Cây Lạc Tiên hay Cây Nhãn Lồng (Nam Bộ) là loài thực vật thân leo, mọc hoang nhiều nơi ở nước ta. Cây Lạc Tiên được coi là vị thuốc quý với công dụng nổi bật trong việc an thần, hỗ trợ điều trị mất ngủ. Đồng thời nó còn được sử dụng điều trị một số bệnh như: động kinh, suy nhược cơ thể, hạ huyết áp… Các bạn hãy cùng Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT đi tìm hiểu thêm về loài cây này nhé.
Theo các tài liệu, Cây Lạc Tiên có:
Tên khoa học: Passiflora foetida L.
Tên thường gọi: Cây lạc, Cây nhãn lồng (Nam Bộ), Lồng đèn, Hồng tiên, Long châu quả, Mắc mát (Đà Lạt)…
Họ: Lạc tiên Passifloraceae.
Cây Lạc Tiên
Đặc điểm, hình dạng
Cây Lạc tiên dạng thân leo, dây mềm, thân có nhiều lông mềm. Lá mọc so le, hình tim, dài 6-10 cm, rộng 5-8 cm, mép lá có lông mịn, xẻ thành 3 thùy. Cuống dài 7-8 cm, dầu tua cuốn thành lò xo.
Hoa mọc đơn độc, có 5 cánh màu trắng hoặc hơi tím nhạt, đường kính hoa 5-5,5 cm. Đài hoa màu trắng, phía dưới có gân xanh. Gồm 3 gân chính và hệ thống gân phụ tương tự lá mà không có phiến lá. Một đĩa hoa có 2 tầng tua, mặt tua trên có màu tím, bên trong màu vàng, trong cũng có lông mịn.
Trụ cao có đầu tim đỏ, 5 nhị có bao phấn màu vàng gục xuống dưới.
Quả hình trứng dài từ 2-3cm, lúc non có màu xanh, chín chuyển sang màu vàng, thịt quả màu trắng.

Cây Lạc Tiên phân bố ở đâu?
Cây Lạc Tiên có nguồn gốc từ Nam Mỹ, Mexico, Trung Mỹ và vùng Caribe.
Hiện nay loài cây này đã du nhập vào Việt Nam, có thể tìm thấy nhiều nơi. Các bụi cỏ, cây rậm rạp bên đường. Từ vùng đồng bằng ven biển tới các vùng núi cao khí hậu mát mẻ.
Cây phân bố khắp 3 miền Việt Nam.
Hiện tại miền Bắc và khu vực Đà Lạt có một số trang trại đã tiến hành trồng quy mô lớn để làm thương mại.
Thu hái chế biến
Cây Lạc Tiên có mùa ra hoa vào tháng 4-5 và mùa quả sẽ vào tháng 5-7 hàng năm.
Bộ phận dùng: Ngọn cây, lá, thân và quả.
Tùy thuộc vào bộ phận của cây mà ta có thời gian thu hoạch khác nhau. Thường thu hoạch lúc cây còn xanh, không quá già héo, úa:
- Lá và Ngọn: Hái mọi lúc, dùng để làm rau ăn hàng ngày.
- Thân và lá: Thu hái vào tháng 4-7, phơi khô làm thuốc.
- Quả: Chín dùng ăn luôn, quả xanh sấy hoặc phơi khô để làm thuốc.

Thành phần hóa học Lạc Tiên
Tùy thuộc vào bộ phận làm thuốc mà Lạc Tiên có các thành phần hóa học khác nhau:
- Thân và Lá: Passiflorin, saporanetin, vitexin, sapomarin, harmin, harmol, harmalol, hermalin, chất xơ… các alkaloid, flavonoid, saponin.
- Quả chín: Ngoài các chất trên còn chứa Vitamin C, Vitamin A, muối khoáng, protein, đường đơn, fructoza, glucoza, axit malic, axit ciltric…
Tác dụng dược lý
Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào tại Việt Nam. Hiện tác dụng của Lạc Tiên chỉ dựa vào kết quả nghiên cứu của một số tác giả người Pháp:
- Thành phần alkaloid có nhân Harman có tác dụng an thần, kéo dài giấc ngủ khi ngăn cản được tác dụng của cafein trên thỏ.
- Lạc Tiên còn có khả năng ổn định nhịp tim và huyết áp nhờ thành phần flavonoid trong thân và lá khô.
Theo kinh nghiệm dân gian và các nghiên cứu, Cây Lạc Tiên có công dụng sau:
- Thanh nhiệt, giải độc, mát gan.
- Giảm nguy cơ suy nhược và các bệnh tim mạch.
- Giảm căng thẳng, ngủ mớ, ngủ không yên giấc.
- Giúp an thần, ngủ ngon.
- Giảm phiền muộn.
- Điều trị thiếu máu lên não gây đau đầu, chóng mặt.
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về hen suyễn, hen phế quản.
Cây Lạc Tiên để làm gì?
Theo các tài liệu cổ thân và lá Lạc Tiên có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn. Quả vị ngọt tính bình. Vào 2 kinh tâm và can.
Hiện nay Cây Lạc Tiên được ứng dụng rộng rãi trong y học dân gian và Đông Y với tác dụng an thần, chữa mất ngủ nổi bật.
Liều dùng và cách sử dụng Lạc Tiên
Tùy thuộc vào phương pháp chế biến và mục đích sử dụng ta có cách sử dụng cũng như liều lượng khác nhau.
I. Dạng thuốc sắc, trà
Nguyên liệu:
- Thân, lá lạc tiên 20-40g.
Cách thực hiện:
- Cho vào ấm sắc cùng 1000ml. Đun nhỏ lửa còn 500ml, để nguội.
Sử dụng:
- Chia làm 3 lần vào sáng, trưa, tối. Buổi tối uống trước khi ngủ 30 phút.
II. Dạng chiết suất cao lỏng
Nguyên liệu:
- Thân, lá Lạc Tiên 2kg.
Cách thực hiện:
- Cho vào ấm sắc thuốc, thêm nước đun đi đun lại nhiều lần. Loại bỏ cái, tiếp tục đun cho đến khi nước thuốc sền sệt có màu cánh gián.
Sử dụng:
- Mỗi ngày sử dụng 40-50 giọt trước khi ngủ. Có thể sử dụng 60-70 giọt kết hợp với 0,8 mg clonidine cho các trường hợp cai nghiện.
III. Dạng viên nang
Dạng viên nang chiết suất có liều lượng cố định trong các viên. Liều dùng trung bình 90mg/ngày.
Các đơn thuốc chữa bệnh từ Lạc Tiên
I. Đơn thuốc Lạc Tiên chữa mất ngủ
Nguyên liệu:
- Lá và ngọn Lạc Tiên 1kg.
Cách sử dụng:
- Cách 1: Sử dụng lá và ngọn non làm rau, luộc hoặc nấu canh ăn thường xuyên để cải thiện tình trạng mất ngủ của bản thân.
- Cách 2: Rửa sạch sau đó phơi hoặc sấy khô. Sau đó sử dụng mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 50g để sắc hoặc pha trà uống hàng ngày.
II. Đơn thuốc an thần, dịu thần kinh, trợ tim, chữa mất ngủ
Nguyên liệu:
- Dây là lá Lạc Tiên 20g; Hạt sen 12g; Lá tre tươi 10g; Lá dâu tằm 10g; Lá vông nem 10g; Cam thảo 6g; Xương bồ 10g; Hắc táo nhân 10g.
- Nước 1000ml.
Cách thực hiện:
- Cho tất cả vào ấm sắc. Đun nhỏ lửa còn 300ml, để nguội.
Sử dụng:
- Chia 3 lần uống hết trong ngày. Sử dụng 7-10 ngày liên tục, mỗi ngày 1 thang.
III. Đơn thuốc chữa kiết lỵ.
Nguyên liệu:
- Quả lạc tiên 60g.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng 400ml. Đun nhỏ lửa còn 200ml.
Sử dụng:
- Chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
IV. Đơn thuốc chữa căng thẳng mệt mỏi.
Nguyên liệu:
- Lạc tiên 30g; Râu ngô 200g; rau má 100g.
Thực hiện:
- Phơi 2 nắng Lạc Tiên, sao vàng sau đó hạ thổ tất cả. Cho vào ấm sắc cùng 600ml nước. Đun nhỏ lửa còn 200ml.
Sử dụng:
- Ngày chia 2 lần uống sáng và tối. Sử dụng liên tục 7-10 ngày liên tục.
V. Bài thuốc chữa ghẻ, ngứa, mụn mủ, viêm da
Nguyên liệu:
- Lá lạc tiên 1 nắm.
Cách thực hiện:
- Cho vào nồi đun nước tắm.
Sử dụng:
- Tắm hàng ngày đến khi dứt bệnh.
VI. Bài thuốc thanh nhiệt, giải độc gan
Nguyên liệu:
- Quả lạc tiên chín 500g.
- Đường 250g.
- Nước sôi để nguội 200ml.
Cách thực hiện:
- Bổ đôi, nạo lấy phần ruột, ép lọc lấy dịch quả. Đường pha cùng nước rồi đựng vào chai.
Sử dụng:
- Lấy một lượng vừa đủ nước ép lạc tiên, thêm dung dịch đường, chế thêm nước vừa đủ uống. Ngày uống 2-3 lần. Sử dụng hàng ngày.
Cây Lạc Tiên sản xuất Dược phẩm & TPCN
Đi đầu trong việc ứng dụng Lạc Tiên cũng như các thành phần dược liệu thiên nhiên vào sản xuất dược phẩm & TPCN là 2 cơ sở y tế hàng đầu trực thuộc quân đội Việt Nam. Đó là Học Viện Quân Y và Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội. Với các sản phẩm hoạt huyết an thần nổi tiếng.
Viên Uống An Giấc HVQY
An Giấc HVQY là sản phẩm đột phá mới đến từ Học Viện Quân Y. Được sản xuất từ các thành phần: Lạc tiên, Vông nem, Đinh lăng, Nữ lang, Bình vôi.
Công dụng:
- Hỗ trợ an thần, ngủ ngon giấc.
- Cải thiện tình trạng mệt mỏi, căng thẳng do mất ngủ.
- Cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh.
- Giảm hồi hộp, lo âu, dẫn đến mất ngủ, ngủ không yên giấc, giấc ngủ chập chờn.
Quy cách: Hộp 3 vỉ x10 viên.
Hướng dẫn sử dụng:
- Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bạn có thể uống 1-2 viên trước khi ngủ vào buổi tối 30 phút.
Hoạt huyết an thần Siro Laroxen HVQY
Laroxen Học Viện Quân Y là một sản phẩm an thần giúp ngủ ngon mà những bệnh nhân bị mất ngủ không thể bỏ qua. Bởi những lý do sau:
- Dạng siro, dễ sử dụng cho mọi đối tượng. Phù hợp với mọi gia đình.
- Thành phần từ dược liệu thiên nhiên nổi tiếng với tác dụng an thần: Lạc Tiên, Bình Vôi và Vông Nem.
- Thích hợp ngay cả với trẻ em.
- Thuốc chiết suất dạng lỏng tạo điều kiện cho sự hấp thụ, giảm nỗi lo khi sử dụng sản phẩm dạng viên uống ở trẻ.
Siro Laroxen được chỉ định cho các đối tượng:
- Người mất ngủ do suy nhược thần kinh, lo âu, hồi hộp.
- Trẻ em quấy khóc mất ngủ.
Cốm An Thần Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội
Đến từ Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội là sản phẩm Cốm An Thần. Sản phẩm dạng cốm được điều chế từ các thành phần: Dạ giao đằng, Thổ phục linh, Lạc tiên, Thảo quyết minh, Bình vôi, Lá vông nem – những thảo dươc có nguồn gốc thiên nhiên.

Công dụng:
- Trấn kinh, an thần, thanh nhiệt.
- Chữa suy nhược thần kinh, nhức đầu chóng mặt.
- Tim hồi hộp, trống ngực, mất ngủ kéo dài.
Cốm An Thần được chỉ định sử dụng cho:
- Người bị thiếu năng tuần hoàn não có các triệu chứng như: chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ.
- Người bị cholesterol trong máu cao, bị xơ vữa động mạch, người sau tai biến mạch máu não.
- Người hoạt động trí óc căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, làm việc không tập trung.
- Người bị đau mỏi vai gáy, đau tê cứng cổ, tê bì chân tay.
Hướng dẫn sử dụng:
- Uống 2 gói/lần/ngày trước khi đi ngủ 30 phút.
- Hoặc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).
Những lưu ý khi sử dụng Lạc Tiên
Tương tự các vị thuốc khác, khi lựa chọn sử dụng Lạc Tiên bạn cũng cần phải chú ý những vấn đề:
- Không được sử dụng quá nhiều cùng một lúc hoặc quá liều lượng cho phép trong một thời gian dài.
- Phụ nữ có thai không nên sử dụng.
- Người chuẩn bị phẫu thuật cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Lạc Tiên.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc tây, thuốc tân dược.
Lạc Tiên có thể sảy ra tương tác với các loại thuốc sau:
- Thuốc an thần.
- Thuốc chống đông máu.
- Thuốc MAOI.
Mua Cây Lạc Tiên ở đâu?
Là vị thuốc có ứng dụng rộng rãi và thiết thực trong cuộc sống vì vậy nhu cầu về Lạc Tiên khá cao trên thị trường.
Các bạn có thể tìm mua hạt giống, quả, thân và lá tươi trực tiếp tại các trại giống, trang trại trên toàn quốc.
Hoặc các sản phẩm đã chế biến tại các tiệm thuốc đông y, thuốc nam, các website chuyên về dược liệu trên Internet. Tuy nhiên các bạn cần lựa chọn gian hàng uy tín bởi tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng không phải hiếm gặp.
Hiện nay trên thị trường Lạc Tiên được bày bán dưới 2 hình thức, quả tươi và thân lá khô để làm thuốc. Quả Lạc Tiên đang được một số cơ sở rao bán với giá khoảng 330.000đ/kg. Đối với thân, lá khô được rao bán với giá khá tốt khoảng 110.000đ/kg tùy cơ sở.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tăng cường kiến thức. Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT không đưa ra những lời khuyên hoặc chỉ dẫn sử dụng.
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Website!
“Bài viết tham khảo tài liệu Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi và Internet”
Tin tức liên quan: