Táo nhân hay Toan táo nhân là phần nhân của hạt cây táo ta. Táo nhân được biết đến là một vị thuốc quý trong Đông Y và y học dân gian. Có vị ngọt, tính bình; vào 4 kinh tâm, can, đởm, tỳ. Có công dụng bổ can, đởm, định tâm, an thần. Được sử dụng làm chủ đạo trong các bài thuốc chữa ưu phiền, mất ngủ, hồi hộp hay quên, tân dịch ít, miệng khô, người yếu, ra nhiều mồ hôi… Trong bài viết này Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT xin cung cấp tới các bạn những thông tin cơ bản, những bài thuốc hay và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ vị thuốc này.
Theo các tài liệu cổ Táo Nhân có:
- Tên khoa học: Zinzyphus jujuba Lamk.
- Tên gọi khác: Toan táo nhân, Hắc táo nhân, Toan táo hạch, Nhị nhân…
- Họ: Táo ta Rhamnaceae.
Cây Táo Ta
Mô Tả Cây
Cây táo ta thuộc loài thực vật thân gỗ nhỏ, chiều cao tối đa 12m. Cành thong xuống, có gai nhỏ.
Lá hình bầu dục ngắn hoặc thon dài, mặt trên bóng, nhẵn màu xanh lục. Mặt dưới lá hơi trắng, có lông. Mép lá có răng cưa , có 3 gân dọc lồi lên.
Hoa màu trắng, nhỏ mọc ở kẽ lá, có 5 cánh.
Quả hình tròn, có thể hơi thuôn dài. Khi còn xanh có vị chua, chát, hơi rớt. Khi chín vỏ chuyển sang màu vàng có vị ngọt hoặc chua tùy loại. Già hơn chuyển sang màu nâu hoặc nâu đỏ.
Bên trong có hạt, vỏ cứng, xù xì và hơi dẹt. Khi đập vỏ ra ta được nhân, phơi khô dùng để làm thuốc.

Cây táo ta mọc ở đâu
Cây táo ta là một loại cây ăn quả được trồng phổ biến hoặc mọc hoang nhiều nơi. Đây là loài cây khá quen thuộc với người Việt Nam. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn, hầu như gia đình nào cũng trồng 1-2 cây trong vườn.
Hiện loài cây này đã được trồng thành các vườn chuyên canh để tiện cho việc thu hoạch và làm thương mại. Như Vườn Táo Học Viện Nông Nghiệp ở Gia Lâm-Hà Nội hoặc Vườn Táo Bàng La-Hải Phòng là những vườn táo đặc sản và nổi tiếng.
Thu hoạch chế biến
Cây táo ra hoa bắt đầu vào khoảng tháng 5-6 sau đó đậu quả, đến tháng 1-2 năm sau có thể cho thu hoạch quả để ăn.
Việc thu hoạch nhân được thực hiện vào tháng 2-3 khi quả đã rất già, chuyển màu và lên men. Người ta tiến hành gom về, loại bỏ thịt táo. Sau đó tiến hành say lấy nhân, sấy khô dùng sống hoặc sao đen.

Thành phần hóa học của Táo Nhân
Nhiều nghiên cứu hóa học về thành phần của táo nhân đã đi đến kết luận. Trong táo nhân có những thành phần sau:
- Sanjoinine, A, B, D, E, F, G1, G2, Ia, Ib, K (Byung Hoon Han và cộng sự, C A, 1988).
- Nuciferine, Frangufoline,Nornuciferine, Norisocorydine, Coclaurine, N-Methylasimilobine, Zizyphusine, Caaverine, 5-Hydroxy-6-Methoxynoraporphine, Amphibine-D, Sanjoinenine (Byung Hoon Han và cộng sự, Phytochemistry 1990, 29 (10): 3315).
- Betulinic acid, Betulin, Ceanothic acid, Alphitolic acid
- (Tăng Lộ, Thực Vật Học Báo 1986, 28 (5): 517).
- Jujuboside (Tăng Lộ, Dược Học Học Báo 1987, 22 (2): 114).
- Sapolin 2% có phản ứng ancaloit (Dược viện y học Bắc Kinh).
Tác dụng dược lý Toan Táo Nhân
Táo Nhân có những tác dụng dược lý nổi bật sau:
- Tác dụng an thần, gây ngủ từ sapolin.
- Giảm đau, hạ nhiệt, hạ sốt.
- Đối kháng với chứng cuồng Morphin-thuốc giảm đau.
- Hạ huyết áp, cân bằng nhịp tim.
- Chống choáng và giảm phù nề do bỏng khi sử dụng phối hợp với ngũ vị tử.
Công dụng Táo Nhân là gì?
Theo Đông Y Táo Nhân có vị ngọt, tính bình, có độc. Vào 4 kinh tâm, can, đởm, tỳ. Có công dụng sau:
- Bổ can, đởm, đinh tâm, an thần.
- Chữa các chứng mất ngủ: Ưu phiền không ngủ được,…
- Điều trị chứng hồi hộp hay quên.
- Trị tân dịch ít, miệng khô.
- Trị ra mồ hôi trộm, người ra nhiều mồ hôi.
Các đơn thuốc hay từ Táo Nhân
Táo nhân được ứng dụng rộng rãi trong Đông Y, đặc biệt là các đơn thuốc hay về an thần, định tâm, ngủ ngon… Healthy CT (HCT) đã tổng hợp và cập nhật một số đơn thuốc hay, thường gặp từ táo nhân. Mời các bạn tham khảo.
Táo Nhân điều trị bệnh mất ngủ
I. Đơn thuốc trị mất ngủ
Nguyên liệu:
- Toan táo hạch 6g.
Cách thực hiện:
- Tán thành bột mịn.
Cách sử dụng:
- Hòa tan bột táo nhân vào nước ấm, uống trước khi đi ngủ. Ngày sử dụng 1 lần vào buổi tối.
II. Đơn thuốc chữa cốt chưng, nóng trong xương, tâm phiền, mất ngủ
Nguyên liệu:
- Hắc táo nhân 40g.
- Gạo 50g.
- Sinh địa 50g.
Cách thực hiện:
- Hắc táo nhân tán bột ngâm với nước, sau đó chắt lấy nước cốt. Sử dụng nước cốt để nấu cháo.
- Sinh địa cho vào đun lấy nước, cháo sôi đổ nước cốt Sinh địa vào đun tiếp cho đến khi chín đều.
Cách sử dụng:
- Ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
III. Đơn thuốc trị mất ngủ, ra mồ hôi, sốt về chiều do lao phổi hoặc các nguyên nhân khác
Nguyên liệu:
- Hắc táo nhân, Sinh địa mỗi loại 20g.
- Gạo 40g.
Cách thực hiện:
- Cho tất cả vào ấm sắc thuốc cùng 500ml. Đun nhỏ lửa còn 200ml.
Sử dụng:
- Ngày chia 2 lần trưa và tối trước khi ngủ 30 phút.
IV. Đơn thuốc trị mất ngủ, hồi hộp, mồ hôi ra nhiều, hoa mắt, đau đầu, choáng váng, huyết hư…
Nguyên liệu:
- Hắc táo nhân 20g; Phục linh, Tri mẫu mỗi vị 12g; Cam thảo, Xuyên khung mỗi vị 8g.
- Nước 600ml.
Cách thực hiện:
- Cho tất cả vào ấm sắc thuốc. Đun nhỏ lửa còn 150ml. Để nguội.
Sử dụng:
- Uống vào buổi tối trước ngủ 30 phút.
V. Bài thuốc dưỡng tâm, điều trị mất ngủ, ngủ không yên
Nguyên liệu:
- Toan táo hạch 16g; Bá tử nhân 16g; Viễn chí 8g.
Cách thực hiện:
- Cho vào bình giữ nhiệt. Thêm 300ml nước sôi.
Sử dụng:
- Uống thay trà hàng ngày. Mỗi ngày 1 thang.
VI. Bài thuốc trị mất ngủ ở người sức khỏe tốt
Nguyên liệu:
- Hắc táo nhân 10g; Bá tử nhân 10g (sao vàng); Nhân sâm, Bạch phục linh mỗi loại 12g; Trần bì 5g; Mạch môn 10g; Viễn chí 10g; Thạch xương bồ 10g; Trúc nhự 5g (sao mật).
- Nước 1 lít.
Cách thực hiện:
- Cho tất cả vào ấm sắc, đun nhỏ lửa còn 500ml.
Sử dụng:
- Uống hàng ngày thay trà.
Các đơn thuốc Đông Y nổi bật khác từ Táo Nhân
I. Đơn thuốc trị thần kinh suy nhược, không có sức, đãng trí, ăn uống kém, mệt mỏi…
Nguyên liệu:
- Hắc táo nhân 16g; Viễn chí, Xương bồ mỗi thứ 8g; Đảng sâm, Phục linh mỗi thứ 12g.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Cho vào ấm sắc cùng 600ml nước, đun nhỏ lửa còn 200ml.
- Cách 2: Trộn đều tán thành bột mịn.
Cách sử dụng:
- Cách thực hiện 1: Ngày uống 1 lần vào buổi tối sau ăn 30 phút.
- Cách thực hiện 2: Uống chung cùng nước cơm vào bữa tối.
II. Đơn thuốc trị mồ hôi trộm do âm hư
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
- Trộn đều, tán thành bột mịn.
Sử dụng:
- Mỗi ngày một thang, uống cùng nước cơm hoặc sắc uống.
III. Đơn thuốc trị gai đâm vào thịt
Nguyên liệu:
- Hắc táo nhân 8g.
Cách thực hiện:
- Thiêu tồn tính vị thuốc sau đó tán thành bột mịn.
Sử dụng:
- Uống cùng nước lọc. Sẽ đẩy gai ran gay.
Ngoài ra còn rất nhiều đơn thuốc hay, chúng mình sẽ tiếp tục tổng hợp và cập nhật tại đây…
Táo Nhân trong sản xuất thuốc & TPCN
Hiện nay các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe con người đang ngày càng được ưa chộng. Bởi sự thân thiện và không gây tác dụng phụ cho người sử dụng như các loại thuốc tây.
Đi đầu trong việc ứng dụng vị thuốc Táo Nhân vào sản xuất TPCN chăm sóc sức khỏe đó là Học Viện Quân Y với sản phẩm viên uống Định Tâm An Giấc.

Định Tâm An Giấc được chiết suất từ cao toàn phần của các loại dược liệu sau: Nữ lang, Lá vông, Bình vôi, Hắc táo nhân, Viễn chi, Phục thần, Đương quy, Long nhãn, Cam thảo.
Công dụng:
- Hỗ trợ an thần, ngủ ngon giấc.
- Hỗ trợ giảm tình trạng mệt mỏi, căng thẳng do mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
Đối tượng sử dụng:
- Người mất ngủ dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng.
- Người cao tuổi, người già bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Cách dùng:
- Uống 1-2 viên/lần tùy tình trạng vào buổi tối, 30-60 phút trước khi ngủ để đạt hiệu quả cao nhất.
Tác dụng phụ của Táo Nhân
Táo nhân có tính độc, khi sử dụng quá liều sẽ gây ra một số tác dụng phụ sau: mất tri giác, hôn mê, nặng có thể gây tử vong.
Các nghiên cứu khoa học về độ độc của Táo Nhân đã được tiến hành và cho những kết quả sau:
- Sử dụng Toan táo nhân với liều lượng 50g/kg thể trọng có dấu hiệu trúng độc. Uống dung dịch thuốc sắc với tỉ lệ 1ml/20g thể trọng gây tử vong ở chuột.
- Tiêm dưới da với liều lượng 20ml/kg thể trọng gây 30-60% tử vong ở chuột nhắt.
Liều dùng: Người lớn uống từ 15-20 hạt Táo Nhân, tương đương 0,8-1,8g/lần. Nếu dùng với lượng cao hơn từ 6-15g thì phải tiến hành sao đen thành vị thuốc Hắc Táo Nhân. Đây là hình thức khử độc kinh nghiệm trong Đông Y.
Những lưu ý trong quá trình sử dụng Táo Nhân
Táo Nhân được biết đến là vị thuốc có tính độc, vì vậy trong quá trình sử dụng các bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không được sử dụng quá liều lượng cần thiết. Nếu cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sỹ.
- Người kinh Đởm, Tỳ, Can có thực nhiệt không được sử dụng (theo Bản Thảo Kinh Sơ).
- Người uất hỏa, thực tà không được sử dụng (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Kỵ Phòng Kỷ (Trung Quốc Dược Học Đại Điển).
- Phiền táo, mất ngủ do can vượng, can cường (Đắc Phối Bản Thảo).
Mua vị thuốc Táo Nhân ở đâu?
Táo Nhân là vị thuốc an thần có tính ứng dụng cao. Vì vậy có nhu cầu khá lớn trên thị trường. Các bạn có thể mua Táo Nhân tại các cửa hàng thuốc nam, thuốc Đông Y trên toàn quốc. Hoặc các trang TMDT, Website chuyên về dược liệu.
Dạo qua một số đơn vị bán dược liệu thì giá Táo Nhân hiện nay vào khoảng 80.000đ/100g tương đương 800.000đ/kg.
Qua bài viết HCT hi vọng đã chia sẻ cho các bạn những kiến thức cơ bản về vị thuốc Táo Nhân này. Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Website!
“Bài viết tham khảo tài liệu Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi và Internet”
Tin tức liên quan:
- Hoắc Hương | Thảo dược thiên nhiên & Ứng dụng
- Kinh Giới Tuệ | Vị thuốc Mẫn Giải chủ trị Viêm Xoang, Viêm Mũi Dị Ứng
- Tần Giao | Vị Thuốc Điều Trị Phong Thấp
- Thổ Phục Linh | Công Dụng & Cách Dùng để chữa bệnh