Hoắc Hương | Thảo dược thiên nhiên & Ứng dụng

Vị thuốc Hoắc Hương

Hoắc Hương là loại cây thảo dược đa công dụng, đa chức năng được sử dụng khá phổ biến. Đây là một nguyên liệu trong ngành kỹ nghệ sản xuất nước hoa với vai trò là một loại tinh dầu thơm và định hương cao cấp. Trong Đông y Hoắc hương được sử dụng làm chủ dược trong các bài thuốc làm mạnh dạ dày, giúp sự tiêu hóa. Thường xuyên sử dụng trong những trường hợp ăn không ngon, sôi bụng, đau bụng đi ngoài và hôi miệng.

Theo các tài liệu cổ cây thuốc này có:

  • Tên khoa học: Pogostemon Cablin (Blanco) Benth.
  • Tên thường gọi: Quảng hoắc hương, Thổ hoắc hương.
  • Thuộc họ: Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).

Cây Hoắc Hương

Cây Hoắc Hương là loài cây cỏ sống lâu năm, thân phân nhánh, cao chừng 30cm đến 60cm. Thân có lông bao phủ, lá vò có mùi thơm.

Lá cuống ngắn, phiến lá hình trứng hoặc thuỗn, dài chừng 5-10cm, rộng 2,5-7cm. Mép có răng cưa to, mặt dưới nhiều lông.

Cây hoắc hương

Hoa màu hồng hoặc tím nhạt mọc thành bông khu vực kẽ lá hay đầu cành.

Tuy nhiên khi trồng ở Việt Nam hầu như không có hoa nếu có thì hình dạng hơi tình tim. Cuống hoa 1-4cm, mép có răng cưa thô, to. Hoa mọc thành vòng quanh thân ở đầu cành hay kẽ lá. Cánh hoa màu tím hay trắng. Mùa hoa vào tháng 6-7, mùa quả sẽ vào tháng 10-11.

Phân bố

Hoắc Hương được trồng phổ biến ở nhiều nơi khu vực miền Bắc nước ta. Được trồng chủ yếu để lấy lá và cành làm thuốc. Khu vực trồng nhiều nhất là Kim Sơn (Hà Nam), Hưng Yên, Hà Nội.

Thảo dược này cũng được trồng nhiều tại khu vực nhiệt đới châu Á và châu Phi. Tại đây thường trồng trong phạm vi lớn để sử dụng trong công nghiệp sản xuất tinh dầu.

Thu hái và chế biến 

Cây Hoắc Hương được trồng khá là dễ dàng do cây có sức sống rất mãnh liệt. Chỉ việc dâm cành.

Sau khi trồng được khoảng 4-5 tháng, tùy thuộc vào tình trạng phát triển của cây mà có thể thu hoạch được hay không.

Thu hái lúc cành lá xum xuê, cắt lấy phần thân, lá trên mặt đất. Ngày phơi, đêm đậy kín nhiều lần cho đến khi khô.

Chế biến: Loại bỏ phần rễ thừa và các tạp chất. Lọc lá sạch để riêng. Rửa sạch thân, cắt đoạn ủ mềm, phơi khô rồi trộn đều thân lá với nhau.

Thành phần hóa học 

Thành phần quan trọng và tính ứng dụng cao nhất trong Hoắc Hương là tinh dầu với tỉ lệ khoảng 1,2%.

Trong tinh dầu bao gồm những chất sau: Cồn Patchouli-C15H26O (45%), Patchoulen (50%), benzaldehyd, aldehyd cinnamic, eugenol, cadinen, sesquiterpen và epiguaipyridin.

Tác dụng dược lý Cây Hoắc Hương

Lá và thân cây là 2 bộ phận được sử dụng làm thuốc. Nhiều nghiên cứu khoa học về tác dụng dược lý của loài cây này đã được tiến hành và cho một số kết quả sau: 

  • Hoắc Hương có tác dụng kháng khuẩn. Đặc biệt nước thuốc sắc có tác dụng ức chế các loại nấm gây bệnh: Leptospirosis, Tụ cầu khuẩn, Trực khuẩn mủ xanh, Etero coli, Trực khuẩn lỵ, Liên cầu khuẩn tán huyết Type A… Ngoài ra còn có khả năng chống hoại tử và ung thối.
  • Tinh dầu có khả năng làm tăng tiết dịch dạ dầy, tăng chức năng tiêu hóa.
  • Nước sắc có tác dụng làm co túi mật.

Tác dụng của Hoắc Hương

Lá và thân cây thường được sử dụng làm thuốc súc miệng hoặc trà. Các nghiên cứu cho thấy nó có tính chất của một vị thuốc an thần với khả năng:

  • Chữa các bệnh về đường tiêu hóa bao gồm: ợ hơi, ợ chua, tiêu chảy, đầy hơi.
  • Trị bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, hen phế quản, viêm mũi dị ứng.
  • Cải thiện các vấn đề về xương khớp như Gout.
  • Chữa các bệnh liên quan đến hệ thần kinh như đau đầu.
  • Chữa các bệnh đường tiết liệu như: sỏi thận, đau, sưng bàng quang.
  • Stress, căng thẳng, lo lắng, động kinh.

Liều lượng sử dụng 

Liều dùng thông thường là liều lượng mà bạn có thể sử dụng hàng ngày để tránh những tác dụng xấu, không mong muốn.

  • Làm trà: 10-15g Hoắc Hương Khô pha trà uống hàng ngày.
  • Nước súc miệng: 10g Hoắc Hương tươi giã nát cùng nước dùng để súc miệng.
  • Rượu ngâm Hoắc Hương: Dùng 2-4ml, 2-3 lần/ngày.

Các bài thuốc của Hoắc Hương

I. Đơn thuốc trị đau đầu, sốt lạnh, tức ngực, đầy bụng, tiêu chảy

Nguyên liệu:

  • Hoắc hương 12g, Đại phúc bì 12g, Bạch chỉ 8g, Phục linh 12g, Tử tô 8g, Trần bì 6g, Hậu phác 8g, Cát cánh 8g, Khương bán hạ 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, Đại táo 12g.
  • Nước 1 lít.

Cách thực hiện: Cho tất cả vào ấm, đun nhỏ lửa còn 300ml. Để nguội.

Cách sử dụng: Chia thành 3 lần, uống trong ngày.

II. Đơn thuốc trị cảm nắng, thổ tả

  • Nguyên liệu: Hoạt thạch (sao) 80g, Hoắc hương 8g, Định hương 2g.
  • Cách thực hiện: Trộn tất cả vào với nhau, tán thành bột mịn.
  • Cách sử dụng: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 8g với nước gạo.

III. Đơn thuốc trị ho, hàn, bụng đầy hơi, ăn ít, nôn mửa

Nguyên liệu:

  • Hoắc hương diệp 12g, Bán hạ (chế) 12g, Đinh hương 2g, Trần bì 12g.
  • Nước 600ml.

Cách thực hiện: Cho tất cả vào ấm, đun nhỏ lửa còn 150ml. Để nguội.

Cách sử dụng: Ngày chia 2 lần uống hết trong ngày.

IV. Đơn thuốc trị thai động không yên, khí không lên xuống, nôn ra nước chua

  • Nguyên liệu: Hương phụ, Hoắc hương, Cam thảo mỗi loại 8g
  • Cách thực hiện: Trộn đều, tán thành bột mịn.
  • Cách sử dụng: Ngày 2-3 lần, mỗi lần lấy 4g thuốc bột hòa vào nước sôi, thêm chút muối rồi uống.

V. Đơn thuốc trị viêm trường vị cấp tính

Nguyên liệu:

  • Hoắc hương, Bán hạ (chế) mỗi loại 12g, Thương truật, Trần bì mỗi loại 8g.
  • Nước 600ml.

Cách thực hiện: Cho tất cả vào ấm, đun nhỏ lửa còn 200ml. Để nguội.

Cách sử dụng: Ngày chia 2 lần uống hết.

Ứng dụng của hoắc hương trong sản xuất thuốc

Hoắc Hương là cây thảo dược có ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn: Từ ứng dụng làm thuốc tới ngành công nghiệp mỹ phẩm trong kỹ nghệ sản xuất nước hoa.

  • Sản xuất nước hoa: Tinh dầu từ thảo dược này là một nguyên liệu quý vì mùi hương cũng như định hương thuộc phân khúc cao cấp.
  • Ứng dụng trong sản xuất thuốc: Được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc dân gian, đông y và y học hiện đại.

Nổi bật trong số sản phẩm chăm sóc sức khỏe ứng dụng dược liệu trong thành phần là sản phẩm Xoang Bách Phục dành cho bệnh nhân viêm xoang và viêm mũi dị ứng.

Hình ảnh thuốc xoang bách phục

Xoang Bách Phục:

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Hoắc Hương

Một số lưu ý khi sử dụng thảo dược:

  • Dược liệu có khả năng ảnh hưởng tới huyết áp của bạn. Vì vậy cần kiểm tra huyết áp thường xuyên.
  • Cần thường xuyên kiểm tra nhịp tim, cũng như các xét nghiệm gan để kiểm tra mức tích tụ độc tố trong gan.
  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Không sử dung cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
  • Không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi.
  • Người có tiền sử dị ứng với các thành phần từ Hoắc Hương hoặc tương tự.

Mức độ an toàn: Tổng quan thì thảo dược này khá an toàn. Không gây nghiện, ảnh hưởng tới hệ thần kinh khi sử dụng lâu dài. Không nên sử dụng quá liều cũng như quá lạm dụng.

Lưu ý: Có thể tác dụng với các loại thuốc hạ huyết áp, tăng tác dụng của thuốc lên nhiều lần. Cần lưu ý điều này.

Mua Hoắc Hương ở đâu?

Các bạn có thể mua được vị thuốc này tại các cửa hàng thuốc nam, thuốc Đông Y hoặc các gian hàng trên Internet. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn cho mình một cơ sở uy tín. Bởi tình trạng treo đầu dê, bán thịt chó hiện nay không phải là hiếm. Trên thị trường giá Hoắc Hương khoảng 200.000đ/kg.

“Bài viết được tham khảo tài liệu Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi và Internet”


Tin tức liên quan:

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366