Không Ngủ Được Phải Làm Sao? 4 Cách Khắc Phục Hiệu Quả

không ngủ được vào ban đêm phải làm sao

Buồn ngủ nhưng không ngủ được là tình trạng rối loạn giấc ngủ khá phổ biến hiện nay. Tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hằng ngày. Chính vì vậy trong bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT đã tổng hợp và chia sẻ không ngủ được phải làm sao & 4 cách khắc phục đơn giản mà hiệu quả.

Vì sao không ngủ được?

Không ngủ được vào ban đêm thường xuyên gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chắc hẳn nhiều người thỉnh thoảng gặp phải khó khăn khi đi vào giấc ngủ. Biểu hiện này thông thường là do căng thẳng, bệnh tật hoặc thói quen sinh hoạt thiếu lạnh mạnh.

Để tình trạng này kéo dài sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, không có sức sống và buồn ngủ vào ban ngày. Để tình trạng này kéo dài dễ mắc chứng bệnh mất ngủ, rối loạn giấc ngủ hay mất ngủ mãn tính.

Nằm trằn trọc không ngủ được ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, thể chất. Ngoài ra, vấn đề này không được khắc phục kịp thời thì có thể gây ra các biểu hiện dưới đây:

  • Mất trí nhớ tạm thời.
  • Không có cảm giác thoải mái khi ngủ dậy.
  • Dễ thức bởi những tiếng động nhỏ và khó đi vào giấc ngủ trở lại.
  • Buồn ngủ vào ban ngày, mệt mỏi, đau đầu.
  • Cơ thể không được tỉnh táo, lờ đờ.
  • Lúc nào cũng lo lắng, phiền muộn không có lý do.
  • Gần sáng mới có thể chợp mắt được.

Nguyên nhân không ngủ được

Không ngủ được vào ban đêm dẫn đến thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi. Nguyên nhân có thể liên quan đến thói quen sinh hoạt, cũng như các chất kích thích dưới đây:

  • Không ngủ được do ánh sáng xanh: nhiều người có thói quen sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Sử dụng chất kích thích như: caffeine, trà mạn, thuốc lá gây kích thích hệ thần kinh làm khó đi vào giấc ngủ hơn.
  • Suy nghĩ nhiều: như chuyện công việc, gia đình, tình cảm… gây căng thẳng, lo lắng. Điều này là nguyên nhân gây khó ngủ, không ngủ được.
  • Do uống quá nhiều rượu: việc uống quá nhiều rượu, bia khiến cơ thể cần nhiều nước để đào thải chất độc. Điều này làm cơ thể hay thức giấc giữa đêm để uống nước. Ảnh hưởng đến giấc ngủ sâu và chất lượng giấc ngủ.

Ngoài những thói quen sinh hoạt trên thì không ngủ được còn có thể do một số bệnh lý dưới đây:

  • Thận yếu gây tiểu nhiều vào ban đêm.
  • Bệnh tiểu đường, béo phì, viêm loét dạ dày
  • Rối loạn nhịp tim hoặc suy tim gây khó thở.
  • Bệnh viên khớp gây ra không ngủ được do đau nhức xương khớp và các cơ, gân, xương.
  • Phiền muộn, lo ngại, trầm cảm.

Đa phần các bệnh lý đều khiến cho cơ thể đau, khó chịu gây khó ngủ. Điều này làm cho chu kỳ giấc ngủ bị gián đoạn. Từ đó dẫn đến cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ mà không ngủ được.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra không ngủ được. Khi không ngủ được gây mệt mỏi và dễ mắc nhiều bệnh lý. Vậy làm cách nào để có thể khắc phục được tình trạng này? Các bạn hãy đọc tiếp phần dưới để tham khảo những cách ngủ sớm đơn giản để phòng tránh tác hại của thức khuya cũng như không ngủ được vào ban đêm.

Không ngủ được phải làm sao và cách khắc phục

Nhắm mắt nhưng không ngủ được phải làm sao? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc. Để khắc phục tình trạng này thì cần tìm ra nguyên nhân là do thói quen sinh hoạt, ăn uống hay các bệnh lý. Khi tìm được ra nguyên nhân thì sẽ có cách trị mất ngủ đơn giản mà hiệu quả.

Dưới đây là những biện pháp có thể cải thiện được tình trạng không ngủ được vào ban đêm.

1. Tạo thói quen đi ngủ khoa học

Tạo thói quen đi ngủ khoa học là cách để ngủ ngon và sâu giấc. Những phương pháp, mẹo dưới đây có thể hỗ trợ bạn dể đi vào giấc ngủ hơn:

  • Không dùng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ. Do các thiết bị điện tử có rất nhiều ánh sáng xanh làm gián đoạn quá trình sản xuất melatonin. Thay vì sử dụng các thiết bị điện tử thì hãy đọc sách, nghe nhạc giúp cơ thể thư giãn và ngủ ngon.
  • Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm giúp não bộ nhận thức được đồng hồ nhịp sinh học.
  • Không gian phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ phòng phù hợp với cơ thể và luôn yên tĩnh. 
  • Không ngủ quá nhiều vào ban ngày. 
  • Không mang sự mệt mỏi căng thẳng, lo lắng khi đi ngủ. Thay vào đó hãy viết những suy nghĩ ra quấn nhật ký để cơ thể được thoải mái và chìm vào giấc ngủ nhanh.
  • Ra khỏi giường khi không ngủ được: đừng cố ép bản thân ngủ làm tăng sự lo lắng. Thay vào đó có thể ra ngoài đi lại hoặc uống một tách trà thảo mộc dễ ngủ. Khi thấy buồn ngủ thì hãy trở lại giường.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống trước khi đi ngủ

Ngoài tạo thói quen đi ngủ khoa học thì chế độ ăn uống khoa học cũng là điều rất quan trọng khi ngủ. Dưới đây là một số điều cần tránh trước khi đi ngủ:

  • không uống quá nhiều nước trước khi ngủ. Bởi sẽ làm bạn dễ thức dậy để đi tiểu đêm. Để cải thiện tình trạng này bạn cần kiểm soát lượng nước vừa đủ vào cơ thể và đi vệ sinh trước khi đi ngủ nhé.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, caffeine, trà mạn, gây khó đi vào giấc ngủ. Thay vào đó có thể sử dụng trà thảo dược amitaka giúp an thần và ngủ ngon.
  • Không nên ăn quá nhiều vào bữa tối. Ngoài ra, hạn chế thực phẩm cay, nóng có axit kích thích dạ dày, dễ dẫn đến ợ nóng, trào ngược dạ dày gây khó ngủ.
  • không nên ăn đồ có quá nhiều dầu mỡ và thực phẩm khó tiêu. 

Tránh ăn thực phẩm khó tiêu và thức uống kích thích giúp dễ ngủ và ngủ ngon. Vậy ăn uống gì để dễ ngủ? Bạn có thể tham khảo bài ăn gì để dễ ngủ trong chuyên mục bí quyết sống khỏe của hct.com.vn. Bạn hãy bớt chút thời gian đọc để có thêm kiến thức vì một sức khỏe tốt và giấc ngủ ngon.

3. Tập thể dục thể thao giúp cải thiện giấc ngủ

Tập thể dục hằng ngày cũng rất quan trọng với sức khỏe và giấc ngủ của bạn. Hãy dành khoảng 30 phút buổi sáng để chạy bộ, tập gym hoặc những môn thể thao bạn yêu thích. Điều này sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt và giấc ngủ ngon.

không ngủ được nên tập thể dục thể thao hàng ngày
Thể dục thể thao hàng ngày giúp bạn dễ ngủ hơn

Nếu không có thời gian thì trước khi ngủ có thể thiền hoặc các bài tập yoga cho người mất ngủ. Những bài tập này có thể giúp thư giãn, thanh thản và ngủ ngon.

Những cách trên cần áp dụng hằng ngày và lâu dài có thể tác dụng tốt đến giấc ngủ lâu dài. Tuy nhiên, với những người áp dụng mà vẫn không ngủ được phải làm sao?

4. Thuốc thảo dược hỗ trợ chứng không ngủ được?

Nếu đã thử các liệu pháp chữa trị khác nhau mà vẫn không thành công, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa giấc ngủ. Bạn hãy cung cấp cho bác sĩ những thông tin cần thiết để bác sĩ khám và có cách trị mất ngủ hiệu quả nhất.

Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc thảo dược trị mất ngủ hỗ trợ giảm cẳng thẳng, lo lắng. Từ đó hỗ trợ cơ thể thư thái và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tất cả các loại thuốc thảo dược đa phần được chiết xuất từ các thảo dược gồm lạc tiên, lá vông, nữ nang… Đây là các loại thảo dược lành tính hỗ trợ an thần và ngủ ngon rất hiệu quả.

Ngoài thuốc thảo dược thì các chuyên gia cũng khuyên nên bổ sung thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon. Các sản phẩm này chủ yếu bổ sung melatonin cùng các vitamin và dưỡng chất hỗ trợ đi vào giấc ngủ nhanh và tỉnh táo mỗi khi thức dậy.

Kết lại: không ngủ được có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Hi vọng qua bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân không ngủ được phải làm sao và 4 cách khắc phục an toàn và hiệu quả.


Bài viết liên quan:

Question and answer (0 comments)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366