Phục Linh | Vị thuốc bổ, lợi tiểu trong Đông Y

Phục Linh Thành Phẩm

Phục Linh là một vị thuốc quý trong dân gian, được ứng dụng rộng rãi trong Đông Y. Với nhiều bài thuốc cổ truyền chủ trị: suy nhược, mệt mỏi, phù thũng, ngực bụng đầy chướng, kém ăn, mất ngủ, lo sợ… Trong bài viết này các bạn bạn hãy cùng Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT đi tìm hiểu về vị thuốc quý này nhé.

Giới thiệu về Phục Linh

Theo các tài liệu cổ Phục Linh có:

  • Tên thường gọi: Bạch Phục Linh, Phục Thần.
  • Tên khoa học: Poria Cocos Wolf. (Pachiama hoelen rumph).
  • Thuộc họ: Nấm lỗ Polyporaceae.

Các đặc điểm của Phục Linh

Phục Linh là loại nấm mọc ký sinh trên rễ cây thông. Vì người ta cho rằng Phục Linh là linh khí của rễ cây thông nấp ở dưới đất, do đó mà đặt tên như vậy. Còn nếu mà nấm mọc xung quanh rễ cây, khi đào lên có rễ thông ở giữa nấm thì gọi là Phục Thần. Vì người ta cho rằng loại này có tác dụng yên thần phách, chữa mất ngủ, sợ hãi.

Nấm thì có kích thước, hình khối không bằng nhau. To thì có thể nặng tới 5kg, còn nhỏ thì có thể bằng nắm tay. Mặt ngoài hình xám đen, nhăn nheo. Cắt ngang bạn sẽ thấy mặt lổn nhổn có màu trắng hoặc hồng nhám. Còn bôt thì thường có màu trắng xám, chủ yếu gồm các khuẩn ty, bào tử, cuống đàm tử.

Khi dùng glyxerin để soi sẽ thấy các khuẩn ty không màu, thỉnh thoảng có các khuẩn ty màu nâu đường kính 3-4 µm, cuống đám tử có đường kính 9-18 µm, trên đầu có nhiều đảm bảo tử đường kính 11-26 µm.

Chú thích: µm là một micromet kích thước 1*10-6 m.

Phục Linh Củ

Phân loại Phục Linh

Phục Linh được chia thành 4 loại sau:

  • Phục Linh bì: Là lớp vỏ ngoài của nấm.
  • Xích Phục Linh: Là lớp kế cận với lớp vỏ ngoài, bao bọc phần nõi.
  • Bạch Phục Linh: Là lõi màu trắng bên trong nấm.
  • Phục thần: Loại nấm bọc lấy phần rễ cây thông. Khi đào ra sẽ thấy phần rễ thông trong lõi cây nấm.

Phục Linh Thành Phẩm

Phục Linh phân bố ở đâu?

Phục Linh là một loại nấm cực kỳ quý hiếm được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 1977. Nó sinh trưởng tại các vùng khí hậu mát mẻ, và mới chỉ được tìm thấy tại khu vực Đà Lạt-Lâm Đồng.

Vị thuốc này trên thị trường chủ yếu được nhập khẩu từ Vân Nam-Trung Quốc.

Thu hái và chế biến

Phục Linh là loại nấm sinh trưởng trong thời gian dài. Thông thưởng nấm 2-3 năm tuổi có thể thu hoạch.

Thời gian thu hoạch tốt nhất là vào tháng 9-10 sau tiết lập thu.

Nấm được đào lên, rửa sạch, đem đồ, phơi hoặc sấy nhẹ cho khô rồi bảo quản.

Thành Phần Hóa Học

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào đưa ra được hoạt chất chính trong loài nấm này là gì.

Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra trong Phục Linh gồm những thành phần sau:

  • Các axit có thành phần hợp chất tritecpen: Axit pachimic C33H52O5, Axit tumolosic C31H50O4, Axit eburicoic C35H50O3, Axit pinicolic C30H46O3, Axit 3β-hydroxylanosta-7,9…
  • Đường đặc biệt: Đường Pachyman với tỉ lệ 75%.
  • Hợp chất: Ergosterol, cholin, histindin và men proteaza.

Tác Dụng Dược Lý Phục Linh

Nhiều nghiên cứu khoa học về tác dụng dược lý của Phục Linh đã được tiến hành. Và kết quả được tổng hợp trong các báo cáo y khoa dưới đây:

  • Thí nghiệm trên thỏ (cho ăn đậu đen và uống 200ml nước mỗi ngày). Sau 5 ngày cho kết quả lợi tiểu tương đương với sử dụng thuốc lợi tiểu mersalylum và théophyllinum.

Dựa vào nghiên cứu trên mà Phục Linh đã được ứng dụng rộng rãi trong Đông Y cũng như y học hiện đại.

Ứng Dụng Phục Linh Trong Thực Tiễn

Theo các tài liệu cổ thì Phục Linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, vào 5 kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị. Có tác dụng lợi thủy, bổ tỳ, thẩm thấp, định tâm, dùng để chữa tiểu tiện khó khăn, thủy thũng chướng man, tiết tả, phục thần tịnh tâm, an thần chữa hồi hộp, mất ngủ.

Trong nhân dân ta thì loài nấm này được cho là vị thuốc bổ, lợi tiểu, dùng trong bệnh thủy thũng. Ngoài ra, còn được dùng làm thuốc chấn tĩnh, chữa các trường hợp mất ngủ, sợ hãi, di tinh…

Các đơn thuốc Đông Y chứa thành phần Phục Linh

Trong nhân dân, Phục Linh được coi là vị thuốc bổ, lợi tiểu, dùng trong bệnh thủy phũng và chữa các bệnh mất ngủ, sợ hãi và di tinh.

Liều dùng: Ngày dùng khoảng 5-10g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, viên.

Ngoài ra còn dùng để làm cao, ngâm rượu giúp bồi bổ, tăng cường sức khỏe.

Một số đơn thuốc Đông Y chủ trị:

  • Chữa bệnh thúy thũng: Phục Linh, tang bạch bì đều 10g, mộc thông 5g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. chia thành 3 lần uống trong ngày.
  • Chữa phù thũng, sợ hãi: Phục Linh 8g, cam thảo 3g, quế chi 4g, sinh khương 3g, nước 400ml, sắc còn 200ml. Cũng chia thành 3 lần uống trong ngày.
  • Chữa vết đen trên mặt: Tán bột Phục Linh ra bôi dần sẽ hết.

Ứng dụng trong sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng

Với tác dụng chủ trị thủy phũng (tác dụng phụ thường gặp của các sản phẩm chữa xương khớp) và khả năng lợi tiểu nổi bật. Vì vậy Phục Linh được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm dược phẩm, thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt là các sản phẩm điều trị bệnh xương khớp:

Professor’s Pill Keluaran Baru Thuốc Xương Khớp Malaysia Màu Xanh
Thuốc xương khớp Malaysia màu xanh tem chữ nhật Professor’s Pill Keluaran Baru

Viên khớp Malaysia xanh có tác dụng với những người gặp vấn đề về xương khớp và còn rất nhiều tác dụng khác như:

  • Hỗ trợ giảm đau, hạn chế các cơn đau tái phát và hạn chế sự phát triển của thoái hóa.
  • Hỗ trợ làm thông các mạch máu ở đốt sống.
  • Tránh hiện tượng chèn ép các đốt sống do làm việc nặng nhọc, cơn đau dai dẳng.
  • Hỗ trợ tăng cường hệ tuần hoàn tim mạch
  • Hỗ trợ bệnh đau lưng, thần kinh tọa.
  • Hỗ trợ tăng cường tĩnh mạch.
  • Hỗ trợ tăng cường sức khỏe khi cơ thể mệt mỏi.
  • Hỗ trợ đau buồn trong xương.
  • Hỗ trợ tăng cường sinh lực trong cơ thể.
  • Điều tiết hệ tuần hoàn: hỗ trợ cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Hỗ trợ bệnh não, rối loạn tiền đình.
  • Hỗ trợ bệnh thận, suy thận

Cách dùng viên khớp Malaysia xanh là hộp đầu dùng 2 tuýp/ngày chia làm 2 liều. Hộp tiếp theo chỉ dùng 1 tuýp/ngày. Liệu trình thường dùng 5-6 hộp.

Giá Của Phục Linh Là Bao Nhiêu?   

Hiện nay trên thị trường Phục Linh thành phẩm được bản với giá dao động từ 1.700.000 – 2.500.000VNĐ/kg.

Hi vọng bài viết này đã chia sẻ cho các bạn được những kiến thức cơ bản về vị thuốc Phục Linh này. Chúng mình hi vọng nhận được thêm những chia sẻ, trao đổi thêm của các bạn về vị thuốc này. Để bài viết thêm hoàn thiện nhé.

“Bài viết được tham khảo  tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi”


Một số bài viết khác về dược liệu:

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366