Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian với những bài thuốc thảo dược, dược liệu là một trong những cách điều trị được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt ở các vùng quê, miền núi nơi nguồn nguyên liệu sẵn có dễ tìm và người bệnh có điều kiện về mặt thời gian. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình điều trị còn phụ thuộc vào độ tương thích của cơ địa từng người với bài thuốc sử dụng. Vì vậy, để giúp người bệnh lựa chọn được dễ dàng hơn. Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT chia sẻ với các bạn 12 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường tốt nhất hiện nay.
Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian là gì?
Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian là phương pháp sử dụng các bài thuốc dân gian, kinh nghiệm trong nhân dân chữa bệnh tiểu đường. Những bài thuốc đã được chứng minh có hiệu quả trong việc ổn định, kiểm soát chỉ số đường huyết. Được sử dụng đông đảo, rộng rãi. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học về thành phần dược liệu cũng chỉ ra rằng những tác dụng tích cực trong điều trị bệnh tiểu đường. Tạo niềm tin cho người sử dụng.
Ưu điểm của phương pháp điều trị bệnh tiểu đường dân gian:
- Nguyên liệu thành phần các bài thuốc đều từ các nguyên liệu có sẵn, dễ tìm, giá thành cực thấp.
- Cách chế biến và sử dụng đơn giản, dễ thực hiện.
- Hiệu quả khá cao, ít tác dụng phụ, có thể mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
- Có thể kết hợp sử dụng cùng nhiều phương pháp điều trị khác để tăng hiệu quả.
Bởi vậy cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên tác dụng còn phụ thuộc vào cơ địa từng người, chất lượng nguyên liệu và cách chế biến.
12 Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường tốt nhất hiện nay
Hầu hết người bệnh tiểu đường ở Việt Nam đều đã tìm hiểu và sử dụng qua từ 1 – 2 bài thuốc dân gian. Tuy nhiên tác dụng mang lại có thể không được như kì vọng. Nguyên nhân có thể là do cơ địa không phù hợp với bài thuốc đang sử dụng, nguyên liệu không đảm bảo hoặc cách chế biến và sử dụng chưa đúng,… Điều này gây mất thời gian và ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý người bệnh.
Điểm danh 12 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường tốt nhất và cách sử dụng:
1. Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường từ vỏ dưa hấu.
Dưa hấu được biết đến là một loại trái cây khá tốt, ngay cả với người bệnh tiểu đường. Trong 100g dưa hấu chứa đến 95,5% nước; 2,5% gluxit; 1,2% protit; 0,5% xenluloza và các vitamin, khoáng chất. Dưa hấu cũng chứa lượng lớn acid folic có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên ít ai biết được rằng vỏ dưa hấu – bộ phận bỏ đi cũng có công dụng vô cùng tuyệt vời đối với quá trình chữa bệnh tiểu đường. Theo Đông y, vỏ dưa hấu vị ngọt thanh, tính mát, hương thơm nhẹ có công dụng giải khát, giảm say nắng, lợi tiểu và thanh nhiệt.
2 Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian với vỏ dưa hấu:
- Cách 1: Vỏ dưa hấu 30g, vỏ bí xanh 30g. Cả 2 loại rửa sạch sau đó sắc cùng nước. Chia làm 3 lần uống/ngày. Sử dụng liên tục trong 1 tháng, và kiểm tra kết quả.
- Cách 2: Vỏ dưa hấu 60, ô mai 10g, thiên hoa phấn 12g, câu kỉ tử 15g. Sắc cùng nước, mỗi ngày uống 1 thang. Sử dụng đều đặn hàng ngày sẽ giúp kiểm soát tốt chỉ số đường huyết,
2. Chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài
Sử dụng lá xoài chữa bệnh tiểu đường là cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian hiệu quả, đơn giản và dễ dàng trong khâu chế biến.
Đông y cho rằng lá xoài có vị ngọt, hơi chua, tính ôn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh: hô hấp, sa nội tạng, bệnh tiểu đường và nhiều bệnh lý khác. Trong lá xoài chứa các hoạt chất tanin có tác dụng giảm viêm, bảo vệ tiêu hóa và chống oxi hóa mạnh. Hoạt chất mangiferin giúp làm bền thành mạch máu cùng hoạt chất anthxyanhdin giảm đường huyết. Hạn chế nguy cơ biến chứng vi mạch máu tiểu đường dẫn tới biến chứng bệnh võng mạc tiểu đường.
Bên cạnh đó lá xoài còn giúp hạn chế lượng cholesterol trong máu giúp bảo vệ tim mạch và hạn chế nguy cơ béo phì.
Cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài: Lấy khoảng 5 lá xoài non rửa sạch, vào buổi tối cắt thành sợi nhỏ sau đó cho vào cốc. Chế thêm khoảng 200ml nước sôi. Để vậy qua đêm, sáng dậy uống hết cốc nước và bỏ lại phần bã. Ngày sử dụng 1 lần. Không nên sử dụng quá liều lượng để tránh tình trạng hạ đường huyết quá mức.
Lưu ý: Không nên sử dụng cùng thời điểm với các loại thuốc tây, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Tốt nhất nên uống cách nhau 2 – 3 giờ để đảm bảo sự hấp thụ của thuốc.
3. Lá mật gấu trị tiểu đường
Với người bệnh tiểu đường lá mật gấu hay lá đắng có một ý nghĩa rất đặc biệt. Vì nó được đánh giá là một trong những cây thuốc có tác dụng hạ và ổn định đường huyết hiệu quả với bài thuốc uống từ lá mật gấu. Giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó lá mật gấu còn mang những tác dụng tuyệt vời khác cho sức khỏe.
Xem thêm bài viết: Cây mật gấu có tác dụng gì? | Uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không?
Theo Đông y lá mật gấu có tính bình, vị đắng. Là vị thuốc được biết đến với các tác dụng dược lý nổi bật: giải độc, tiêu viêm, hạ sốt, kích thích sinh sản và duy trì hormone Estrogen, chống ung thư, giảm cholesterol xấu, điều hòa đường huyết, kháng viêm, chống lão hóa, điều trị bệnh tiểu đường…
Cách sử dụng lá mật gấu trị tiểu đường:
Cách 1: Lấy 4 lá mật gấu, rửa sạch, sau đó hãm cùng 150 ml nước sôi uống thay trà.
Cách 2: Lấy 1 lượng vừa phải lá mật gấu đã chế biến khô cho vào ấm trà, chế nước sôi đợi 3 – 5 phút cho ngấm là có thể sử dụng.
4. Dây thìa canh chữa tiểu đường
Dây thìa canh là một trong những loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong dân gian. Sử dụng cây thìa canh chữa bệnh tiểu đường là một trong những cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian được khuyên dùng nhiều nhất.
Các nghiên cứu khoa học về dây thìa canh đã tìm ra trong thảo dược này có chứa tổ hợp của nhiều acid gymnemic – hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid. Hoạt chất có khả năng kích thích sản sinh tế bào Beta tuyến tụy. Tăng cường khả năng sản xuất insulin, hỗ trợ chuyển hóa glucose thành năng lượng. Tác dụng hạ đường huyết, giảm lượng cholesterol toàn phần, triglycerid trong máu tốt cho người bệnh tiểu đường.
Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian từ dây thìa canh:
- Lấy 50g dây thìa canh khô mang đi rửa sạch sau đó cho vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước.
- Đun nhỏ lửa còn khoảng 1 lít là được, chia thành 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn.
Khi sử dụng dây thìa canh chữa tiểu đường bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Sử dụng quá liều lượng có khả năng gây đau đầu, choáng váng, hóa mắt… cần chú ý.
- Sử dụng quá nhiều cũng dẫn tới hạ đường huyết đột ngột và nhanh chóng.
- Không nên sử dụng vào lúc đói.
- Phụ nữ đang mai thai và cho con bú không nên sử dụng.
- Người dưới 16 tuổi và người đang bị tiêu chảy cũng không nên dùng.
5. Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường bằng lá dứa
Nhắc đến lá dứa nhiều người đã liên tưởng tới 1 loại lá chuyên dùng để nấu xôi, sữa, làm bánh, màu cho các món thạch tươi ngon, mát lành. Với người bệnh tiểu đường loại lá này cũng mang ý nghĩa đặc biệt với bài thuốc uống nước lá dứa.
Trong lá dứa có chứa một lượng không nhỏ glycosides, alkaloid, diệp lục, bromelin, các axit hữu cơ và các chất chống oxi hóa.
Theo Đông Y lá dứa không độc, vị đắng cay, thơm có khả năng sát khuẩn, hạ nhiệt, long đờm, lợi liệu… Có thể sử dụng hàng ngày mà không cần lo lắng các tác dụng phụ.
Xem thêm: Uống nước lá dứa có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không?
Cách sử dụng lá dứa trị tiểu đường như sau:
- Cách 1: Lấy khoảng 10 lá dứa, rửa sạch cắt khúc và phơi khô. Sau đó cho vào ấm sắc cùng 2,5 lít nước, đun nhỏ lửa còn khoảng 2 lít, lấy xuống và để nguội. Chia thành nhiều lần uống trong ngày thay nước lọc.
- Cách 2: Cũng lấy 10 lá dứa rửa sạch, cuộn lại cho vào nồi. Chế thêm nước ngập lá, đun đến khi nước có màu xanh. Lấy xuống để nguội và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường từ lá dứa có tác dụng tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Vì vậy cần theo dõi chỉ số đường huyết trong quá trình sử dụng. Nếu sử dụng khoảng 1 tháng mà không tiến triển thì nên chuyển qua các bài thuốc khác.
6. Bài thuốc từ cây lược vàng chữa tiểu đường
Sử dụng cây lược vàng cũng là cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả tại nhà. Đây là loài cây khá quen thuộc, thường được trồng làm cảnh ở Việt Nam. Đặc biệt là khu vực phía bắc, gần Hà Nội.
Theo các tài liệu y học, cây lược vàng có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm và lợi thủy. Thường được sử dụng điều trị các bệnh ngoài da, bỏng, rối loạn khớp… và bệnh tiểu đường.
Ngoài ra các nghiên cứu khoa học ở Nga đã công bố cây lược vàng có công dụng chữa các bệnh sau: viêm họng, viêm hen phế quản, đau lưng, viêm khớp, bướu cổ, huyết áp, các vấn đề về tim mạch, u nang buồng trứng, xơ vữa động mạch, bệnh gan… phòng ngừa bệnh ung thư.
Trong dân gian lưu hành 2 cách sử dụng cây lược vàng chữa bệnh tiểu đường như sau:
Cách 1: Ăn trực tiếp
- Lấy 2 lá lược vàng, rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 15 phút. Sau đó vớt ra cắt nhỏ nhai trực tiếp hoặc giã nát và ăn hết.
Cách 2: Ngâm rượu
- Dùng thân và lá cây lược vàng, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó tráng qua 1 lần rượu, cắt nhỏ, cho vào bình ngâm rượu khoảng 1 tháng là sử dụng được.
Lưu ý: Cây lược vàng có khá nhiều tác dụng phụ, vì vậy các bạn cần sử dụng đúng liều lượng và hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng.
7. Lá ổi
Ổi là cây ăn trái quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam và bài thuốc dân gian nước lá ổi cũng là một bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả.
Một số nghiên cứu về mối tương quan giữa lá ổi và đường huyết của người bệnh tiểu đường cho kết quả:
- Dịch chiết lá ổi có khả năng ức chế sự hoạt động của men protein tyrosine hosphatese 1B, có tác dụng điều trị trực tiếp tiểu đường tuýp 2.
- Thí nghiệm trên thỏ cho thấy, uống nước ép ổi cho tỉ lệ đường huyết giảm đến 25% trong 4 giờ. Với chuột là 46% trong 4 giờ sau khi sử dụng.
- Lá ổi giúp tăng độ nhạy của insulin và hiệu suất chuyển đổi glucose trong máu.
Bên cạnh đó uống nước lá ổi hàng ngày còn mang lại nhưng lợi ích hết sức tuyệt vời cho sức khỏe.
Xem thêm bài viết: Uống nước lá ổi có tác dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?
Cách điều trị tiểu đường dân gian bằng lá ổi:
- Cách 1: 50g lá tươi hoặc 30g lá khô. Rửa sạch thái nhỏ hoặc say nhuyễn. Cho thêm 200ml nước vào trộn đều, lọc lấy nước cốt uống trực tiếp. Sử dụng 1 lần/ngày.
- Cách 2: Lá ổi tươi, dây thìa canh mỗi loại 15g sắc lấy nước uống hàng ngày.
- Cách 3: Lá ổi, bạch quả mỗi loại 15g, râu ngô 30g sắc lấy nước uống hàng ngày.
- Cách 4: Lá ổi tươi 50g, lá sake 100g, đậu bắp 100g. Sắc lấy nước uống hàng ngày thay nước lọc.
8. Sử dụng quả đậu bắp chữa tiểu đường
Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường từ quả đậu bắp cũng là bài thuốc được nhiều người bệnh tiểu đường lựa chọn sử dụng.
Theo Đông Y, đậu bắp vị chua, tính ôn. Tác dụng giảm đau, làm dịu bệnh lậu, táo bón, bạch đới, bí tiểu tiện. Rễ, lá dùng chữa ho với viêm họng. Quả có tác dụng tốt với bệnh tiểu đường nhờ thành phần myricetin có khả năng tăng hấp thụ glucose vào cơ. Và kích thích sản xuất insulin giảm lượng triglyceride ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
Đậu bắp có tác dụng với các bệnh sau: thiếu máu, ho và viêm họng, yếu sinh lý, béo phì, tiêu hóa, hô hấp. Ngoài ra đậu bắp còn có công dụng tuyệt vời trong việc tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da và giúp xương chắc khỏe.
Cách chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp:
- Cách 1: Dùng chung với lá ổi, lá sake đã nói ở trên.
- Cách 2: Lấy 100g đậu bắp tươi, non. Rửa sạch, cắt nhỏ theo chiều dọc, bỏ đít, bỏ cuống. Cho vào hũ ngâm cùng nước. Khoảng 30 phút khi nước đã có chất nhầy, bỏ cái lấy nước uống. Sử dụng mỗi ngày, trước bữa sáng 15-20 phút.
9. Khổ qua rừng trị tiểu đường
Khổ qua rừng được đánh giá là loại cây có triển vọng nhất trong điều trị bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy khổ qua rừng rất giàu dinh dưỡng với thành phần bao gồm: những hoạt chất mang tính sinh học, các loại vitamin, khoáng chất chống oxi hóa… cần thiết cho cơ thể.
Khổ qua rừng trị tiểu đường thông qua cơ chế tăng cường bài tiết insulin của các tiểu đảo Langerhans, giảm glycogenesis trong mô gan, tăng cường sử dụng glucose ngoại biên và nồng độ protein huyết thanh. Hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.
Các cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian từ khổ qua rừng:
- Cách 1: Khổ qua rừng khô 10g. Chia làm 3 lần ăn trực tiếp sau bữa ăn để hạ đường huyết.
- Cách 2: Khổ qua rừng, hạt bắp khô mỗi loại 100g; đường phèn 10g. Rửa sạch, cho vào nồi, thêm nước linh thành chè, thêm đường phèn. Chia thành 2 lần ăn hết trong ngày.
- Cách 3: Quả, thân, lá khổ qua rừng chế biến khô 10g. Cho vào ấm, chế thêm nước uống thay trà hàng ngày.
Bên cạnh đó các bạn có thể sử dụng khổ qua rừng để chế biến thành các món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng cho sức khỏe.
“Xem thêm Uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không? Hướng dẫn uống đúng cách”
10. Hột é trị bệnh tiểu đường
Từ xa xưa hột é đã được sử dụng làm các món nước giải khát, các món thạch, chè… Với công dụng thanh nhiệt giải độc nổi bật, giải quyết các chứng bệnh: rôm sảy, thông tiện, đau họng, nôn ra máu, chảy máu cam, đau mắt, mụn nhọt… Và là loại hạt được sử dụng phổ biến trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Hột é chứa nhiều chất xơ, tăng kích thước khi tiếp xúc với nước. Từ đó tăng cảm giác no bụng, giảm cảm giác đói. Giúp người tiểu đường kiểm soát được vấn đề cân nặng. Hạn chế được lượng mỡ thừa và đường huyết trong máu.
Ngoài ra hạt é còn chứa hoạt chất an thần nhẹ, trấn an thần kinh, giảm stress, giúp người tiểu đường ngủ ngon và sâu giấc. Ngăn ngừa các biến chứng về thần kinh do tiểu đường.
Giảm thiểu biến chứng suy giảm miễn dịch, lở loét, nhiễm trùng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.
Cách sử dụng hột é trị bệnh tiểu đường chỉ với 5 phút:
- Dùng 10g hột é ngâm với nước, sữa không đường dành cho người tiểu đường, sinh tố hoa quả…
- Thêm chút đường từ cỏ ngọt cho vừa uống. Là có 1 ly nước tuyệt vời từ hột é vừa mát lành vừa tốt cho người tiểu đường.
11. Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường từ cây mật nhân
Theo các nghiên cứu khoa học, các thành phần mang vai trò dược tính trong cây mật nhân có tác dụng kích thích các tế bào Beta trong tuyến tụy sản xuất insulin nhiều hơn. Đồng thời làm giảm sự hấp thu glucose từ thức ăn, tốt cho người bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó cây mật nhân còn được biết đến với các công dụng tăng cường sinh lý nam giới nổi bật. Ở nữ giới cây mật nhân thường được sử dụng cho: người có khí hư, huyết kém, ăn không ngon, khó tiêu, đầy hơi, suy nhược cơ thể, kiết lỵ, tiêu chảy cấp…
Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ địa và độ tương thích mà hiệu quả điều trị cao hay thấp với từng người.
Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian từ cây mật nhân:
- Cách 1: Rễ và thân cây mật nhân khô 20g, rửa sạch sau đó cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước sạch. Đun sôi nhỏ lửa trong 5 phút. Uống thay nước lọc hàng ngày.
- Cách 2: Rễ cây mật nhân 500g, rửa sạch, để khô sau đó tráng thêm 1 lần bằng rượu. Cho vào bình thủy tinh ngâm cùng 1 lít rượu trắng 40 độ. Ngâm khoảng 1 tháng thì sử dụng được, rượu có vị đắng. Ngày uống 2 lần mỗi lần 15 ml trong bữa ăn.
Kiêng kị: Cây mật nhân rất tốt, tuy nhiên cần tránh sử dụng cho
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
- Người bệnh đang sử dụng các loại thuốc tây.
12. Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian bằng cây tầm bóp
Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gia7n từ cây tầm bóp cũng đang rất được nhiều người bệnh tiểu đường quan tâm và sử dụng. Các tài liệu cổ cho thấy cây tầm bóp có vị chua, tính bình có tác dụng rất tốt trong điều trị: ho, cảm sốt, đau họng có đờm, các bệnh da liễu, mụn nhọt. Cùng với khả năng cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật. Hiệu quả cao trong hỗ trợ và phòng ngừa các loại bệnh ung thư và bệnh tiểu đường.
Sử dụng cây tầm bóp chữa bệnh tiểu đường theo những cách sau:
Cách 1: Chế biến món ăn
- Sử dụng 50g lá và ngọn cây tầm bóp, 1 quả tim lợn, 1g chu sa. Rửa sạch tầm bóp với nước muối, để ráo nước. Tim lợn thái nhỏ sau đó cho tất cả vào nồi, thêm nước và nấu nhừ. Nêm nếm vừa ăn. Tuần sử dụng 5-7 lần.
Cách 2: Sắc nước uống
- Lấy 40g rễ tầm bóp, rửa sạch sau đó cho vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước. Đun sôi sau đó để nhỏ lửa trong 20 phút, bắc ra để nguội. Chia làm 3 lần uống hết trong ngày trước bữa ăn 30 phút, trong khoảng 1 tháng liên tục.
(Ngoài ra còn nhiều bài thuốc dân gian chữa tiểu đường: quả dứa dại, cây cam thảo, hạt cau, lá dâu tằm, lá vú sữa, cây sầu đâu… được nhiều người bệnh tiểu đường sử dụng và cho hiệu quả rất tích cực. Chúng mình sẽ tiếp tục cập nhật tại đây trong thời gian tới.)
Những lưu ý khi sử dụng các bài thuốc dân gian chữa tiểu đường
Những bài thuốc dân gian chữa tiểu đường là các bài thuốc kinh nghiệm. Chưa có tài liệu khoa học xác nhận độ hiệu quả. Đây chỉ là các bài thuốc hỗ trợ điều trị, không thay thế được các loại thuốc đặc trị kê đơn từ bác sĩ. Và cần chú ý các vấn đề sau khi sử dụng:
- Sử dụng hợp lý, không dùng quá nhiều hoặc quá lạm dụng để tránh những tác hại không mong muốn.
- Tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.
- Ăn uống hợp lý với chế độ ăn lành mạnh.
- Rèn luyện thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất và sức khỏe.
- Kết hợp sử dụng thêm Thực phẩm chức năng cho người tiểu đường nếu có điều kiện.
Các bài thuốc dân gian chữa tiểu đường cần thời gian sử dụng dài và khá tốn thời gian trong khâu chuẩn bị. Cần kiên trì thực hiện đều đặn để đạt hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó các bạn có thể tìm hiểu thêm các kiến thức về bệnh tiểu đường.
Bài viết liên quan: