Thiếu Ngủ: Triệu chứng, nguyên nhân & cách điều trị

thiếu ngủ gây mệt mỏi

Thiếu ngủ là tình trạng không ngủ đủ giấc vào ban đêm. Để tình trạng này kéo dài có thể mắc một số bệnh nguy hiểm như suy giảm trí nhớ, đau nửa đầu hay tim mạch… Vậy làm thế nào để biết nguyên nhân, triệu chứng thiếu ngủ như nào và cách trị ra sao? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Thiếu ngủ là gì?

Thiếu ngủ là trạng thái một người ngủ ít hơn nhu cầu cơ thể. Thời gian ngủ đủ và cảm thấy sảng khoái cũng tùy thuộc vào từng cá nhân và thay đổi theo độ tuổi.

Việc ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe. Nó làm cơ thể không đủ thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng cho cơ thể. Từ đó gây ra sự lãng quên, kém tập trung, cáu gắt và thiếu năng lượng… Nặng hơn có thể thay đổi tâm trạng, bị trầm cảm và một số bệnh lý khác. Vậy thiếu ngủ có triệu chứng gì?

Triệu chứng thiếu ngủ là gì?

Thông thường triệu chứng hay dấu hiệu thiếu ngủ gồm:

  • Khó ngủ, không ngủ được.
  • Buồn ngủ cả ngày.
  • Giảm sức mạnh thể chất.
  • Giảm trí nhớ và khả năng tập trung.
  • Thiếu động lực.
  • Hay mệt mỏi, cáu gắt.
  • Giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ.

Triệu chứng thiếu ngủ kéo dài thì triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn như:

  • Tăng nguy cơ trầm cảm và bệnh tâm thần.
  • Tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, hen suyễn.
  • Cơ thể bị suy nhược gây ảo giác, run tay.
  • Tâm trạng bất thường và mất khả năng phán đoán.

Nguyên nhân thiếu ngủ

Thiếu ngủ thường gây ra bởi những nguyên nhân khác nhau. Thông thường bị ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân dưới đây:

  • Người hay làm thay đổi theo ca hoặc những người đi công tác xa nhà thay đổi múi giờ làm việc.
  • Giấc ngủ bị gián đoạn nhiều bởi môi trường phòng ngủ. Như quá nóng hoặc những tiếng ồn xung quanh gây ra.
  • Sử dụng các thiết bị điện tử gần giờ đi ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Một số loại thuốc chống trầm cảm, điều trị tăng huyết áp dùng lâu ngày cũng là nguyên nhân khó ngủ.
  • Dùng các chất kích thích và lạm dùng rượu bia.
  • Áp lực học tập, công việc gây căng thẳng và stress.

Ngoài những nguyên nhân trên thì một số bệnh lý cũng gây ra gián đoạn giấc ngủ:

  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính như suy giảm nhận thức.
  • Chứng ngủ rũ.
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ.
  • Bệnh béo phì, viêm khớp, trào ngược dạ dày.
  • Phiền muộn, lo ngại, trầm cảm..
  • Phụ nữ thay đổi nội tiết tố.
  • Người bị sốt, ho, cảm cúm…

Tác hại của thiếu ngủ lâu ngày với cơ thể

Giấc ngủ giúp cơ thể tái tạo và phục hồi. Bởi vậy thiếu ngủ thưởng ảnh hưởng đến cơ thể gồm:

  • Mệt mỏi thờ ơ, thiếu động lực.
  • Tính tình bất thường, khó chịu. 
  • Khó kiểm soát được cảm xúc.
  • Khó đưa ra quyết định.
  • Giảm khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề kém.
  • Suy giảm hoạt động của não như thiếu tập trung, giảm trí nhớ.
  • Lão hóa da.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng
  • Tăng nguy cơ rủi ro như tai nạn, áo giác, mê sàng.
  • Tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý nghiêm trọng như: bệnh tiểu đường, bệnh tim, cao huyết áp, đột quỵ…

Tình trạng thiếu ngủ lâu ngày có thể gây ra chứng mất ngủ nếu không điều trị kịp thời. Đặc biệt nếu kéo dài sẽ gây ra bệnh mất ngủ mãn tính.

Các phương pháp điều trị thiếu ngủ

Thiếu ngủ gây ra nhiều phiền toái không mong muốn. Để khắc phục bạn cần tìm đúng nguyên nhân gây ra và khắc phục nó. Trong đó điều chỉnh môi trường và lối sống là một cách hữu hiệu.

Phương pháp điều trị hành vi – nhận thức

Một số phương pháp hiệu quả không dùng đến thuốc như:

  • Kỹ thuật thư giãn: thiền, yoga cho người mất ngủ là các bài tập hít thở giúp giảm căng thẳng.
  • Liệu pháp nhận thức – hành vi(CBT): Liệu pháp này giúp thay đổi suy nghĩ và hành động có khả năng tổn hại đến giấc ngủ.

Phương pháp điều trị thay thế

Một số liệu pháp có thể có tác dụng cho điều trị thiếu ngủ như: châm cứu, massage, bấm huyệt, bổ sung melatonin…. Các phương pháp này sẽ giúp cho tinh thần được thoải mái, thư giãn và dễ ngủ hơn.

Phương pháp quản lý giấc ngủ tại nhà

Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng thiếu ngủ là đảm bảo ngủ đủ giấc. Chẳng hạn bạn có thể áp dụng các cách ngủ sớm dưới đây:

  • Hạn chế ngủ trưa sẽ giúp buổi tối dễ đi ngủ sớm.
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 1 giờ.
  • Đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm, thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng. Điều này giúp tạo thói quen, ổn định nhịp sinh học.
  • Hạn chế sử dụng caffeine và các chất kích thích vào chiều tối. Thay vào đó có thể sử dụng trà thảo mộc dễ ngủ giúp bạn dễ ngủ hơn.
  • Không nên lạm dụng rượu, bia trước khi đi ngủ.
  • Phòng ngủ luôn yên tĩnh, ánh sáng, nhiệt độ vừa đủ để dễ đi vào giấc ngủ.
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe và giấc ngủ.

Nếu sử dụng các phương pháp trên mà vẫn gặp vấn đề về giấc ngủ, lúc này bổ sung thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon là cần thiết. Bởi đây là những sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược an toàn hỗ trợ an thần và ngủ ngon. 

Lời kết: Thiếu ngủ gây hại rất nhiều đến sức khỏe và tinh thần. Hi vọng qua bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thiếu ngủ và các phương pháp hỗ trợ hiệu quả. 


Bài viết liên quan:

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366