Viêm loét dạ dày – tá tràng | Tổng hợp triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

viêm loét dạ dày - tá tràng

Một vấn đề rất được quan tâm hiện nay, đó là người mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng ngày càng nhiều. Theo các nguồn tin thống kê, tỉ lệ người mắc các bệnh về dạ dày chiếm đến 70% tại Việt Nam. Đáng báo động là tuổi đời mắc bệnh càng ngày càng trẻ hóa.

Mấu chốt của căn bệnh này là thế nào? Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT sẽ chia sẻ với bạn những thông tin về viêm loét dạ dày – tá tràng trong bài viết này.

Viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh làm tổn thương, viêm loét ở dạ dày và tá tràng. Đây là căn bệnh thường được phát hiện muộn nên dễ bị mạn tính, gây khó khăn cho việc điều trị dứt điểm.

Khi bị tổn thương, các lớp niêm mạc ở dạ dày và tá tràng bị bào mòn. Tổn thương này gây lên viêm loét. Các vị trí viêm loét như: thượng vị dạ dày, bờ cong nhỏ, hang vị, tâm vị…

Tuy nhiên, người mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thường phát hiện muộn hoặc chủ quan. Đó là lý do dẫn đến bị mãn tính, khó điều trị dứt điểm. Chưa hết, căn bệnh này có khả năng gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Nhưng trước tiên, để điều trị được hiệu quả, bạn cần biết được nguyên nhân chính xác gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng ở bạn thân.

giải phẫu viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng

Tác nhân chính gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng chính là vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP có tên đầy đủ tiếng Anh là Helicobacter Pylori. Vi khuẩn HP là tác nhân chiếm đến 80% gây ra viêm loét dạ dày. Khi nhiễm HP trong dạ dày, chúng tiết ra các chất độc làm mất đi chức năng của niêm mạc. Vì vậy, axit dạ dày sẽ gây ra viêm loét.

Trong hơn 20% còn lại, tác nhân gây ra viêm loét dạ dày có thể kể đến những những loại thuốc Tây. Các loại thuốc giảm đau chống viêm không Steroid (NSAIDS). Khi dùng nhiều thuốc chống viêm, giảm đau sẽ làm giảm quá trình tổng hợp prostaglandin. Mà prostaglandin là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Một số nguyên nhân khác gây ra viêm loét dạ dày là: lạm dụng bia rượu, đồ uống kích thích, đồ ăn nhiễm khuẩn độc. Đôi khi là do căng thẳng đầu óc, stress và lo nghĩ quá nhiều.

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Ở những thời điểm đầu, người bệnh không thấy triệu chứng rõ rệt. Hoặc có nhưng không rõ, hay chủ quan. Tuy nhiên, bạn có thể mắc viêm loét dạ dày – tá tràng nếu gặp phải những triệu chứng dưới đây:

  • Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị: Đây là triệu chứng hầu như ai mắc phải bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng cũng mắc phải. Thường thì ở thời kì đầu. Người bị trào ngược dạ dày sẽ cảm thấy nóng rát thượng vị nhất.
  • Rối loạn tiêu hóa: Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh bị rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện là lúc bị tiêu chảy, lúc bị táo bón.
  • Mất ngủ: người bị viêm loét dạ dày tạo cảm giác đau, nặng bụng, đầy hơi, khó tiêu nên thường bị mất ngủ.
  • Đau bụng vùng thượng vị (trên rốn): Người bị viêm loét dạ dày thì dấu hiệu này là rõ nhất. Khi quá no hay quá đói đều bị những cơn đau rất dữ dội. Nhưng cơn đau thường âm ỉ, nhưng có lúc đau quặn từng cơn rất khó chịu.
  • Đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu: Dạ dày bị viêm loét dẫn đến chức năng tiêu hóa kém, gây ra cảm giác đầy bụng, đầy hơi, buồn nôn và khó tiêu. Nhất là khi ăn no, bởi dạ dày không kịp tiêu hóa.

Khi gặp các biểu hiện trên, có thể bạn đã mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Vì vậy, nên đến bệnh viện thăm khám sớm để kịp thời điều trị. Việc để bệnh kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét loét dạ dày – tá tràng

Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng, người bệnh không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mãn tính. Đó là tiền đề gây ra các biến chứng nguy hiểm. Có 4 biến chứng nguy hiểm là: thủng dạ dày, hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày và ung thư dạ dày.

Biến chứng thủng dạ dày

Đây là biến chứng thường thấy ở người bị viêm loét dạ dày đại tràng rất nặng. Người mắc bệnh cảm thấy đau dạ dày giữ dội. Cơn đau được mô tả như có dao đâm. Vì vậy, nếu gặp phải biến chứng này cần lập tức đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.

Hẹp môn vị

Khi bị viêm gây sưng phù nề trong dạ dày. Các khối sưng phù gây hẹp môn vị, khó cho thức ăn đi qua. Khi gặp biến chứng này, người bệnh cảm thấy bị đau dồn dập, liên tục và kéo dài. Do thức ăn khó đi qua tá tràng, người bệnh bị buồn nôn, thậm chí là nôn. Biến chứng này khiến người bệnh luôn mệt mỏi, không còn sức lực.

Xuất huyết dạ dày

Viêm loét gây tổn thương đến các mạch máu trong dạ dày. Đây là lý do gây biến chứng xuất huyết dạ dày, máu chảy xuống đường tiêu hóa. Biểu hiện rõ nét nhất là nôn ra máu hay đi đại tiện ra máu.

Nếu không xử lý kịp thời, biến chứng này có thể gây ra tử vong cho người bệnh. Vì vậy, cần đến bệnh viện để cấp cứu ngay tức thì nếu gặp biến chứng này.

Ung thư dạ dày

Đây là biến chứng tồi tệ nhất mà người bệnh mắc phải. Do không điều trị nghiêm túc, kỉ luật nên người mắc viêm loét dạ dày – tá tràng lâu dài bị nặng hơn, gây biến chứng chết người. Đáng nói là ung thư dạ dày là căn bệnh thường gặp nhất về ung thư đường tiêu hóa.

Dù bạn bị các biến chứng nào, thì cũng rất nguy hiểm với cơ thể khi mắc viêm loét dạ dày và các bệnh đường tiêu hóa liên quan. Do vậy, cần phải điều trị sớm và dứt điểm căn bệnh này để tránh có rủi ro đáng tiếc.

Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng hiệu quả

Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng là hướng đến mục đích loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và phòng tránh khả năng tái phát. Bởi vậy, việc đầu tiên trong phương pháp điều trị đó là đến bệnh viện thăm khám, sau đó sử dụng các thuốc, thực phẩm bổ trợ và hình thành thói quen sống khoa học.

Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng bằng thuốc

Để chữa bệnh, bạn cần phải uống thuốc. Nhưng thuốc không phải là thứ bạn có thể uống tự ý hay bừa bãi. Bởi tác dụng phụ nó mang lại đôi khi còn nhiều hơn cả lợi ích.

Các loại thuốc thông thường để điều trị viêm loét dạ dày bao gồm:

  • Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP, tác nhân chính gây ra bệnh.
  • Thuốc giúp trung hòa hay giảm tiết axit dạ dày, giúp kháng viêm.
  • Thuốc tạo màng bảo vệ vùng viêm loét.

Để sử dụng những thuốc này, bạn cần được khám và kê theo chỉ định của các bác sĩ. Bởi dùng với liều lượng quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ.

Lựa chọn các loại thuốc từ thảo dược tự nhiên điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng đang là xu thế tại Việt Nam. Các loại thuốc này an toàn khi sử dụng, nhất là sử dụng lâu dài.

Sử dụng các loại thuốc từ thảo dược

Do đặc thù văn hóa người Việt Nam: sinh hoạt, ăn uống kém khoa học dẫn đến điều trị viêm loét dạ dày không dứt điểm. Vì vậy, nếu điều trị nhiều lần bằng thuốc Tây rất dễ bị tác dụng phụ. Bởi vậy, người Việt có xu thể lựa chọn các loại thuốc từ thảo dược tự nhiên.

Hiện nay tại Việt Nam có nhiều đơn vị sản xuất thuốc điều trị viêm loét dạ dày theo dạng y học cổ truyền.

Có thể kể đến các thương hiệu nổi tiếng và uy tín hiện nay:

Trong khuôn khổ bài viết này, bên mình liệt kê các sản phẩm giúp điều trị bệnh viêm loét dạ dày từ những đơn vị kể trên. 

Bình Vị Nam Viện 354

Bình Vị Nam của viện 354 là sản phẩm được tìm kiếm nhiều nhất – trong số các sản phẩm thuốc thảo dược cho bệnh dạ dày tại Việt Nam (theo thống kê từ Google).

Bình vị nam của viện 354
Thuốc dạ dày Bình Vị Nam của Bệnh Viện 354 (Tem Chống Hàng Giả Mới có mã QR)

Có tuổi đời từ rất lâu (hơn 13 năm), sử dụng hiệu quả nên không bất ngờ nếu Bình Vị Nam đang được săn đón như vậy trên Internet.

Bình Vị Nam có tác dụng: 

  • Chữa viêm loét dạ dày.
  • Dự phòng chảy máu và loét dạ dày tái phát.
  • Giúp giảm những cơn co thắt dạ dày.
  • Ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, tăng cường kháng viêm.
  • Hỗ trợ hàn liền vết loét do viêm, tăng sinh niêm mạc dưới tác dụng của muối nhôm kép.

Bột Dạ Dày

Bột Dạ Dày là tên của loại thuốc bột dùng để điều trị viêm loét dạ dày do Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội sản xuất.

Bột dạ dày viện y học cổ truyền quân đội
Bột Dạ Dày Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội.

Các thành phần trong Bột Dạ Dày gồm: Ô Tắc Cốt, Mẫu Lệ, Bằng Sa Phi, Cam Thảo, Bình Vôi, Hương Phụ Chế. Các tác dụng: 

  • Hỗ trợ điều trị các trường hợp viêm loét dạ dày. 
  • Dự phòng chảy máu và viêm loét dạ dày tái phát.
  • Giúp giảm nhanh những cơn co thắt dạ dày.
  • Tăng cường kháng viêm.
  • Hỗ trợ hàn liền vết loét do viêm, tăng sinh niêm mạc.
  • Ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bênh dạ dày như: Chảy máu dạ dày và ung thư dạ dày.

Cốm bình dạ dày 

Ami Progast cũng là một loại thuốc bột dạ dày, được sản xuất bởi Học Viện Quân Y.

Thành phần trong Ami Progast gồm: Mai Mực, Khương Hoàng, Cam Thảo Bắc, Hoài Sơn, Chỉ Xác, Mật Ong và một số phụ liệu khác.

Cốm dạ dày Ami Progast giúp: Giúp kiện tỳ vị, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm lét dạ dày tá tràng, ơ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, đau thượng vị.

Ngoài thuốc bột dạ dày, Học Viện Quân Y còn có nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày rất tốt. Các sản phẩm được điều chế từ tự nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng.

Các sản phẩm bổ trợ

Các sản phẩm bổ trợ hay còn được gọi là thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Kết hợp dùng thuốc với các sản phẩm này giúp cho quá trình điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Ngoài ra, còn giúp phòng ngừa bệnh tái phát.

Trong bài viết này, bên mình giới thiệu với các bạn các sản phẩm từ Học Viện Quân Y, có thành phần chứa Nano Curcumin:

  • Nano Curcumin HVQY: Thành phần chính là Nano Curcumin (99%). Giúp làm giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng cường miễn dịch, giảm tác dụng phụ do hóa xạ trị, bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan, hạn chế lão hóa, giảm nhăn da…
  • Nano Curucmin HP: kết hợp giữa Nano Curcumin với nhiều thành phần khác giúp điều trị viêm loét dạ dày, giảm các cơn đau, hạn chế các triệu chứng ơ hơi, ợ chua và hỗ trợ chống oxi hóa.
  • Nano Curcumin Tam Thất Xạ Đen: dùng cho các trường hợp viêm loét dạ dày, điều trị ung thư hay các đối tượng làm trong các môi trường độc hại…
  • Rocori Dạ Dày Đại Tràng: Dùng cho người bị bệnh đau dạ dày và đại tràng. Đây là sản phẩm mới do Học Viện Quân Y nghiên cứu và sản xuất.

Mặc dù vậy, bên cạnh sử dụng thuốc kết hợp với các thực phẩm bổ trợ thì hình thành thói quen sinh hoạt khoa học cũng rất quan trọng đối với điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

Hình thành thói quen sống khoa học

Thói quen sống khoa học, lành mạnh không những giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ điều trị, phòng tránh các bệnh rất hiệu quả. Đối với bệnh viêm loét dạ dày đại tràng cũng vậy. Trong các nguyên nhân gây căn bệnh này, lỗi chủ quan đến từ người mắc bệnh trong quá trình ăn uống, sinh hoạt.

Trong hình thành thói quen sống khoa học, thì nên ăn hay không nên ăn các món ăn tốt cho dành người đau dạ dày rất quan trọng.

Các thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng

Trong ăn uống, người mắc bệnh viêm loét dạ dày đại tràng nên sử dụng các thực phẩm được khuyên cáo dưới đây:

  • Thức ăn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày như sữa, mật ong, trứng… Mỗi tuần nên ăn 2-3 bữa có trứng, mỗi bữa 1-2 quả.
  • Thức ăn giảm tiết dịch axit dạ dày: là các thức ăn chứa nhiều tinh bột, dễ tiêu như cơm, bánh mì, khoai củ.
  • Bổ sung các loại vitamin từ rau xanh, hoa quả tươi và các hạt ngũ cốc.

Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng, không nên ăn các thực phẩm này

Bên cạnh đấy, khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng, bạn không nên ăn:

  • Các đồ uống gây hại niêm mạc dạ dày: rượu bia, café, chè đặc…
  • Các đồ ăn gây tắc tiết dịch axit dạ dày: ớt, chanh, nước ngọt có gas…hay các món rán, mỡ
  • Các thức ăn cứng, khó tiêu: đồ ăn sống, nhiều xơ, thịt gân…

Ngoài ra, trong văn hóa ăn uống của người bệnh cần hướng đến ăn chín, uống sôi. Thức ăn nên thái nhỏ, nghiền nát và nấu kĩ để dễ tiêu. Ăn nóng để tránh nhiễm khuẩn.

Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, thư giãn, xả stress để điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.

Kết lại, viêm loét dạ dày – tá tràng là căn bệnh rất khó điều trị dứt điểm. Hi vọng bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh. Qua đó giúp bạn đẩy lùi căn bệnh này trong cuộc sống.


Tin tức liên quan:

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366