Hiện nay, Bệnh Hen Phế Quản đang là vấn đề sức khỏe được quan tầm trên toàn Thế Giới. Căn bệnh này ảnh hưởng nghiệm trọng đến chất lượng cuộc sống. Thật đáng tiếc là chưa có cách nào điều trị triệt để căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu hiểu cặn kẽ về căn bệnh sẽ giúp người bệnh có được chất lượng cuộc sống như bình thường. Trong bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin hữu ích về bệnh hen phế quản.
Bệnh Hen Phế Quản là gì?
Bện Hen Phế Quản hay còn gọi là hen suyễn, tên tiếng Anh là Asthma. Đây là bệnh lý viêm mãn tính của phế quản làm phế quản bị tắc nghẽn, hẹp đường hô hấp. Biểu hiện khó thở, khò khè, ho, nặng ngực. Tùy vào mức độ mà biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Bệnh được phân làm 2 dạng, hen mãn tính và hen cấp tính.
Căn bệnh hen phế có tỉ lệ mắc bệnh đang ngày càng gia tăng. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ước tính có đến 334 triệu người trên Toàn Cầu mắc bệnh. Tỉ lệ gặp phải ở trẻ nhỏ gấp đôi người lớn. Đặc biệt, theo nguồn thống kê, mỗi năm có đến 200.000 người chết vì bệnh hen phế quản trên Thế Giới. Trong khi đó ở Việt Nam là 3000 ca. – Theo tờ báo congan.com.vn
Một số con số tổng hợp về bệnh hen phế quản:
- 2/1 là tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em so với người lớn. Trong đó, trẻ em nam gặp nhiều hơn nữ. Nhưng đến độ tuổi trưởng thành thì tỉ lệ nữ gặp nhiều hơn nam.
- Tại Pháp, tỉ lệ 3.9% người mắc bệnh ở độ tuổi 18-65. Trong khi đó ở Ý là 5% – Thống kê trong những năm 1993. Năm 2008, Hoa Kỳ cũng ghi nhận tỉ lệ mắc bệnh tới 8.2%.
- Ở Hà Nội, thống kê năm 1995 cho biết có tỉ lệ 4.3%. Trong khi đó Hồ Chí Minh là 3.2%, Huế là 4.58%.
Theo thời gian, tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Lý do của sự phát triển này là một số nguyên nhân dưới đây.
Nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản
Các nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản chưa rõ ràng. Thường thì các tác nhân gây ra bởi hai yếu tố, đó là tác nhân dị ứng và di truyền.
Tóm lược lại, nguyên nhân gây ra hen phế quản bao gồm:
- Tác nhân từ khói bụi, nấm mốc, lông động vật, môi trường ô nhiễm. Đặc biệt là gần đây chỉ số ô nhiễm thang đo bụi mịn PM2.5 ở Hà Nội và một số thành phố tăng rất cao. Vượt quá ngưỡng cho phép 2-4 lần.
- Do viêm xoang, viêm họng, viêm amidan.
- Do trào ngược dạ dày thực quản.
- Nguyên nhân từ dị ứng một số các loại thuốc như aspirin, penicillin…
- Do vận động, chơi thể thao quá sức.
- Do môi trường, không khí lạnh.
- Có thể từ dị ứng thực ẩm như hải sản, trứng, gà…
- Một số nguyên nhân từ yếu tố di truyền, cơ địa.
Do nguyên nhân gây bệnh phức tạp, nên xác định mức độ hen suyễn cũng khó khăn. Người bệnh cần nắm rõ biểu hiện của từng mức độ để kịp thời chữa trị.
Triệu chứng và biểu hiện của bệnh hen phế quản
Biểu hiện rõ nhất của căn bệnh đó là cơn hen suyễn, khó thở, thở khò khè và có kèm theo ho. Biểu hiện này rõ nhất vào ban đêm, nhất là vào mùa đông. Người bệnh rất khó thở khi nằm ngủ, buộc phải ngồi dậy thì thở dễ chịu hơn.
Dấu hiệu thở gấp, thở kéo dài, cảm giác nặng ngực, nhịp tim cao, tiếng hen to nhỏ phụ thuộc vào cấp độ. Tức là ở cấp độ nặng thì dấu hiệu rõ nét hơn, tiếng hen kêu to hơn, thở gấp hơn…Biến chứng cho hen phế quản cũng rất nguy hiểm. Người bệnh có thể bị đau ngực, mất tri giác hoặc nặng nhất là ngừng hô hấp dẫn đến tử vong.
Hen phế quản có bị lây không?
Dựa vào cấu trúc sinh bệnh, thì có thể nhận định bệnh hen phế quản không bị lây. Thực tế chứng minh người sống chung với bệnh nhân không bị lây.
Tuy nhiên, những người trong gia đình bị hen phế quản có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ví dụ ông bà, bố mẹ mắc bệnh thì con hoặc cháu có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn nhất.
Biện pháp chuẩn đoán bệnh hen phế quản
Để thực hiện các biện pháp chuẩn đoán bệnh hen phế quản, người bệnh cần đến các bệnh viện, trung tâm để tiến hành.
Các biện pháp chuẩn đoán bệnh hen phế quản bao gồm:
- Khám lâm sàn: được thực hiện bởi chính bác sĩ. Các bác sĩ sẽ dựa vào biểu hiện và dữ liệu cung cấp của bệnh nhân để chuẩn đoán lâm sàn.
- Chụp X- Quang hay CT vùng ngực: Giúp các bác sĩ chuẩn đoán được bệnh từ hình ảnh chụp X – Quang hay CT Scan.
- Đo chức năng hô hấp: Người bệnh sẽ được thực hiện phép đo lượng hô hấp. Lượng đo của trước và sau khi uống thuốc giãn phế quản sẽ giúp bác sĩ chuẩn đoán bệnh. Bệnh nhân có nguy cơ bị hen phế quản nếu chức năng của phổi cải thiện sau khi dùng thuốc giãn phế quản.
- Thực hiện xét nghiệm: Kết quả xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ có thêm dữ kiện để phân tích và loại trừ cho một số trường hợp.
Sau khi chuẩn đoán bệnh hen phế quản, các bác sĩ sẽ đưa ra các pháp đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
Cách điều trị bệnh hen phế quản
Các bác sĩ đều nhận định rằng hen phế quản rất khó điều trị được triệt để. Tuy nhiên, người bệnh có thể điều trị để kiểm soát được bệnh hen suyễn. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn dưới đây, người hen suyễn vẫn giữ được chất lượng cuộc sống như bình thường.
Cách điều trị bệnh hen phế quản hiệu quả nhất đó là phòng tránh & kết hợp thuốc theo từng mức độ.
Phòng tránh bệnh hen phế quản
Thực hiện các phương pháp phòng tránh bệnh hen phế quản sẽ giúp quá trình điều trị và kiểm soát căn bệnh hiệu quả. Các biện pháp phòng tránh bao gồm:
- Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên. Đây là phương pháp rất hữu hiệu để phòng tránh bệnh hen phế quản. Bởi khi luyện tập thường xuyên, cơ thể sẽ khỏe mạnh toàn diện. Tuy nhiên, các bạn cũng nên lựa chọn rèn luyện từ từ tránh quá sức.
- Tránh các tác nhân môi trường gây bệnh như khói bụi, lông chó mèo. Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Chủ động giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
- Phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Ăn uống hợp lý, khoa học.
- Không hút thuốc lá. Người hen suyễn cần quyết tâm cai thuốc lá để kiểm soát căn bệnh tốt hơn.
- Cần nghỉ ngơi nếu bệnh tái phát và có dấu hiệu nặng hơn.
Bên cạnh các phương pháp phòng tránh bệnh thì cần sử dụng thuốc điều trị hen phế quản đúng cách. Đó cũng chính là cách kiểm soát được căn bệnh hiệu quả.
Sử dụng thuốc điều trị hen phế quản đúng cách
Thuốc điều trị hen phế quản gồm các loại: thuốc kiểm soát hen phế quản, thuốc cắt cơn nhanh…Sử dụng đúng cách theo từng mức độ của người bệnh. Như đã đề cập ở trên, hen suyễn có hai dạng, đó là cấp tính và mãn tính.
- Đối với người bị hen suyễn cấp tính: Thường mức độ và biểu hiện rất nặng, có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Trong trường hợp này, người bệnh dùng loại thuốc beta tác dụng ngắn như thuốc hít Terbutalin. Thậm chí là loại thuốc qua đường uống hoặc tiêm. Lưu ý không dụng loại salbutamol vì dòng này đã bị cấm bán trên thị trường Việt Nam.
- Người bị hen suyễn mãn tính: Dùng các loại thuốc tác dụng kéo dài, bao gồm các loại như Corticosteroid hít, Theophylline…Hiện nay thuốc xịt hen seretide đang là một trong những loại thuốc nổi bật cho người phòng hen suyễn. Tuy nhiên, bạn cần đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng bởi thuốc có thể có tác dụng phụ.
Đối với bệnh nhân hen phế quản, điều trị là một chặng đường dài. Vì vậy, bạn nên thăm khám tại các bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, chuẩn đoán và đưa ra hướng điều trị tốt nhất.
“Bài viết được tham khảo các nguồn trên Internet”
Tin tức khác: