Bệnh trĩ là căn bệnh thầm kín mà nhiều người mắc phải nhất hiện nay. Bởi thế mà mức độ quan tâm căn bệnh này là một con số siêu khủng trên internet. Thống kê từ Google, trung bình mỗi tháng có đến hơn 22.000 lượt tìm kiếm về bệnh trĩ chỉ riêng tại Việt Nam.
Vậy Bệnh Trĩ có thể điều trị được không? Trong bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT sẽ chia sẻ với bạn những triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả từ A đến Z.
Bệnh Trĩ là gì?
Theo dân gian, Bệnh Trĩ là bệnh lòi dom. Đối với y học hiện đại, Bệnh Trĩ là hiện tượng dãn quá mức ở đám rối tĩnh mạch mô xung quanh hậu môn. Khi các mô này bị viêm sưng, phồng to lên thì được gọi là Bệnh Trĩ.
Nhưng trên thực tế, đa số người bị trĩ chủ quan hoặc âm thầm chịu đựng căn bệnh tế nhị này. Bởi vậy khi để Bệnh Trĩ lâu dài, cấp độ trĩ sẽ tăng dần lên. Quá trình điều trị trĩ dứt điểm rất khó khăn, nhất là để hiện tượng sa búi trĩ. Bệnh Trĩ hiện nay có 3 loại, gồm có trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
- Trĩ nội: là búi trĩ ở phía trên đường lược, hay ở trực tràng trên. Loại trĩ này thường ít đau nhưng lại gây chảy máu. Búi trĩ to lên gây ra hiện tượng gọi là sa búi trĩ.
- Trĩ ngoại: là búi trĩ ở phía dưới đường lược, nằm ở phía dưới lớp bao quanh hậu môn. Loại trĩ này gây cảm giác ngứa, đau và có thể gây chảy máu.
- Trĩ hỗn hợp: là vừa bị trĩ nội, vừa bị trĩ ngoại.
Các cấp độ Bệnh Trĩ
Là căn bệnh thầm kín nên nhiều người có xu hướng tự tìm hiểu, nghiên cứu các điều trị tại nhà. Bởi thế mà sự tìm hiểu không rõ ràng dẫn đến sai mục đích và phương pháp điều trị. Bệnh Trĩ ngày một nặng hơn. Phân cấp độ trĩ thường áp dụng cho loại trĩ nội:
- Trĩ cấp độ 1: đây là cấp độ nhẹ nhất. Búi trĩ nằm hoàn toàn trong hậu môn, thường người mắc phải chủ quan hoặc chưa cảm nhận được.
- Trĩ cấp độ 2: búi trĩ đẩy ra ngoài khi đại tiện nhưng tự co lại khi xong. Mức độ này người bệnh cảm nhận rõ nhất.
- Trĩ cấp độ 3: là cấp độ nặng, búi trĩ sa ra ngoài mỗi khi ngồi hoặc đi lại nhiều. Để búi trĩ tự co lại cần nghỉ ngơi lâu hoặc phải tự đẩy vào bằng tay.
- Trĩ cấp độ 4: đây là cấp độ nặng nhất, búi trĩ sa ra ngoài hoàn toàn. Sinh hoạt hằng ngày của người bệnh trĩ rất khó chịu.
Một số hình ảnh bị trĩ trên thực tế
Các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo người có dấu hiệu mắc Bệnh Trĩ nên sớm đến thăm khám tại bệnh viện để điều trị được triệt để nhất.
Bệnh Trĩ có nguy hiểm không?
Đối vời người bị trĩ, rất quan tâm vấn đề này. Theo các chuyên gia, Trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng những biến chứng của Trĩ lại rất quan ngại. Cảm giác đâu đớn, rát, ngứa theo những cấp độ Trĩ cho bạn một cuộc sống rất bất tiện.
Bệnh Trĩ có nguy hiểm không còn là mối lo cho nhiều người. Bởi nền y học và công nghệ ngày càng hiện đại ngày nay. Nhưng để nâng cáo chất lượng cuộc sống của mình, bạn cần sớm quan tâm đến dấu hiệu trĩ của bản thân để kịp thời điều trị.
Triệu chứng của Bệnh Trĩ
Dấu hiệu Bệnh Trĩ được liệt kê ở những triệu chứng dưới đây:
- Cảm thấy đau, nứt kẽ hậu môn. Cảm giác đau không rõ ràng, lúc đau nhẹ đến đau vừa và rất đau.
- Sưng hậu môn, ở cùng các nếp gấp.
- Cảm thấy rất ngứa hậu môn
- Chảy máu khi đại tiện. Máu có thể lượng ít nhưng dần dần chảy thành giọt. Nếu bị trĩ nặng hơn, có thể bị chảy máu ngay cả khi ngồi.
- Búi trĩ sa hẳn ra ngoài.
Nếu cảm thấy mình đang gặp phải các triệu chứng trĩ kể trên, dù ở mức độ nhẹ cũng cần thăm khám bệnh viện sớm. Bởi điều trị trĩ ở cấp độ thấp sẽ dễ dàng hơn. Nếu để bệnh ở cấp độ 3 – 4 thì thời gian điều trị sẽ rất khó khăn.
Nguyên nhân gây ra Bệnh Trĩ
Cơ chế sinh ra Bệnh Trĩ là do áp lực đặt lên các tĩnh mạch bao quanh hậu môn, gây sưng nứt và viêm dẫn đến trĩ. Vì vậy, nguyên nhân gây Trĩ chủ yếu do ăn uống, thói quen sinh hoạt và những yếu tố bao gồm:
- Thừa cân, bởi sức ép cân nặng vùng hậu môn.
- Ăn ít chất xơ, dễ bị táo bón dẫn đến bị viêm.
- Do tuổi tác, não hóa.
- Thói quen ngồi lâu trong bồn cầu. Đây là thói quen xấu, bởi ngồi lâu sẽ khó ra, rặn nhiều dễ gây tổn thương dẫn đến bị trĩ.
- Phụ nữ mang thai. Hầu hết phụ nữ mang bầu đều mắc phải căn bệnh này do cơ thể tăng khối lượng đột ngột tạo áp lực lên các tĩnh mạch quanh hậu môn. Một phần khác là khi sinh, do phải rặn nhiều cũng làm tổn thương vùng hậu môn dẫn đến trĩ.
- Bị táo bón mãn tính.
- Quan hệ qua đường hậu môn.
Vì vậy những đối tượng sau có nguy cơ bị Trĩ cao nhất:
- Người bị táo bón, tiêu chảy mãn tính.
- Người béo phì
- Người mang thai
- Người làm việc ngồi nhiều
- Người có chế độ ăn thiếu chất xơ
- Người cao tuổi.
Bệnh Trĩ không nên chủ quan bởi gây bất tiện trong cuộc sống. Vì vậy, bạn cần quan tâm đến sức khỏe và nếu mắc phải Bệnh Trĩ cần chữa trị sớm.
Bệnh Trĩ có lây không?
Nhiều người cho rằng, bố hoặc mẹ mắc Bệnh Trĩ thì con cái cũng có khả năng bị trĩ ở tỉ lệ cao. Điều này còn được khẳng định bởi có những gia đình có người bị trĩ ở 3 thế hệ.
Tuy nhiên, xét theo các yếu tố khoa học và các nguyên nhân thì bệnh trĩ có lây là một sai lầm. Nguyên nhân bệnh trĩ là do tuổi tác, thừa cân hay do ăn uống, sinh hoạt kém khoa học dẫn đến bị tổn thương thành mạch vùng hậu môn. Đó dẫn đến bị trĩ.
Vì vậy, khẳng định lại vấn đề này là Bệnh Trĩ không bị lây các bạn nhé.
Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả
Bệnh trĩ nếu được phát hiện sớm sẽ điều trị nhanh khỏi hơn. Mức độ điều trị hiệu quả nhất thường là cấp độ trĩ 1 và cấp độ 2. Quan trọng nhất là tâm lý người bị Bệnh Trĩ, cần gạt bỏ ngại ngùng để đi khám sớm kịp thời chữa trị.
Có 2 phương pháp điều trị Bệnh Trĩ hiệu quả hiện nay. Đó là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Đối với phương pháp nội khoa thì chỉ phù hợp với trĩ độ 3 trở lại. Cả hai phương pháp này đều cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, rèn luyện thể thao mới có thể dứt điểm.
Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa
Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa đó là sử dụng các thủ thuật, phẫu thuật nhằm loại bỏ, tiêu giảm các búi trĩ.
Các biện pháp thủ thuật có thể kể đến:
- Đốt lase búi trĩ.
- Tiêm xơ, bằng cách bơm 1-2ml chất làm xơ, tiêm bằng kim dưới lớp niêm mạc bũi trĩ.
- Thắt dây chun, nhưng phương pháp này chỉ dành cho trĩ nội. Phương pháp này được nhận định là tốt nhất, nhưng cần tái khám nếu cảm thấy bị đau, bị sốt và bí tiểu.
- Quang đông hồng ngoại.
Biện pháp phẫu thuật là cắt búi trĩ trực tiếp bằng nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp phẫu thuật hiện đại giúp giảm đau, ra viện sớm và trở lại với sinh hoạt nhanh. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật thường gặp khó với trường hợp bị trĩ hỗn hợp.
Các phương pháp điều trị trĩ ngoại khoa có tác dụng nhanh, hiệu quả nhưng cần phải xét khám kĩ. Bởi có thể gây biến chứng, nhiễm trùng cho người bệnh. Vì thế, phương pháp điều trị nội khoa là một phương pháp rất an toàn.
Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa
Thường thì phương pháp nội khoa chỉ hiệu quả tốt nhất với trĩ cấp độ I và II. Ở cấp độ III đòi hỏi quá trình điều trị kiên nhẫn hơn.
Điều trị theo phương pháp nội khoa là dùng các loại thuốc bôi, thuốc uống và ngâm kết hợp ăn uống hợp lý. Một liệu pháp điều trị trĩ rất nổi tiếng hiện nay đã được Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội sản xuất cho kết quả rất tuyệt vời.
Mỡ Sinh Cơ
Là loại thuốc dạng bôi, được sản xuất từ các dược liệu quý: đương quy, bạch chỉ, bổ cốt toái, ma hoàng, khương hoạt, thương thuật, đại hoàng, sinh địa, ngưu tất, quế nhục, long não kết tinh, nghệ tươi. Tất cả theo một công thức đặc biệt.
Mỡ sinh cơ có công dụng:
- Tiêu viêm, loại mủ, sinh cơ,
- Điều trị trĩ, mụn nhọt, nứt kẽ hậu môn.
Vì là dạng mỡ chỉ dùng để thoa bên ngoài, có ống thụt vào trong nên phù hợp dành cho cả bà bầu bị trĩ.
Bột Ngâm Trĩ
Là loại thuốc dùng để pha và ngâm. Bột Ngâm Trĩ được chiết xuất từ các thành phần thảo dược: hoàng đằng, khổ sâm, hoàng bá, hoàng liên, xà sảng tử, phèn phi.
Mỗi hộp gồm 24 túi, dùng trong 6 ngày, mỗi ngày 4 túi/2 lần. Tác dụng của bột ngâm trĩ đó là giảm đau, cầm máu, điều trị tốt với trường hợp bị trĩ, chàm hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn.
Bổ Trung
Bổ Trung là dạng thuốc uống của Viện Y Học Cổ Truyền. Được làm từ các dược liệu: hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo, chỉ thực, ích mẫu, đẳng sâm, đương quy, thăng ma, sai hồ bắc.
Bổ trung có tác dụng:
- Bổ trung ích khí.
- Bổ tỳ vị.
- Thăng dương cố biểu.
- Chữa sa dạ dày, sa tử cung.
- Chống táo bón.
Liệu trình điều trị bệnh trĩ của Viện Y Học Cổ Truyền được rất nhiều người tìm mua. Tiếc thay, nhóm sản phẩm này là lưu hành nội bộ nên ít được bán trên thị trường hay ít được làm truyền thông. Vì vậy còn nhiều người bị bệnh trĩ chưa được biết đến.
Trong phương pháp nội khoa, thì phòng tránh khi chưa bị bệnh trĩ, và phòng tránh bị tái sinh cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Phòng ngừa Bệnh Trĩ
Trong các nguyên nhân gây ra trĩ, bạn cần sử dụng các phương pháp phòng ngừa và khắc chế lại chúng. Từ các kinh nghiệm đúc kết, bạn nên áp dụng các cách sau để ngừa bệnh trĩ:
- Bị trĩ nên ăn gì? Đó là ăn nhiều các thực phẩm chứa chất xơ gồm: rau củ quả, trái cây, ngũ cốc…Đây là những thực phẩm giúp tránh bị táo bón. Nếu lượng chất xơ từ thức ăn bổ sung chưa đủ, bạn có thể lựa chọn thực phẩm chức năng để bổ sung đủ lượng cần thiết cho mỗi ngày.
- Hình thành thói quen đi đại tiện khoa học. Đó là đi ngay khi có thể, không dùng điện thoại và không rặn quá sức.
- Uống đủ nước giúp hạn chế tối đa khả năng bị táo bón.
- Không ngồi quá lâu, tránh gia tăng áp lực cho hậu môn
- Rèn luyện thể dục thường xuyên, giúp cơ thể khỏe mạnh, cân nặng phù hợp với cơ thể.
Đó là những thông tin tất tần tật từ A đến Z của bệnh trĩ. Các bạn có thể thấy điều trị bệnh trĩ không quá phức tạp phải không nào? Chỉ cần tìm hiểu một chút, quan tâm đến cơ thể là bạn có thể tự điều trị bệnh trĩ hiệu quả ngay tại nhà rồi.
Tin tức liên quan:
- Bệnh Trĩ Sau Sinh | Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tại Nhà
- Tiết lộ bí quyết ngủ đúng tư thế giúp nâng cao sức khỏe toàn diện