Ngưu Tất | Vị thuốc quý chữa bệnh xương khớp

cây ngưu tất

Ngưu Tất là một vị thuốc mọc hoang rất nhiều nơi ở nước ta. Được nhân dân ta dùng điều trị trong các bệnh viêm khớp, đau bụng, kinh nguyệt khó khăn. Trong bài viết này, hãy cùng Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT tìm hiểu về vị thuốc này nhé.

Giới thiệu chung về vị thuốc Ngưu Tất

  • Tên khoa học: Achyranthes bidentate blume.
  • Tên gọi khác: Hoài ngưu tất, cây cỏ xước.
  • Thuộc họ: rau giền Amaranthaceae.

Mô tả dược liệu Ngưu Tất

Ngưu Tất là một loại cỏ xước sống lâu năm, cho nên người ta hay nhầm với với cây cỏ xước Achyranthes aspera L. Cây có thân mảnh, ở các đốt phình lên như đầu gối chân trâu, hơi vuông, thường thì cao từ 0.8 – 2m hoặc hơn.

Lá cây hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, mọc đối có cuống dài 5 – 12cm và rộng 2 – 4cm. Hoa mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá, rất dễ bám vào quần áo khi vướng phải. Thường ra hoa vào tháng 5 – 9.

Phân bố

Cây Ngưu tất có nguồn gốc ở Trung Quốc được dân ta di thực về, có rễ to hơn so với cây cỏ xước mọc hoang ở khắp nơi. Hiện nay, thảo dược này đã được trồng rộng rãi ở nước ta để có thể phục vụ cho việc chữa bệnh.

Bộ phận dùng, Thu hoạch và chế biến

Cây thường được thu hái vào mùa đông khi thân đã khô héo. Đào lấy rễ, cắt bỏ phần trên và rễ con, rửa sạch đất cát, đem phơi tái rồi bó thành một bó nhỏ. Tiếp tục phơi cho tới khi da nhăn nheo, đem năn vài lần phơi khô. Ta sẽ có được vị ngưu tất có mùi đặc biệt, vị hơi ngọt, màu vàng tro.

rễ cây ngưu tất
Rễ cây Ngưu Tất

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chính trong cây ngưu tất gồm:

  • Chất Saponin khi thủy phân sẽ cho ra axit oleanic và đường
  • Galactoza
  • Rhamnoza
  • Glucoza
  • Ecdysteron
  • Inokosteron
  • Muối kali

Tác dụng dược lý

Theo Trung Hoa Y Học thì trong cao lỏng ngưu tất có tác dụng:

  • Làm dịu sức căng của tử cung chuột bạch (có chửa hay không chửa đều có tác dụng như nhau).
  • Đối với tử cung của thỏ thì có chửa hay không thì đều phát sinh tác dụng co bóp.
  • Đối với tử cung của chó có chửa hay không có chửa thì gây co bóp; khi thì gây dịu; tác dụng không nhất định. Hoặc lúc đầu gây co bóp, lúc sao có tác dụng dịu.
  • Đối với tử cung mèo không có chửa có tác dụng làm dịu tử cung; với mèo có chửa lại có tác dụng co bóp mạnh hơn.
  • Tác dụng trực tiếp kích thích dây thần kinh phía dưới bụng.

Theo Kinh Lợi Bân 1937 thì ngưu tất có tác dụng sau:

  • Làm yếu sức co bóp của tim ếch.
  • Tác dụng ức chế co bóp của khúc tá tràng.
  • Tác dụng làm lợi tiểu.
  • Đối với động vật đã gây mê thì ngưu tất có thể gây giảm huyết áp tạm thời; vài phút trở lại bình thường nhưng sau đó có thể hơi tăng.
  • Sử dụng liều cao thì có tác dụng kích thích sự vận động của tử cung.
  • Tác dụng hạ cholesteron trong máu và hạ huyết áp.

Ngoài ra, chất Saponin có tác dụng phá huyết làm cho vón anbumin. Chất ecdysteron và inokosteron có tác dụng làm kìm hãm sự phát triển của sâu bọ.

Công dụng và liều dùng

Theo Đông y thì ngưu tất có vị chua, đắng, bình không độc, vào hai kinh can và thận. Có tác dụng bổ can thận, mạnh xương khớp, thông huyết mạch, tê thất, hành ứ, đẻ khó…

Trong nhân dân thì thảo dược được dùng trong chữa bệnh viêm khớp, đau bụng, kinh nguyệt khó khăn.

Ngày dùng: 5 – 10g dưới dạng bột hoặc thuốc sắc có thể dùng riêng hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác.

Lưu ý: không dùng ngưu tất cho thai phụ, người di tinh, mộng tinh.

Ngưu Tất dùng để chữa bệnh gì?

Như đã nói trên thì thảo dược được chuyên dùng trong chữa bệnh xương khớp, phong tê thấp… Dưới đây là một số bài thuốc hay từ vị thuốc này. Mời các bạn tham khảo:

  • Bài thuốc chữa đau tê do thấp nhiệt: ngưu tất, thương truật mỗi loại đều 9g, hoàng bá 6g, tán bột làm thành viên để uống. chia uống 3 lần trong ngày, nên uống với nước muối gừng.
  • Bài thuốc chữa huyết áp cao, sơ vữa động mạch: viên ngưu tất 0.25g ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên dùng liền từ 1 đến 2 tháng.
  • Bài thuốc chữa kinh nguyệt chậm, đau bụng: cỏ xước, tô mộc, chỉ xác mỗi loại đều 12g; hương phụ, nghệ xanh, ích mẫu mỗi loại đều 16g. sắc uống hàng ngày
  • Bài thuốc chữa rong kinh: ngưu tất, bạch truật muỗi loại đều 12g; phục linh, hương phụ, trần bì mỗi vị 8g, cỏ nhọ nồi 16g. đem ra sắc uống ngày 1 thang. Dùng trong 1 – 2 tháng.
  • Bài thuốc trị tiểu tiện không thông: ngưu tất, ngũ gia bì, địa cốt bì, cam thảo, xuyên khung, khương hoạt mỗi vị 40g; sinh địa sắc uống hoặc có thể tán bột ngâm rượu.

lưu ý: để sử dụng vị thuốc Ngưu tất có hiệu quả và an toàn nhất thì bạn nên tham khảo các bác sĩ hoặc các thầy thuốc Đông y có độ uy tín cao.

Ngoài các bài thuốc trên thì Ngưu Tất cũng được ứng dụng trong sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng. Một số sản phẩm được ứng dụng có ngưu tất như:

Những lưu ý khi sử dụng thảo dược Ngưu Tất

Để sử dụng dược liệu một cách an toàn và hiệu quả cần lưu ý những điều sau:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc đông y trước khi sử dụng.
  • Nên nói cho bác sĩ biết mình đang sử dụng thuốc gì để tránh những tương tác khi sử dụng thuốc không đáng có.
  • Khi xuất hiện các hiện tượng bất thường khi sử dụng thuốc cần ngưng sử dụng và hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng.
  • Người bị mộng tinh, băng huyết, tỳ vị hư hàn không nên sử dụng.

Ngưu tất có giá bao nhiêu?

Vị thuốc Ngưu Tất dùng phần rễ phơi khô. Đây là vị thuốc được bán phổ biến tại các phòng khám Đông Y. Dạo qua một số trang web thì Ngưu Tất được bán với giá khoảng 200.000vnđ/kg. Tuy nhiên, bạn cần chọn đơn vị uy tín để đảm bảo chất lượng vị thuốc.

Lời kết: Vị thuốc Ngưu Tất với rất nhiều công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh. Qua bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT hi vọng đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về dược này nhé. 

“Bài viết được tham khảo trên tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi & Internet”


Tin tức liên quan:

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366