Bệnh tiểu đường | Dấu hiệu, Nguyên nhân, Biến chứng & Cách điều trị

bệnh tiểu đường

Bệnh Tiểu Đường là căn bệnh mãn tính đang rất phổ biến. Được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi diễn biến âm thầm và những biến chứng nguy hiểm. Các thống kê cho thấy ở Việt Nam mỗi ngày có khoảng 80 ca tử vong, tương đương với khoảng 30.000 người mỗi năm bởi bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan. 

Bài viết này Sống khỏe mỗi ngày cùng HCT sẽ giúp bạn đọc điểm lại tất cả những kiến thức về căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường, là căn bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa mãn tính. Tên tiếng Anh là Diabetes. Căn bệnh khiến cơ thể mất khả năng sản xuất hoặc kháng Hormone Insulin, dẫn đến lượng đường trong máu luôn ở cao hơn mức bình thường.

Hiện tượng này rất nguy hiểm, bởi lượng đường trong máu cao trong thời gian dài sẽ gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể. Tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, mắt, thận, thần kinh…

Theo các thống kê năm 2015, trên thế giới cứ 11 người thì có 1 người bị đái tháo đường, tương đương 415 triệu người – thống kê của Hiệp Hội Đái Tháo Đường Thế Giới (IDF). Cũng theo nhận định này, dự đoán đến năm 2040 sẽ có đến 642 triệu người mắc bệnh.

Ngoài ra:

  • Cứ 6 giây là có 1 người bị tử vong do tiểu đường hoặc các biến chứng từ tiểu đường.
  • Khoảng 75% ca mắc bệnh tiểu đường là người cao tuổi. Bệnh có xu hướng trẻ hóa vào những năm gần đây.
  • Chi phí điều trị bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan trên toàn thế giới năm 2017 khoảng 727 tỉ USD gấp hơn 3 lần GDP của Việt Nam cùng năm (223,9 tỉ USD). Cũng trong năm này, thống kê số người chết vì căn bệnh này lên tới 4 triệu người.

Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam đang cao hơn mặt bằng chung của thế giới rất nhiều với tỉ lệ 1/7.5 – Dự đoán tới năm 2045 tỉ lệ mắc bệnh trong dân số sẽ là 7,7%. Từ đó các bạn có thể thấy căn bệnh này nguy hiểm đến mức nào.

Phân Loại Bệnh Tiểu Đường

Tùy thuộc vào các chỉ số và tình trạng người bệnh, tiểu đường được chia thành những loại sau:

  • Tiểu Đường Tuýp 1 Đái tháo đường phụ thuộc insulin hay bệnh tiểu đường vị thành niên.
  • Tiểu Đường Tuýp 2 Đái tháo đường không phụ thuộc insulin hay bệnh tiểu đường khởi phát ở người trưởng thành.
  • Tiền tiểu đườngTiền đái tháo đường, chỉ số đường huyết cao hơn bình thường, có nguy cơ phát triển thành tiểu đường tuýp 2.
  • Tiểu Đường Thai KỳTiểu đường ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sẽ chấm dứt sau khi sinh từ 1 – 2 tuần.

Tiểu đường tuýp 1 và 2 được coi là những bệnh tiểu đường mãn tính, không chữa được. Tiền tiểu đường và tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường có khả năng phục hồi.

Trong đó Tiểu Đường Tuýp 2 chiếm tỉ lệ cao nhất với tỉ lệ 90-95%, trong khi Tiểu Đường Tuýp 1 chỉ chiếm 5-10% số ca bệnh. Mỗi loại tiểu đường có những dấu hiệu, biểu hiện khác nhau. Bạn cần tìm hiểu kĩ những dấu hiệu của Bệnh Tiểu Đường để nhận biết mình đang trong tình trạng nào và đưa ra những liệu trình, phương pháp điều trị đúng đắn.

Dấu Hiệu Của Bệnh Tiểu Đường

Đa phần người bệnh đều không biết mình bị tiểu đường ở thời điểm ban đầu. Bởi các dấu hiệu rất bình thường, dẫn đến chủ quan. Lúc phát hiện thì bệnh đã tiến triển nặng hơn, gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Các loại bệnh tiểu đường có những dấu hiệu khá tương đồng nhau, thường có những biểu hiện sau đây:

  • Đi tiểu thường xuyên. Có biểu hiện như tiểu hàng giờ.
  • Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, kiệt sức.
  • Sụt cân bất thường.
  • Luôn có cảm giác khát nước, khô miệng.
  • Thị lực suy giảm.
  • Thiếu năng lượng, mệt mỏi, buồn nôn.
  • Dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng.
  • Vết thương lâu lành.

Nếu gặp phải những triệu chứng kể trên, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám. Lời khuyên là hãy đi khám bệnh ít nhất 1 năm 1 lần để được phát hiện sớm. Tạo điều kiện cho việc điều trị và tránh các biến chứng không mong muốn.

Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Tiểu Đường

Tùy thuộc vào mỗi loại bệnh tiểu đường mà ta có các nguyên nhân cùng với các yếu tố nguy cơ gia tăng khả năng mắc bệnh. HCT đã phân loại và tổng hợp chi tiết theo từng loại bệnh. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 1

Cho đến nay nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1 vẫn chưa được xác định. Nguyên nhân chính được coi là do tuyến tụy không sản xuất dược insulin. Glucose không thể chuyển hóa thành năng lượng vào trong tế bào. Vì vậy dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao gây ra tình trạng tăng đường huyết và tiểu đường tuýp 1.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường - Đo chỉ số đường huyết trẻ em

Tiểu đường tuýp 1 – Diabetes type 1

Các nhân tố được coi là nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 1 là: di truyền, môi trường, các loại thuốc hoặc hóa chất.

Xem thêm: Tiểu Đường Tuýp 1 | Dấu hiệu, Nguyên nhân, Biến chứng và Cách Điều Trị

Nguyên nhân mắc bệnh tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường tuýp 2

Tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2 được cho là có nguyên nhân mắc bệnh tương đồng nhau. Nguyên nhân là do tuyến tụy không sản xuất đủ hoặc cơ thể xảy ra hiện tượng kháng insulin, không chuyển hóa được hết lượng glucose trong máu. Khiến đường huyết tăng cao dẫn tới bệnh tiểu đường.

Các nhân tố di truyền, môi trường và thừa cân được đánh giá là các nguyên nhân chính gây ra 2 loại bệnh trên.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường - Đo chỉ số đường huyết ở người già
Tiểu đường tuýp 2 – Diabetes type 2

Nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2: di truyền, môi trường, thừa cân được đánh giá là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này.

Xem thêm: Tiểu Đường Tuýp 2 | Dấu hiệu, Nguyên nhân, Biến chứng và Cách điều trị

Nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ

Cứ 1/7 phụ nữ mang bầu bị tiểu đường thai kỳ. Vậy nguyên nhân mắc bệnh là gì?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mang thai, nhau thai sản xuất các hormone duy trì thai kỳ. Chính những hormone này làm cho các tế bào của bạn kháng insulin hơn. Thông thường cơ thể sẽ sản xuất đủ insulin đáp ứng đề kháng này của cơ thể. Đôi khi tuyến tụy không theo kịp nhu cầu của cơ thể khiến đường huyết tăng cao gây bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường - đo chỉ số đường huyết bà bầu
Tiểu đường thai kì phải làm sao?

Ngoài ra có 1 số yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ đó là: tuổi tác, di truyền, tình trạng thừa cân…

Biến Chứng Của Bệnh Tiểu Đường

Lượng đường trong máu cao kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới hàng loạt cơ quan, bộ phận. Dưới đây là một số ảnh hưởng từ Tiểu Đường các bạn cần biết:

  • Tổn thương mắt: Lượng đường huyết trong máu tăng là nguyên nhân làm tổn thương mạch máu của võng mạc. Điều này làm suy giảm thị lực, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể hay có thể gây mù lòa.
  • Tim mạch: Người bị tiểu đường có nguy cơ cao huyết áp, xơ động mạch, tai biến mạch máu não… tiềm ẩn rủi ro di chứng liệt hoặc thậm trí là tử vong.
  • Biến chứng về thận: Tiểu đường có thể làm suy giảm chức năng thận, gây suy thận. Vì vậy người bận cần cân bằng tốt chỉ số đường huyết trong cơ thể.
  • Hệ thần kinh: Biến chứng gây tê bì, teo cơ, rối loạn cảm giác…Đây là biến chứng thường gặp nhất ở người bị bệnh tiểu đường. Tổn thương cho hệ thần kinh có thể còn gây cho nam giới liệt bàng quang, rối loạn cương dương hay liệt dương.
  • Suy giảm miễn dịch: Do lượng đường trong máu tăng cao, là điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Người bệnh dễ bị viêm nhiễm, kéo dài và khó điều trị. Các vùng thường viêm nhiễm là răng miệng, tiết niệu, sinh dục.
  • Đối với người đang mang thai: Lượng đường trong máu cao có thể gây tai biến sản khoa cho mẹ và bé. Ngoài ra, trẻ có nguy cơ mắc tiểu đường trong tương lai hơn các trẻ khác.

Bệnh Tiểu Đường có lây không?

Cơ chế sinh bệnh tiểu đường là do rối loạn chuyển hóa Glucose trong cơ thể người. Dẫn đến lượng đường trong máu không thể cân bằng được. Vì vậy, Bệnh Tiểu Đường không bị lây.

Tuy nhiên, yếu tố di truyền có thể khiến thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nhưng nếu tuân thủ theo các phương pháp phòng tránh thì không quá lo ngại.

Phương pháp chuẩn đoán bệnh tiểu đường

Để biết chính xác mình có bị bệnh hay không, các bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín kiểm tra. Việc kiểm tra này sẽ bao gồm tổ hợp các xét nghiệm y khoa.

Dưới đây là các xét nghiệm y khoa cần thực hiện trong việc thăm khám Bệnh Tiểu Đường:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói.
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống.
  • Xét nghiệm HbA1c.
  • Một số xét nghiệm các chỉ số khác, kết hợp kiểm tra mắt, tim…

Sau khi thực hiện các xét nghiệm, các bác sĩ sẽ chuẩn đoán được vấn đề mà bạn đang mắc phải dựa trên các số liệu. Từ đó đưa ra liệu trình điều trị cụ thể cho từng người. Mỗi loại tiểu đường sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên đều cùng chung một mục đích đó là cân bằng đường huyết trong cơ thể.

Cách điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh Tiểu Đường không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nói một các khác, đây là bệnh mãn tính. Vì vậy, các phương pháp điều trị căn bệnh này đó là ổn định đường huyết trong cơ thể. Mỗi loại tiểu đường có những đặc tính khác nhau nên phương pháp điều trị cũng khác nhau.

Tiểu Đường Tuýp 1 (Type 1):

  • Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên.
  • Sử dụng Insulin đúng liều lượng.
  • Sử dụng các loại thuốc trị tăng huyết áp, thuốc tim mạch kết hợp. Tránh các biến chứng của Bệnh Tiểu Đường Tuýp 1 gây ra.
  • Chế độ ăn uống phù hợp
  • Luyện tập thường xuyên để nâng cao sức khỏe toàn diện.

Tiểu Đường Tuýp 2 (Type 2): Tương tự tuýp 1, tuy nhiên cần:

  • Cần luyện tập thường xuyên, tích cực để kiểm soát lượng đường tốt hơn. Bởi luyện tập là phương pháp rất tốt giúp người tiểu đường có thể cân bằng được lượng đường huyết.
  • Chỉ sử dụng Insulin trong trường hợp dùng các phương pháp điều trị khác mà đường huyết vẫn tăng.

Kết hợp các phương pháp điều trị với chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát được tình trạng bệnh của bản thân. Nhất là những người thuộc Tuýp 2.

Bên cạnh chế độ sinh hoạt, thì chế độ ăn đóng vai trò rất quan trong trong điều trị tiểu đường.

Chế độ ăn cho người bị tiểu đường

Chế độ ăn cho người bị tiểu đường có vai trò quan trọng trong phương pháp điều trị. Nếu không kiêng cữ tốt, người bệnh sẽ đối diện với nguy cơ biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh này.

Người bị tiểu đường kiêng ăn gì?

Người bị tiểu đường cần kiêng các thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường và các loại thực phẩm không có lợi cho hệ chuyển hóa, miễn dịch.

Người tiểu đường cần kiêng những loại sau:

  • Các loại thực phẩm có đường, ngọt: bánh kẹo ngọt, đường, nước ngọt…
  • Hạn chế ăn nhóm thực phẩm tinh bột: cơm, bún, phở…
  • Nhóm chất bẽo bão hòa: thịt mỡ, nội tạng, lòng đỏ trứng gà.
  • Sữa, trái cây sấy khô
  • Rượu bia, đồ uống có cồn.

Bị tiểu đường nên ăn gì?

Người bị tiểu đường nên ăn uống những thực phẩm chứa protein, lipit, gluxit theo lượng tiêu chuẩn. Lượng protein nên đạt từ 1-1.2g/kg/ngày, lipit chiếm tỉ lệ 25% khẩu phần ăn. Trong khi đó gluxit chiếm khoảng 50-60% khẩu phần ăn.

Với lượng tiểu chuẩn này, sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm từ tiểu đường. Các nhóm thực phẩm người bị tiểu đường nên dùng bao gồm:

  • Hoa quả, trái cây: các trái cây đa phần rất tốt. Người bị tiểu đường chỉ nên lưu ý là dùng hoa quả tươi, không thêm đường sữa. Và không nên dùng các loại hoa quả quá chín ngọt như: xoài chín, sầu riêng…
  • Ăn nhiều rau, ưu tiên ăn rau luộc, hạn chế ăn sào.
  • Chỉ dùng dầu từ thực vật như dầu đậu nành, dầu vừng..
  • Nhóm thịt: chỉ ăn thịt nạc, thịt gà vịt bỏ da.
  • Ăn nhiều cá.
  • Ăn nhiều các loại ngũ cốc, củ hạt.

Đối với nhiều người bị tiểu đường, không phải ai cũng có điều kiện để thiết lập chế độ ăn khoa học. Số khác thì dù nhiều người có chế độ ăn rất khoa học nhưng vẫn thấy kiểm soát lượng đường khó. Giải pháp trong trường hợp này là sử dụng thực phẩm chức năng cho người tiểu đường. Các loại thực phẩm chức năng được điều chế từ thảo dược chuyên biệt, giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết mà không gây tác dụng phụ khi dùng thường xuyên.

“Bài viết tham khảo các nguồn trên Internet”


Tin tức liên quan:

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366