Bệnh Trĩ Sau Sinh | Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tại Nhà

Bệnh trĩ sau sinh

Bệnh trĩ sau sinh đang ngày càng phổ biến. Sự vất vả sau khi mang thai và sinh con, rồi sau đó lại gánh vác thêm bệnh trĩ mới thấu được phụ nữ vất vả như thế nào?

Vậy bệnh trĩ sau sinh có điều trị được không? Trong bài viết này, Sức Khỏe Mỗi Ngày Cùng HCT sẽ chia sẻ với bạn những nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả ngay tại nhà.

Nguyên nhân mắc bệnh trĩ sau sinh

Cơ chế sinh bệnh trĩ là do áp lực lên vùng tĩnh mạnh quanh hậu môn. Vì vậy, đối với phụ nữ sau sinh, nguyên nhân gây ra bệnh trĩ bao gồm:

  • Đã mắc bệnh trĩ trước hoặc trong thời gian mang thai.
  • Thai nhi quá lớn cũng là yếu tố dẫn tới bệnh trĩ. Do vùng trực tràng hậu môn phải gánh chịu trọng lượng lớn trong thời gian dài. Điều này làm cho các đám tĩnh mạch bị ép, máu căng phình hình thành các đám trĩ.
  • Rặn khi sinh. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ sau sinh. Do trong quá trình sinh nở, việc rặn đẻ không đúng cách đã làm tăng áp lực lên vùng bụng dẫn tới sa búi trĩ.
  • Chế độ ăn uống không khoa học trước và sau sinh gây ra tình trạng táo bón kéo dài. Khiến bệnh trĩ trầm trọng hơn.
  • Khi mang thai cơ thể trở lên nặng nhọc khiến cơ thể khó khăn trong việc vận động và di chuyển. Việc đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các mẹ mắc bệnh trĩ sau sinh.
  • Lao động nặng nhọc trong quá trình mang thai cũng là nguyên do tăng khả năng mắc bệnh trĩ sau sinh.

Trên đây là một số nguyên nhân dẫn tới việc mắc bệnh trĩ sau khi sinh. Hi vọng qua đây các chị em trong giai đoạn sinh nở nắm được và có những phương pháp phòng tránh cho bản thân.

Bệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm hay không?

Bệnh trĩ sau sinh không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu chủ quan sẽ khiến bệnh trở lên nặng hơn. Lúc đó điều trị sẽ tốn kém và khó khăn hơn. Đi cùng với đó là những ảnh hưởng tâm lý do bệnh trĩ kéo dài gây ra.

Một số biến chứng của bệnh trĩ bạn nên biết:

  • Tắc mạch trĩ: Tĩnh mạch bị tắc, bị vỡ chảy máu hình thành những cục máu đông gây đau nhức. Những cơn đau dai dẳng kéo dài và tăng dần về cường độ cũng như tần suất. Gây nhiều khó khăn trong việc đại tiện.
  • Sa nghẹt búi trĩ: Nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt làm cho mạch máu máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Khi ấn nhẹ vào sẽ cảm giác lộm cộm do có cục máu đông.
  • Viêm nhiễm, bội nhiễm: Các tĩnh mạch bị vỡ sẽ bị vi khuẩn, vi trùng sâm nhập gây ra tình trạng viêm nhiễm sưng tấy. Có thể gây ra tình trạng hoai tử khiến bệnh tình trầm trọng hơn.
  • Nguy cơ ung thư: Bệnh trĩ trầm trọng kéo dài sẽ gây ra tổn thương ở các mô tế bào hậu môn và trực tràng. Lâu ngày có thể dẫn tới ung thư hậu môn và ung thư trực tràng.

Tùy vào thái độ người bị trĩ sau sinh, có thể kết luận nguy hiểm hay không. Với những người thông thái thì thực tế đây là một vấn đề không quá lớn. Ngược lại đối với những chị em có tâm lý chủ quan thì bệnh trĩ sau sinh sẽ rất khôn lường.

Cách chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhà hiệu quả

Sau khi sinh, điều trị bệnh trĩ tối ưu nhất đó là phương pháp nội khoa. Tức là không can thiệp của sự phẫu thuật.

Người bị trĩ sau sinh cũng có thể sử dụng các phương pháp dân gian.

Cách chữa bệnh trĩ sau sinh theo dân gian

Trong dân gian, dùng các loại rau, cây tự nhiên cũng rất hữu ích cho bệnh trĩ. Đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Các loại rau, cây tự nhiên bao gồm:

  • Sử dụng rau diếp cá: Rau diếp cá tất có lợi cho sức khỏe với công dụng tiêu viêm và giải độc với tính mát của mình. Các mẹ có thể dùng ăn sống, say nhuyễn như sinh tố để uống. Ngoài ra có thể nấu nước diếp cá dùng để xông hậu môn. sau đó lấy bã đắp vào khu vực hậu môn sẽ cho hiệu quả rất tốt.
  • Sử dụng lá hoa thiên lý non: Lá thiên lý non rửa sạch, giã nát cùng một chút muối ăn với 1 lượng nước vừa phải. Chắt lấy nước sau đó dùng bông thấm trực tiếp vào vùng hậu môn. Kiên trì sử dụng mang lại hiệu quả rất tốt.
  • Sử dụng lá cây bỏng: Sử dụng lá bỏng ăn sống hoặc đun nước uống cùng với đắp trực tiếp lá bỏng giã nát vào hậu môn hàng ngày cho hiệu quả rất là tốt.
  • Ăn cháo vừng đen: Cháo thịt cùng với vừng đen là một món ăn vô cùng bổ dưỡng rất tốt cho các mẹ có vấn đề về trĩ sau sinh.

cháo vừng đen tốt cho bệnh trĩ

Các phương pháp dân gian này còn tùy vào thể trạng và cơ địa mỗi người. Nhưng đừng quá lo. Nếu bị trĩ sau sinh, bạn có thể dùng các loại thuốc trĩ từ thảo dược, rất an toàn khi sử dụng. 

Sử dụng các sản phẩm điều trị bệnh trĩ

Sản phẩm điều trị bệnh trĩ từ thảo dược hiện nay có rất nhiều. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, hct.com.vn giới thiệu sản phẩm từ Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội.

Đó là dạng thuốc bôi trĩ và thuốc ngâm. Các loại thuốc này từ thảo dược nên rất an toàn cho phụ nữ sau sinh.

  • Mỡ Sinh Cơ:Là loại thuốc bôi, có thành phần: đương quy, bạch chỉ, bổ cốt toái, ma hoàng, khương hoạt, thương thuật, đại hoàng, sinh địa, ngưu tất, quế nhục, long não kết tinh, nghệ tươi. Mỡ sinh cơ có công dụng tiêu viêm, loại mủ, sinh cơ, điều trị mụn nhọt, nứt kẽ hậu môn. Các mẹ có thể dùng bôi bên ngoài hoặc sử dụng ống thụt để bơm vào bên trong.
Mỡ Sinh Cơ Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội
Mỡ Sinh Cơ Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội
  • Bột Ngâm Trĩlà dạng thuốc ngâm, có thành phần: hoàng đằng, khổ sâm, hoàng bá, hoàng liên, xà sảng tử, phèn phi. Bột ngâm trĩ có tác dụng: giảm đau, cầm máu, điều trị tốt với trường hợp bị trĩ, chàm hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn. Làm sạch và sát khuẩn nhẹ nhàng chống viêm nhiễm nấm ngứa. 
Bột ngâm trĩ viện y học cổ truyền quân đội
Bột Ngâm Trĩ hỗ trợ các trường hợp chàm hậu môn, nứt kẽ hoặc rò hậu môn
  • Viên Uống Bổ Trung: Là thuốc dạng uống. Có thành phần: Hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo, chỉ thực, ích mẫu, đẳng sâm, đương quy, thăng ma, sài hồ bắc. Hoàn toàn từ thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên. Công dụng: Bổ trung, ích khí, bổ tì vị, thăng dương, cổ biểu. Chữa sa dạ dày, sa tử cung, chống táo bón. Đặc biệt dự phòng tái phát trĩ.
Viên uống bổ trung viện y học cổ truyền quân đội
Viên uống Bổ Trung viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội

Lưu ý: Chỉ được sử dụng Viên Uống Bổ Trung sau khi sinh ít nhất 6 tháng trở lên.

Bên cạnh sử dụng các loại thuốc, thì phụ nữ sau sinh cũng cần thiết lập một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. 

Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học

Các chị em phụ nữ bị bệnh trĩ sau sinh lưu ý, ăn uống khoa học và phòng tránh táo bón. Bởi nếu bị táo bón thì bệnh trĩ sẽ bị nặng hơn.

Vì vậy, hiểu được bệnh trĩ nên ăn gì rất cần thiết!

Một chế độ khoa học dành cho phụ nữ bị bệnh trĩ sau sinh như sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày, từ 2-3 lít.
  • Tích cực ăn rau xanh. Đây là cách bố sung chất xơ hiệu quả và tốt nhất cho cơ thể-phòng tránh được hiện tượng táo bón.

Rau xanh giàu chất xơ tốt cho người bệnh trĩ

  • Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu. Vận động thường xuyên sẽ giúp bà bầu dễ sinh và tránh được áp lực lên hậu môn. Tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hay Kegel rất tốt cho bà bầu.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh việc tăng cân cũng như giảm cân bất thường.

Bệnh trĩ sau sinh dù phổ biến, nhưng hiểu biết đúng cách thì không quá lo ngại. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã trang bị cho mình thông tin bổ ích về bệnh trĩ sau sinh.


Tin tức liên quan:

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366