Viêm mũi dị ứng | Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

viễm mũi dị ứng

Trước thực trạng không khí ô nhiễm như hiện nay, nguy cơ mắc nhiều các bệnh về hô hấp là không thể tránh khỏi. Phổ biến nhất là bệnh viêm mũi dị ứng.

Có lẽ đó là lý do tại sao từ khóa viêm mũi dị ứng có đến hơn 8,100 lượt tìm kiếm trên Google mỗi tháng. Một con số đáng được quan tâm.

thống kê về lượng tìm kiếm viêm mũi dị ứng

Nhưng có thực sự ô nhiễm không khí là vấn đề gây ra tình trạng này? Trong bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT đã tổng hợp và chia sẻ với bạn về: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị cho căn bệnh này.

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là phản ứng phụ của cơ thể do sự tiết Histamine-amin sinh học trước các tác động từ bên ngoài.

Tên tiếng Anh của viêm mũi dị ứng là Allergic Rhinitis. Tên gọi khác nữa là viêm xoang mũi dị ứng. Bệnh lý có 2 dạng: dạng thời tiết (theo mùa) và dạng mãn tính.

  • Viêm mũi dị ứng thời tiết: là dạng thường xảy ra vào mùa xuân, hè và thu. Tác nhân gây ra là những loại nấm mốc trong không khí hoặc phấn hoa từ cây, cỏ.
  • Viêm mũi dị ứng mãn tính: là dạng mà người mắc bệnh bị quanh năm. Tác nhân dị ứng đa dạng hơn có thể từ động vật, môi trường…

Theo các thống kê, tỉ lệ bệnh nhân mắc viêm mũi trên thế giới vào khoảng 10-30% dân số. Tại Việt Nam do ảnh hưởng từ thời tiết cũng như tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn thì con số này là 32% trên tổng số tất cả các ca bệnh liên quan tới đường hô hấp.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh thể hiện ở ba cơ quan đó là mắt, mũi và họng.

Phần mũi:

  • Ngứa mũi
  • Hay hắt xì hơi
  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi

Phần họng:

  • Cảm giác ngứa họng
  • Rát họng
  • Đau họng

Phần mắt:

  • Ngứa mắt
  • Hay chảy nước mắt
  • Thâm quầng mắt

Ngoài ra có thể bạn gặp triệu chứng mệt mỏi do mất ngủ, bởi chứng nghẹt mũi, đau đầu khó chịu.

Bệnh nếu không điều trị kịp thời và triệt để sẽ gây những biến chứng nguy hại khác.

Biến chứng của viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh không nguy hiểm, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng không mong muốn sau:

  • Khó ngủ: thậm chí là bị mất ngủ, bởi khó ngủ lâu ngày. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ. Không tập trung được trong công việc, học tập…
  • Hen suyễn: mức độ hen suyễn hay hen phế quản sẽ trầm trọng hơn nếu bạn không điều trị viêm mũi họng dị ứng.
  • Viêm xoang: Đây được coi là biến chứng phổ biến từ viêm mũi. Về lâu dài, người bệnh dễ biến chứng thành viêm xoang mãn tính.
  • Viêm tai giữa.
  • Viêm kết mạc, ngứa mắt.
  • Đau nhức đầu, khó tập trung.

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh rất dai dẳng và khó điều trị. Việc điều trị phụ thuộc phần lớn vào việc xác định nguyên nhân mắc bệnh của bản thân bạn.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Như đã nói ở trên viêm mũi dị ứng là phản ứng phụ của quá trình tiết Histamine của cơ thể trước những tác động từ bên ngoài. Thời điểm ban đầu khi mắc bệnh là các triệu chứng: ngứa mũi, sổ mũi, hắt hơi và ngứa mắt.

Theo cơ chế này thì viêm mũi dị ứng không bị lây. Cũng không phải là bệnh truyền nhiễm.

Dưới đây là một số tác nhân từ bên ngoài có thể gây ra phản ứng tiết Histamine:

  • Phấn hoa.
  • Bụi, mạt.
  • Nấm mốc.
  • Vảy, lông động vật.

Người bệnh có nguy cơ bị nặng hơn bởi các yêu tố sau:

  • Tiếp xúc với hóa chất.
  • Trời lạnh hoặc phòng nhiệt độ thấp.
  • Gặp gió.
  • Ô nhiễm không khí
  • Nước hoa, keo xịt tóc
  • Khói bụi.
  • Khói thuốc lá.

Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố này giúp bạn phòng tránh hoặc giảm mức độ nhiễm bệnh.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng

Cũng như các căn bệnh khác, để điều trị hiệu quả thì đầu tiên phải có kết quả chuẩn đoán chính xác nhất.

Lộ trình điều trị viêm mũi dị ứng thường bao gồm:

  • Chuẩn đoán: được thực hiện tại trung tâm y tế và bệnh viện
  • Sử dụng thuốc điều trị kết hợp sản phẩm bổ trợ
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt phù hợp với căn bệnh.

Các phương pháp chuẩn đoán

Phương pháp chuẩn đoán sẽ được thực hiện bởi bác sĩ, tại các trung tâm y tế và bệnh viện.

Các phương pháp bao gồm:

  • Khảo sát dấu hiệu lâm sàn: người đi khám bệnh cần liệt kê những triệu chứng gặp phải như ngứa mũi, hắt xì hơi, nghẹt mũi…cùng các điều kiện khảo sát khác. Khi khai báo càng chi tiết thì các bác sĩ sẽ càng có dữ liệu chuẩn đoán chính xác hơn.
  • Kiểm tra chích da: là phương pháp thường được dùng. Các bác sĩ sẽ thử một số chất dị ứng lên da và theo dõi phản ứng của cơ thể người bệnh.
  • Một số xét nghiệm: người bệnh có thể được xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hấp thụ phóng xạ (RAST) để phục vụ chuẩn đoán bệnh.

Sau khi thăm khám, bạn có thể xác định được chính xác và mức độ bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ có những khuyến cáo và pháp đồ sử dụng thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho phù hợp.

Điều trị từ thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Các loại thuốc Tây dùng để điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Thuốc kháng Histamine: dùng để ngăn cơ thể sản xuất Histamine quá mức.
  • Thuốc chống dị ứng, thông mũi.
  • Thuốc điều trị theo triệu chứng: như thuốc nhỏ mắt, thuốc xịt mũi

Tuy nhiên các loại thuốc Tây này không được dùng dài ngày bởi chúng có thể gây tác dụng phụ. Bạn cần theo chỉ dẫn của các bác sĩ khi sử dụng.

Bạn hãy lưu ý! Nếu đang bị bệnh tim hay các vấn đề về tim, huyết áp cao, rối loạn giấc ngủ, các vấn đề về bàng quang thì cũng nên nêu ra để bác sĩ kê đơn thuốc cho phù hợp.

Sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe cũng là cách điều trị viêm mũi dị ứng rất hiệu quả. Bởi chúng có thể dùng lâu dài, ít tác dụng phụ, phù hợp cho nhiều đối tượng.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Các thực phẩm bảo vệ sức khỏe được điều chế từ các thảo dược tự nhiên nên rất an toàn khi sử dụng. Loại này hay còn được gọi là thuốc thay thế hay thực phẩm chức năng.

Có thể kể đến Xoang Bách Phục – một sản phẩm rất nổi tiếng về điều trị viêm mũi, viêm xoang. Xoang Bách Phục được sử dụng để:

  • Hỗ trợ giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa tái phát viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh: Tắc mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh, vàng
  • Hỗ trợ tăng cường miễn dịch
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ dị ứng
  • Hỗ trợ chống viêm, làm loãng và tăng bài xuất nhầy

xoang bách phục

Mặc dù vậy, nếu sử dụng các loại thuốc thay thế này mà có thể bạn có những bất thường. Thì lập tức dừng lại và cho bác sĩ biết ngay.

Trong các cách điều trị thì thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học cũng rất quan trọng.

Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học

Một chế độ sinh hoạt khoa học và cách phòng tránh sự tái phát của viêm mũi dị ứng rất hiệu quả. Cơ chế phòng ngừa là hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

Vậy bạn nên thiết lập thói quen dưới đây (nếu phù hợp):

  • Tắm nếu có thể, khi bạn đi ra ngoài môi trường ô nhiễm, bụi bẩn.
  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, tiếp xúc với các hóa chất, động vật.
  • Tắm rửa cho chó mèo ít nhất 2 lần mỗi tuần (nếu có).
  • Hạn chế hoặc tránh tập thể dục vào sáng sớm.
  • Luyện tập thể dục trong nhà, tại phòng Gym sẽ giúp bạn tránh được những tác nhân dị ứng bên ngoài.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, có thể đóng cửa sổ nếu trường hợp môi trường ô nhiễm.
  • Sử máy lọc không khí trong phòng.

Tránh các biến chứng, nắm rõ các nguyên nhân, triệu chứng và biết các phương pháp điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát viêm mũi dị ứng. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn.


Bài viết được tham khảo các nguồn:

  • nhs.uk
  • healthline.com
Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366