Bệnh viêm khớp thường xuất hiện ở những khu vực bàn tay, bàn chân, ngón tay, đầu gối…Bệnh gây cảm giác đau sưng khớp, khó vận động và rất bất tiện cho sinh hoạt.
Người bị viêm khớp phải làm thế nào để cải thiện cuộc sống? Trong bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT sẽ tổng hợp và chia sẻ về viêm khớp: các dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị.
Bệnh Viêm Khớp là gì?
Bệnh viêm khớp là tình trạng các khớp bị viêm, có tên tiếng Anh là Arthritis. Bệnh có rất nhiều dạng khác nhau. Theo một số nguồn tin thì có hàng 100 loại bệnh viêm khớp khác nhau. Nhưng có hai dạng phổ biến nhất. Đó là bệnh viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.
Những con số về bệnh xương khớp hiện nay:
- Khoảng 350 triệu người trên toàn thế giới bị viêm khớp – theo một thống kê mới nhất.
- Hơn 50% số người mắc bệnh dưới 65 tuổi.
- Hơn 300.000 trẻ em bị viêm khớp – Một con số không hề bình thường.
- Tại Việt Nam thống kê năm 2017, có tới trên 35% dân số mắc các vấn đề về xương khớp.
Có thể nhận định rằng viêm khớp là một bệnh xương khớp rất phổ biến. Tồn tại ở rất nhiều dạng, các triệu chứng sẽ phát triển theo thời gian.
Có bao nhiêu loại viêm khớp?
Tổng hợp từ các bệnh liên quan đến viêm khớp, liệt kê cho thấy gồm 10 loại:
- Viêm xương khớp: đây là loại phổ biến nhất của bệnh viêm khớp, liên quan đến phần đệm của sụn khớp. Với viêm xương khớp mức độ nặng có thể gây biến dạng khớp.
- Viêm khớp dạng thấp: là dạng bệnh mãn tính, liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Chúng tấn công lên các niêm mạc khớp.
- Bệnh Gout: là tình trạng gia tăng đột ngột axit uric gây viêm, đau.
- Viêm cột sống dính khớp
- Viêm khớp ngón tay cái
- Viêm khớp nhiễm khuẩn
- Viêm khớp phản ứng
- Viêm khớp tự phát ở tuổi vị thành niên
- Nhiễm trùng khớp
- Viêm khớp vảy nến
Trong 10 loại kể trên, 3 dạng đầu là phổ biến nhất. Các dạng còn lại thường ít gặp. Để nhận biết rằng bạn có thể bị viêm khớp?
Cùng xem, triệu chứng của bệnh viêm khớp như thế nào.
Dấu hiệu nhận biết Bệnh Viêm Khớp
Bệnh viêm khớp thường xuất hiện ở các khu vực: ngón tay, đầu gối, hông, bàn tay, bàn chân. Đối tượng có thể bị viêm khớp nếu xuất hiện những triệu chứng dưới đây:
- Cảm giác bị đau tại khớp. Triệu chứng đau ngay cả khi bình thường, không vận động.
- Các khớp cử động không thoải mái, hay còn gọi là cứng khớp. Cảm giác khó cử động
- Bị sưng ở vùng khớp.
- Vùng da quanh khớp bị nổi đỏ.
- Ngoài ra, người bị viêm khớp dạng thấp có thể bị kết hợp sốt, phát ban hay khó thở.
Đó là những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp. Người bệnh gặp những dấu hiệu nêu trên cần sớm thăm khám tại bệnh viện để có phương hướng điều trị tốt nhất. Nếu không sẽ mang lại những biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng của bệnh viêm khớp
Biến chứng nặng nhất của bệnh viêm khớp là ổ khớp bị xoắn và biến dạng. Lúc này thì khả năng hoạt động của khớp bị giảm mạnh.
Chính vì vậy, các hoạt động sinh hoạt đời thường của bạn có thể bị khép lại. Hoặc bạn có thể ngừng công việc nếu liên quan nhiều đến các khớp tay chân. Nếu như vậy thì bạn không nên chủ quan đến căn bệnh này. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến viêm khớp?
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp
Những nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
- Do sụn khớp bị thoái hóa, là một nguyên nhân cũng rất phổ biến. Đây là phần liên kết giúp bảo vệ khớp trước áp lực từ hoạt động liên quan.
- Khớp bị chấn thương hay bị nhiễm trùng, gây tổn thương sụn. Từ đó gây viêm khớp.
- Hệ thống miễn dịch không bình thường. Chúng tấn công các mô của cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến synovium. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lỏng nuôi dưỡng sụn. Đây là nguyên nhấn chính gây lên bệnh viêm khớp dạng thấp.
Với những nguyên nhân như vậy, đối tượng có nguy cơ mắc viêm khớp gồm:
- Tuổi tác: độ tuổi càng cao, càng có nguy cơ mắc bệnh.
- Nghề nghiệp: vận động nặng, đứng ngồi sai tư thế có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp rất cao.
- Béo phì: người thừa cân hay tăng cân đột ngột khiến các sụn bị tăng sức chịu đựng. Từ đó, có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao.
- Giới tính: theo thống kê, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn so với nam giới.
- Cơ thể bị rối loạn: đối tượng bị rối loạn chuyển hóa và hệ miễn dịch không bình thường cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp rất cao.
Để xác định chính xác là viêm khớp dạng nào, bạn nên thăm khám tại các bệnh viện.
Phương pháp chuẩn đoán bệnh viêm khớp
Bệnh viện là nơi cung cấp các phương pháp chuẩn đoán bệnh viêm khớp hiệu quả nhất. Các bạn có thể lựa chọn các bệnh viện lớn như Bạch Mai, viện 108, Việt Đức…để thăm khám sẽ cho kết quả chính xác.
Các phương pháp chuẩn đoán bệnh viêm khớp có nhiều, tuy nhiên sẽ bao gồm 3 phương pháp phổ biến:
- Xét nghiệm: Xác định các chỉ số viêm, miễn dịch và các chỉ số của cơ quan chức năng bên trong.
- Chụp X-Quang: giúp bác sĩ chuẩn đoán mức độ tổn thương, viêm ở vùng khớp.
- Chụp cổng hưởng từ (MRI): cho kết quả chính xác nhất, nhưng bù lại chi phí cao hơn các phương pháp khác.
Dựa vào các kết quả xét nghiệm, chụp chiếu, các bác sĩ dễ dàng chuẩn đoán chính xác vấn đề viêm khớp của bạn. Từ đó sẽ giúp bạn nhìn thấy phương hướng điều trị tốt nhất.
Phương pháp điều trị viêm khớp
Mục đích điều trị bệnh viêm khớp là giảm triệu chứng kết hợp phục hồi chức năng xương khớp. Nhưng hầu như các dạng của viêm khớp đều là mãn tính nên rất khó điều trị dứt điểm.
Các phương pháp điều trị viêm khớp bao gồm: dùng thuốc Tây, Đông Y, phẫu thuật, vật lý trị liệu.
Phẫu thuật điều trị viêm khớp
Phẫu thuật còn đươc gọi là phương pháp ngoại khoa. Được áp dụng trong trường hợp sử dụng các loại thuốc điều trị không đem lại hiệu quả. Đối với bệnh viêm khớp thì các loại hình phẫu thuật bao gồm:
- Tạo hình khớp để thay thế.
- Tạo hình xương, đảm bảo chức năng cho khớp.
- Phẫu thuật làm cứng khớp: phương pháp này thì các đầu xương bị khóa lại đến thời điểm chữa lành.
Vị trí thường phẫu thuật nhất là hông và đầu gối.
Sử dụng thuốc Tây
Một số loại thuốc Tây dùng để điều trị bệnh viêm khớp:
- Loại thuốc giảm đau, nhưng không giảm viêm.
- Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID).
Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc Tây, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của các bác sĩ. Bởi sử dụng thuốc Tây bừa bãi sẽ nguy cơ đối diện với nhiều tác dụng phụ. Có thể liệt kê như viêm loét dạ dày, ảnh hưởng gan thận, loãng máu…
Khắc phục được vấn đề này, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc đông y. Bởi điều chế từ các dược liệu tự nhiên, ít gây tác dụng phụ cho người bệnh.
Sử dụng thuốc đông y điều trị viêm khớp
Xu thế hiện nay có hướng lựa chọn các bài thuốc Đông Y điều trị viêm khớp. Mặc dù tác động mang lại chậm hơn nhiều so với thuốc Tây, nhưng hầu như ít tác dụng phụ.
Các loại thuốc đông y có thiên hướng sử dụng các thảo dược tự nhiên, kết hợp với nhau giúp giảm triệu chứng đau nhức, cải thiện tiêu hóa và phục hồi sức khỏe.
Tại Việt Nam, hiện nay có nhiều loại thuốc đông y của nhiều đơn vị sản xuất uy tín về bệnh viêm khớp như:
- Kiện khớp tiêu thống là sản phẩm Học Viện Quân Y
- Bột ngâm chân của Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội
Ngoài ra, các sản phẩm thuốc xương khớp Malaysia cũng được dùng phổ biến ở Việt Nam.
Các bạn lưu ý, khi sử dụng các loại thuốc đông y điều trị viêm khớp. Cần kết hợp với chế độ ăn kiêng, phù hợp với người viêm khớp và các biện pháp phòng ngừa, phục hồi liên quan.
Biện pháp phòng tránh & phục hồi cho người bị viêm khớp
Bên cạnh sử dụng thuốc hay phải phẫu thuật, người bị viêm khớp cũng có thể kiểm soát tốt nhờ chế độ sinh hoạt khoa học.
Một chế độ khoa học dành cho người bị viêm khớp có thể liệt kê bao gồm:
- Kiểm soát cân nặng. Cố gắng không tăng cân bởi có thể gia tăng áp lực lên khớp.
- Làm việc, lao động, đứng ngồi đúng tư thế.
- Vận động vừa phải, tránh bị chấn thương khớp.
- Rèn luyện thể dục thường xuyên. Tất cả người bệnh đều cần phải thể dục thường xuyên. Bạn có thể lựa chọn các môn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình. Các môn đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, thái cực quyền…rất có lợi cho bệnh viêm khớp.
- Tắm nước ấm là thói quen cần thiết cho người bị viêm khớp.
- Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu (nếu có điều kiện).
Lời kết, viêm khớp là căn bệnh mãn tính. Vì vậy, người bệnh cần hiểu rõ kiến thức và mức độ của căn bệnh để có hướng điều trị hợp lý. Khi kiểm soát tốt căn bệnh, người bị viêm khớp vẫn có thể sinh hoạt như bình thường.
Hi vọng qua bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT đã chia sẻ những thông tin bổ ích về bệnh viêm khớp dành cho bạn đọc.
Bài viết tham khảo nguồn:
- mayoclinic.org
- healthline.com
Tin tức liên quan: