Dâm Dương Hoắc là tên gọi chung của vị thuốc được bảo chế từ toàn cây phơi hay sấy khô của nhiều loài cây thuốc chi Epimedium. Vị thuốc này được biết đến với công dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, trợ dương ích tỉnh, khứ phong và thắng thấp. Thường được sử dụng trong những đơn thuốc lưng gối đau mỏi, chân tay bải hoải, chống liệt dương và tăng cường sinh lý nam giới…
Các tài liệu cho thấy Dâm Dương Hoắc có:
Tên thường gọi: Tiên linh tỳ, Cương tiền, Tam chi cửu diệp thảo, Phỏng trượng thảo, Khí trượng thảo…
Thuộc Họ: Hoàng liên gai Berberidaceae.
Hiện nay có 3 loài dùng được làm thuốc với tên khoa học:
- Dâm Dương Hoắc lá to: Epimedium Macranthum Morr-et Decne.
- Dâm Dương Hoắc lá mác: Epimedium Sagittatum (Sieb, et Zucc) Maxim.
- Dâm Dương Hoắc lá hình tim: Epimedium Brevicornu Maxim.
Cây Dâm Dương Hoắc
Mô tả cây
Cả 3 loài dâm dương hoắc kể trên đều là những loài thực vật sống lâu năm. Trong khi loài Epimedium Macranthum và Epimedium Brevicornu có chiều cao thân từ 30-40cm thì loài Epimedium Sagittatum lại thấp hơn, chỉ từ 30-35cm.
Một số đặc điểm phân biệt khác:
- Dâm dương hoắc lá to: Phiến lá to, 2 lần kép với 3 lá chét, dài từ 4-9cm. Hoa to, đường kính khoảng 20mm, mỗi cụm từ 4-6 hoa, tràng có cựa dài…
- Dâm dương hoắc lá mác: Phiến lá dài từ 4-9cm, lá chỉ một lần kép với 3 lá chét. Hoa hơi nhỏ đường kính chỉ từ 6-8mm. Cụm hoa từ 10-15 hoa. Tràng có cựa ngắn hoặc không có cựa…
- Dâm dương hoắc lá hình tim: So với 2 loài trên, ở loài này có phiến lá nhỏ hơn chỉ dài từ 2,5-5cm. Cụm hoa họp thành tán tụ, cuống hoa có lông tiết rõ…
Dâm Dương Hoắc phân bố ở đâu?
Dâm dương hoắc hiện đã được tìm thấy và trồng thành các khu tập trung ở một số tỉnh miền núi Việt Nam như Sapa-Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang…
Tuy nhiên nguồn nguyên liệu chính vẫn là Trung Quốc. Vị thuốc này phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía nam của Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến.
Nhu cầu về vị thuốc này khá lớn và nguồn nguyên liệu trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Hiện 70% dâm dương hoắc ta vẫn phải nhập từ Trung Quốc. Điều này cho thấy tiềm năng phát triền rất lớn từ vị thuốc này.
Thu hoạch và chế biến
Mùa thu hoạch chính là vào mùa hạ và thu. Tiến hành thu hái toàn bộ cây, bỏ rễ, mang về rửa sạch cắt nhỏ và phơi hoặc sấy khô.
Hoặc trực tiếp tán thành bột: 1 kg lá cây + 250g mỡ dê. Mỡ dê đun nóng chảy lấy dung dịch mỡ, gạn bỏ tóp mỡ sau đó cho dâm dương hoắc tán nhỏ vào. Đảo đều cho thấm hết mỡ, tiếp tục sao khô xong để nguội là có thể bảo quản hoặc dùng trực tiếp.
Thành phần hóa học
Trong thân và lá có Flavonozit gọi là Icariin C33H42O16. Khi thủy phân sẽ cho icaritin C21H22O7. Trong thân rễ chứa Desoxymetylicariin và Magnoflorin C20H24O4N.
Ngoài 2 thành phần quan trọng trong thân và lá còn: Tinh dầu, ancola xerylic, heptricontan, phytosterla và một chất flavonozit C27H32O12…
Tác dụng dược lý
Nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lý của vị thuốc này và cho những kết quả sau:
- Kích thích ham muốn và xuất tinh ở nam giới. Dùng để chữa yếu sinh lý.
- Giảm ho, hóa đờm, bình suyễn và an thần.
- Kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế tụ bạch cầu, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, vi khuẩn lao…
- Tăng cường sự phát triền và phục hồi của xương khớp.
- Điều hòa huyết áp, tăng lưu lượng máu của động mạch vành.
- Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.
- Ôn thận, tráng dương, trừ phong thấp, đau nhức xương khớp.
- Kháng virut bại liệt loại I, II và III.
Công dụng và liều dùng Dâm Dương Hoắc
Theo Đông Y dâm dương hoắc có vị cay, đắng, tính ôn, vào 2 kinh can và thận.
Công dụng: bổ can, thận, trợ dương, mạnh gân xương, ích tinh, trừ thấp, chuyên trị bệnh liệt dương, di tinh, lưng gối đau mỏi, chân tay tê dại…
Cách dùng: dùng dưới 2 hình thức là ngâm rượu, sắc uống, nghiền bột sau đó rây thành hoàn (viên) hoặc kết hợp với nhiều dược liệu khác tùy mục đích sử dụng.
Liều dùng: Tùy thuộc tình trạng cơ thể mà bạn có thể sử dụng nhiều hay ít. Thông thường từ 4-12g.
Các bài thuốc và ứng dụng của dâm dương hoắc
Bài thuốc Dâm Dương Hoắc chữa yếu sinh lý, vô sinh
I. Trị liệt dương, bán thân bất toại
Nguyên liệu:
- Dâm dương hoắc 1kg.
- Rượu ngon 10 lít.
Cách thực hiện: Cho vào bình, ngâm ít nhất 1 tháng.
Sử dụng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Khoảng 1 cốc nhỏ.
II. Trị liệt dương-yếu sinh lý
Nguyên liệu:
- Cương tiền 40g, Tiên mao 20g.
- Nước 600ml.
Thực hiện: Cho vào ấm sắc thuốc, đun nhỏ lửa còn 200ml.
Sử dụng: Chia làm 2-3 lần, uống hết trong ngày. Sử dụng trong thời gian dài.
III. Chữa liệt dương, tiểu tiện nhiều lần
Nguyên liệu:
- Cương tiền 20g, Thục địa 40g, Cửu thái tử 20g, Lộc giác sương 20g.
- Nước 1 lít.
Cách thực hiện: Cho vào ấm sắc, đun nhỏ lửa còn 300ml. Để nguội.
Sử dụng: Chia 3 lần uống hết trong ngày. Uống từ 10-15 ngày 1 đợt.
IV. Đơn thuốc trị liệt dương, dương nuy, di tinh, tảo tiết, phụ nữ vô sinh.
Nguyên liệu:
- Dâm dương hoắc 40g.
- Rượu nếp 500ml.
- Cồn 20 độ.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Cho vào ngâm rượu ít nhất 20 ngày.
- Cách 2: Cho vào ngâm cồn khoảng 15 ngày.
Cách sử dụng:
- Đối với cách 1, ngày uống 2-3 lần trước bữa ăn, mỗi lần 10-20ml rượu ngâm.
- Đối với cách 2, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml trước bữa ăn.
V. Đơn thuốc bổ thận
Nguyên liệu:
- Tiên linh tì, Tử hà xa, Hoàng tinh, Tiền mao, Hoài sơn, Thục địa, Thỏ ty tử, Tang thầm mỗi thứ 15g. Sơn thù nhục 12g.
- Thận dê 2 quả.
Cách thực hiện:
- Thái nhỏ tất cả, cho vào nồi, thêm 300ml nước đun nhỏ lửa cho nhừ.
Sử dụng:
- Chia làm 2-3 lần, ăn hết cả cái với nước trong ngày.
Các đơn thuốc chữa bệnh khác
I. Bài thuốc chữa phong thấp, đau xương, đi lại khó khăn
- Nguyên liệu: Dâm dương hoắc, Uy linh tiên, Xuyên khung, Quế tâm, Thương nhĩ tử mỗi thứ 40g.
- Cách thực hiện: Trộn đều, tán thành bột mịn.
- Sử dụng: Mỗi lần 4g cùng với rượu ấm.
II. Bài thuốc trị quáng gà ở trẻ nhỏ
Nguyên liệu:
- Dâm dương hoắc, Văn cương nga, mỗi thứ 20g, chích Cam thảo, Xạ can mỗi thứ 10g.
- Đậu đen 1 chén.
- Gan dê 1 cái.
Thực hiện:
- Dược liệu trộn đều tán thành bột mịn.
- Gan dê rạch thành rãnh sâu, lấy 8g bột nhét vào gan dê sau đó buộc lại.
- Đậu đen nấu thành nước, bỏ cái sau đó cho gan dê đã chế biến vào nước đậu đen sắc nhỏ lửa.
Sử dụng:
- Chia làm 2 lần, ăn hết trong ngày.
III. Trị ho, đầy bụng, không ăn được, khí nghịch
Nguyên liệu:
- Dâm dương hoắc, Ngũ vị tử mỗi loại 200g.
- Mật ong 200ml.
Cách thực hiện:
- Dược liệu trộn đều, tán thành bột mịn. Thêm mật ong rây hoàn (viên) bằng hạt ngô.
Sử dụng:
- Ngày 2 lần, mỗi lần 30 viên cùng với nước gừng.
IV. Đơn thuốc trị đau nhức khớp do phong thấp hoặc hàn thấp, tay chân co quắp, tê dại
Nguyên liệu:
- Dâm dương hoắc 20g, Uy linh tiên 12g, Thương nhĩ tử, Quế chi, Xuyên khung mỗi thứ 8g.
- Nước 500ml.
Cách sử dụng: Cho vào ấm sắc, đun nhỏ lửa còn 150ml.
Sử dụng: Uống 1 lần vào buổi tối sau ăn 30 phút.
V. Đơn thuốc trị cao huyết áp
- Nguyên liệu: Tiên mao, Cương tiền mỗi loại 16g. Đương quy, Ba kích, Hoàng bá, Tri mẫu mỗi loại 12g.
- Cách thực hiện: Cho vào ấm sắc thuốc cùng 600ml nước. Đun nhỏ lửa còn 150ml.
- Sử dụng: Chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
Dâm Dương Hoắc trong sản xuất Thuốc & TPCN
Dâm Dương Hoắc là thảo dược được ứng dụng nhiều trong sản xuất các loại thực phẩm chức năng tăng cường sinh lý.
Các sản phẩm này được điều chế kết hợp với nhiều thảo dược khác, cùng với đó là vitamin và khoáng chất với liều lượng chuẩn. Từ đó hỗ trợ tăng cường sinh lý một cách an toàn và hiệu quả.
Tác dụng phụ Dâm Dương Hoắc
Khi sử dụng quá liều dâm dương hoắc có thể bạn sẽ gặp một trong số tác dụng phụ sau: váng đầu, nôn mửa, miệng khô, chảy máu mũi…
Những lưu ý trong quá trình sử dụng:
- Không dùng cho người tướng hỏa dễ động, dương vật dễ cương, di mộng tinh, miệng khô, mất ngủ.
- Phụ nữ âm hư, tướng hỏa động.
- Tuyệt đối không sử dụng cho bệnh nhân sung huyết não.
- Không quá nạm dụng hoặc sử dụng quá liều trong thời gian dài.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia khi bạn đang sử dụng thuốc hoặc biệt dược trị bệnh.
Mua Dâm Dương Hoắc ở đâu?
Hiện nay các vườn dược liệu ở vùng Tây Bắc đã trồng và sản xuất thương phẩm. Vì vậy các bạn có thể tìm mua trực tiếp tại các vườn dược liệu này.
Dạo qua một số trang thương mại điện sử, Website chuyên về dược liệu trên Internet. Dâm Dương Hoắc được bán với giá trên dưới 450.000đ/kg.
Cảm ơn các ban đã ghé thăm Website!
“Bài viết được tham khảo tài liệu Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi & Internet”
Tin tức liên quan: