Viêm khớp dạng thấp – Triệu chứng, chuẩn đoán & phương pháp điều trị

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Liên quan đến hệ miễn dịch trong cơ thể, viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính, không thể điều trị hoàn toàn. Vậy người mắc bệnh phải làm sao?

Trong bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT sẽ tổng hợp những thông tin hữu ích nhất về bệnh viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là một dạng của bệnh viêm khớp, liên quan đến rối loạn tự miễn. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các ổ khớp. Cụ thể là vùng niêm mạch gây viêm, đau, mòn xương hoặc tệ hơn là biến dạng khớp xương.

mô phỏng viêm khớp dạng thấp

Tên tiếng Anh của viêm khớp dạng thấp là Rheumatoid Arthritis (RA). Tên gọi khác là viêm đa khớp dạng thấp. Căn bệnh thường phát triển đối xứng hai bên cơ thể. Tức là nếu bạn bị ở ngón tay bên trái thì cũng có nguy cơ bị bên phải. So với viêm xương khớp thì viêm khớp dạng thấp ít phổ biến hơn, đặc tính bệnh cũng phức tạp hơn.

Hiện nay căn bệnh này chưa có pháp đồ điều trị triệt để. Nhưng nếu phát hiện sớm thì người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được. Bởi vậy, bạn cần sớm nhất biết các dấu hiệu liên quan đến viêm khớp dạng thấp và kịp thời khám bệnh.

Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp

Dấu hiệu ban đầu của viêm khớp dạng thấp là viêm và đau ở các khớp. Vị trí các khớp thường gặp là ngón tay, ngón chân. Khi phát triển, các khớp to hơn sẽ bị ảnh hưởng như cổ tay, cổ chân, mắt cá, đầu gối, khửu tay…

Các triệu chứng rõ nét nhất bao gồm:

  • Đau tại các khớp.
  • Sưng, cứng khớp. Đặc biệt là vào buổi sáng hoặc vị trí khớp ít được vận động.
  • Cảm giác mệt mỏi, sốt và chán ăn.

Đây cũng là dấu hiệu chung với các bệnh xương khớp khác. Mức độ có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng, có thể làm khớp bị biến dạng hoặc dịch chuyển khớp ra khỏi vị trí.

Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là hệ miễn dịch bị rối loạn. Vì vậy, dẫn đến tấn công chính các niêm mạc bao quanh khớp. Chưa có một nghiên cứu nào chính xác nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ đâu.

Theo các số liệu được tổng hợp và phân tích, nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp từ những yếu tố sau:

  • Di truyền: Những người trong có đình như bố mẹ mắc bệnh thì con cái có nguy cơ mắc cao hơn những gia đình khác.
  • Thừa cân: người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Tuổi tác: căn bệnh bắt gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tỉ lệ mắc bệnh ở tuổi trung niên cao hơn hẳn.
  • Giới tính: ở Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.
  • Hút thuốc: Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh rất cao và cũng là yếu tố làm tăng mức độ của bệnh.

Như vậy, nguyên nhân gây ra viêm khớp dạng thấp rất khó xác định. Người mắc bệnh cần chú ý kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị. Tránh những biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể gây ra các biến chứng dưới đây:

  • Nhiễm trùng: bởi hệ miễn dịch bị rối loạn, kết hợp các loại thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp có thể làm cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Khô mắt và miệng.
  • Loãng xương.
  • Bệnh tim mạch: người bị viêm đa khớp dạng thấp có nguy cơ bị xơ cứng và tắc nghẽn động mạch, viêm túi bao quanh tim mạch.
  • Viêm phổi.

Do ảnh hưởng bởi hệ miễn dịch nên biến chứng phức tạp. Người bệnh cần quan tâm điều trị để hạn chế sự phát triển và biến chứng gây ra.

Chuẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp

Giai đoạn ban đầu của bệnh có biểu hiện không rõ ràng. Bởi vậy mà khả năng chuẩn đoán cũng sẽ khó khăn.

Cách để người bệnh nhận biết rõ nhất về căn bệnh này là khám bệnh tại bệnh viện. Lý tưởng nhất là thực hiện định kì tại bệnh viện để được thực hiện các phương pháp chuẩn đoán. Các phương pháp kiểm tra, chuẩn đoán viêm đa khớp dạng thấp bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Dựa vào chỉ số ESR, CRP giúp cho bác sĩ đánh giá mức độ viêm.
  • Chụp X-Quang, MRI cũng giúp cho các bác sĩ nhìn rõ mức độ viêm của người bệnh.

Các kết quả thu được giúp người bệnh chuẩn đoán rõ rất cho mức độ của mình. Từ đó có thể áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp

Hiện nay bệnh viêm đa khớp dạng thấp vẫn chưa có các điều trị triệt để. Tuy nhiên, người bệnh có kiểm soát bệnh bằng cách: sử dụng thuốc, phẫu thuật kết hợp trị liệu, luyện tập phục hồi.

Sử dụng thuốc Tây

Bạn cần sử dụng thuốc Tây theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi các loại thuốc này có tác dụng phụ. Các loại thuốc Tây điều trị viêm khớp dạng thấp thường bao gồm:

  • Loại Steroid: giúp giảm đau, viêm và chậm tổn thương đến khớp. Nhưng tác dụng phụ có thể gây loãng xương, bệnh tiểu đường, tăng cân.
  • Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID): cũng có công dụng giảm viêm, đau. Có loại không kê theo toa hoặc kê theo toa. Nhưng nhìn chung, bạn nên theo chỉ dẫn của bác sĩ. Loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến dạ dày, gây viêm loét dạ dày – tá tràng, ảnh hưởng đến tim, thận.
  • Thuốc chống thấp khớp (DMARDS): các loại thuốc này giúp làm chậm sự phát triển của bệnh và tổn thương các khớp. Các tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp là nhiễm trùng phổi, tổn thương gan hay ức chế tủy xương.

Ưu điểm của các loại thuốc Tây là giúp kiểm soát và giảm triệu chứng của bệnh rất nhanh. Nhưng bù lại thì tác dụng phụ cũng nhiều và nguy hiểm. Vậy nên người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không dùng bừa bãi.

Hiện nay, người bị xương khớp có xu hướng sử dụng các loại thuốc thảo dược, hạn chế được các tác dụng phụ. Dù tác động từ các loại thuốc này không nhanh như thuốc Tây.

Dùng các loại thuốc từ thảo dược

Các loại thuốc từ thảo dược được ứng dụng theo nghiên cứu từ xa xưa, qua rất nhiều thế hệ. Thế mạnh của các loại thuốc này là hầu như rất ít tác dụng phụ, phù hợp với các bệnh mãn tính cần phải sử dụng dài ngày.

Các loại nổi tiếng trên thị trường như thuốc xương khớp Malaysia, thuốc xương khớp của Học Viện Quân Y.

Biện pháp kiểm soát viêm khớp dạng thấp tại nhà

Thiết lập thói quen sinh hoạt phù hợp với căn bệnh sẽ giúp người bệnh kiểm soát dễ dàng. Các biện pháp như luyện tập hằng ngày, sử dụng trị liệu (nếu có điều kiện) và nghỉ ngơi khi cần thiết.

  • Tập thể dục: bạn có thể áp dụng một số bài tập phù hợp với vùng bị viêm để cải thiện chức năng. Thực hiện một các từ từ và nâng dần dần khối lượng tập luyện. Ngoài ra, đạp xem, đi bộ/chạy bộ, bơi lội cũng rất phù hợp. Bạn cũng có thể tham khảo các bài tập về thái cực quyền, yoga. Chúng rất hữu hiệu cho căn bệnh này.
  • Dùng các thiết bị hỗ trợ: vận động, di chuyển bằng các thiết bị hỗ trợ giúp bạn giảm triệu chứng đau và viêm. Vậy nên bạn có thể áp dụng ngay nếu điều kiện cho phép.
  • Nghỉ ngơi: thật khó khăn cho những người bệnh xương khớp nếu không nghỉ ngơi cần thiết. Hãy cảm nhận chính cơ thể bạn và nghỉ ngơi. Thư giãn, đọc sách hay ngủ đủ giấc giúp bạn dễ chịu hơn so với làm việc trong lúc bị bệnh tấn công.

Kết lại, viêm khớp dạng thấp là căn bệnh mãn tính, phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp nhưng lại không có cách chữa. Vậy nên bạn cần có sự hiểu biết rõ về căn bệnh này để kiểm soát chúng. Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về căn bệnh.


Bài viết tham khảo nguồn:

mayoclinic.org

healthline.com

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366