâng cao chất lượng giấc ngủ.
  • Không nên uống caffeine cuối ngày gây khó ngủ. Người uống cafe có thể thay thế bằng trà thảo mộc dễ ngủ. 

Điều trị bệnh mất ngủ mãn tính

Với những người bệnh chắc hẳn đang rất mong muốn có cách trị mất ngủ an toàn. Điều quan trọng cần tìm ra được nguyên nhân là vấn đề tiềm ẩn hay tình trạng mắc bệnh lý nào đó. Dưới đây là những kỹ thuật giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng.

kỹ thuật thư giãn, nhận thức

  • Kỹ thuật nhận thức: bạn đang lo lắng khi đi ngủ mà không ngủ được nhưng cố gắng gượng ép bản thân để ngủ. Bạn có thể sử dụng nhật ký để viết ra những lo lắng, điều này sẽ giúp tinh thần thoải mái và dễ ngủ hơn.
  • Kiểm soát giấc ngủ: điều này đòi hỏi bạn phải thay đổi thói quen giấc ngủ không tốt của mình. Thay vào đó phải đặt thói quen nên giường là ngủ luôn và thức là thức dậy ngay.
  • Hạn chế giấc ngủ: mục tiêu là không cho bạn ngủ đủ giấc để bạn mệt mỏi và muốn ngủ sớm vào ban đêm. Có thể ngủ ngày nếu chất lượng giấc ngủ được cải thiện.
  • Ý định nghịch lý: liệu pháp này liên quan đến việc tập trung vào việc tỉnh táo trên giường thay vì mong muốn ngủ. Nó giúp giảm lo lắng, lúc này thì cơ thể sẽ thoải mái và giúp dễ ngủ hơn.
  • Kỹ thuật thư giãn: các bài tập yoga cho người mất ngủ, thiền giúp cho cơ thể kiểm soát nhịp thở và nhịp tim. Từ đó giúp cơ thể có thể thư giãn và ngủ ngon.

Những kỹ thuật trên hi vọng giúp ích và cải thiện giấc ngủ cho người bệnh. Nếu sử dụng các biện pháp trên vẫn không giúp cải thiện giấc ngủ thì người bệnh cần thăm khám và sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng.

Sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng điều trị bệnh mất ngủ kéo dài

Các loại thuốc thảo dược trị mất ngủ hoặc thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon có thể hỗ trợ tốt cho người bệnh. Các sản phẩm này được sản xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, lành tính, ít tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng. Đặc biệt, các sản phẩm này được Bộ Y Tế cấp chứng nhận an toàn thực phẩm, nên người bệnh có thể yêu tâm sử dụng.

Kết lại: mất ngủ mãn tính liên quan đến rất nhiều vấn đề. Từ nguyên nhân phức tạp đến nhiều các bệnh lý liên quan. Hi vọng qua bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh mất ngủ kéo dài từ nguyên nhân đến cách điều trị.

Bài viết tham khảo nguồn:

  • mayoclinic.org
  • healthline.com
  • helpguide.org
  • nhlbi.nih.gov

Bài viết liên quan:

Bình luận (2 bình luận)

  1. Tôi mất ngủ nặng đã đi khám và được chuẩn đoán bị trầm cảm nhẹ. Tôi uống thuốc theo đơn một thời gian dài. Nhưng giờ ngừng thuốc thì không ngủ được. Cảm giác người mệt mỏi lơ đãng mất tập trung. Bác sĩ cho tôi hướng chữa bệnh được không ạ

    • HCT Quản trị viên

      Chào chị Học,
      Chia sẻ với vấn đề sức khỏe của chị. Phương pháp điều trị mất ngủ thường hướng đến các nguyên nhân. Vậy chị nên kiên trì theo pháp đồ ở bệnh viện và có thể thay thế loại hỗ trợ ngủ ngon bằng thảo dược để tránh bị nhiều tác dụng phụ.

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366