Tiểu Đường Tuýp 2 | Dấu hiệu, Nguyên nhân, Biến chứng và Cách điều trị

Chỉ số đường huyết ở người bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính xảy ra khi đường huyết của bạn quá cao. Có 2 loại bệnh tiểu đường chính đó là Tiểu đường tuýp 1Tiểu đường tuýp 2. Trong bài viết này Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT xin trình bày với các bạn kiến thức về Tiểu đường tuýp 2 – Dấu hiệu, Triệu chứng, Nguyên nhân, Biến chứng và Cách điều trị.

Tiểu đường tuýp 2 được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: Tiểu đường type 2, Đái tháo đường không phụ thuộc insulin (NIDDM) hay Đái tháo đường khởi phát ở người trưởng thành (AODM). Ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin yêu cầu hoặc xảy ra tình trạng kháng insulin khiến đường huyết tăng cao.

Các con số thống kê về bệnh tiểu đường tuýp 2

Theo các thống kê về dịch tễ, khoảng 6% dân số thế giới bị tiểu đường tuýp 2 với 392 triệu người triệu người mắc bệnh tiểu đường vào năm 2015.

Tính riêng tại Mỹ, trong năm 2015 ghi nhận khoảng 29 triệu người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, trong đó khoảng 25% số ca không biết mình mắc bệnh. 84 triệu người khác bị tiền tiểu đường và 15 – 30% trong số này sẽ bị tiểu đường tuýp 2 trong vòng 5 năm tiếp theo.

25% cũng là tỉ lệ ảnh hưởng của bệnh tiểu đường tới người trưởng thành trên 65 tuổi.

Chi phí điều trị bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó vào năm 2017 khoảng 727 tỉ USD trên toàn thế giới. Cao gấp 3 lần GDP của Việt Nam trong cùng năm.

Cũng trong năm 2017 thế giới ghi nhận khoảng 4 triệu ca tử vong liên quan tới bệnh tiểu đường.

Các con số cho thấy bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan của nó đã và đang là 1 gánh nặng cả về mặt y tế và kinh tế với người bệnh và quốc gia. Vì vậy việc phát hiện bệnh sớm qua các dấu hiệu triệu chứng sẽ giúp ích rất nhiều, giảm thiệt hại về sức khỏe và kinh tế cho người bệnh tiểu đường tuýp 2.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2

Theo các nghiên cứu, bệnh tiểu đường bao gồm tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 có các dấu hiệu, triệu chứng được coi là tương đồng nhau.

Các dấu hiệu, triệu chứng được coi là phổ biến và thường gặp ở người tiểu đường:

  • Khát nước quá mức, khô miệng.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Thiếu năng lượng, mệt mỏi, buồn nôn.
  • Nhiễm trùng da, viêm loét, vết thương khó lành…
  • Mắt mờ.
  • Các vấn đề do nấm men ở miệng, họng…
  • Sụt cân không kiểm soát.
  • Đau nhói, tê hoặc ngứa ran ở lòng bàn chân, bàn tay.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Một số dấu hiệu được coi là nghiêm trọng và cần cấp cứu kịp thời ở người tiểu đường tuýp 2:

  • Thở gấp, khó thở.
  • Hơi thở có mùi hoa quả.
  • Đau bụng.
  • Tay chân run rẩy không kiểm soát.
  • Mất ý thức.

Trên thực tế khác với tiểu đường tuýp 1, các dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường phát triển chậm trong nhiều năm và hầu như không thể nhận biết. Một số trường hợp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện khi gặp các vấn đề về sức khỏe liên quan tới bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2

Khác với bệnh tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh mãn tính phổ biến có nguyên nhân gây bệnh xác định. Các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 gồm:

Thừa cân, béo phì gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Theo các đánh giá khoa học, tì lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người thừa cân, béo phì, ít vận động gấp 3 lần so với người bình thường.

Tăng cân có khả năng gây tình trạng kháng insulin – tình trạng thường gặp ở người bệnh tiểu đường tuýp 2. Tình trạng mà cơ thể không sử dụng hiệu quả insulin khiến đường huyết tăng cao.

Các nghiên cứu tương quan giữa người bệnh béo phì với bệnh tiểu đường cho thấy: vị trí tích tụ mỡ thừa cũng là nhân tố gây kháng insulin. Đặc biệt là những người thừa mỡ bụng có nguy cơ cao nhất.

Cân nặng cũng là nhân tố gây bệnh tiểu đường tuýp 2. Những người có cân nặng cao hơn chỉ số khối cơ thể cho phép cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn bình thường.

Bảng chỉ số khối cơ thể
Bảng chỉ số khối cơ thể cho phép

Chú thích:

  • Chiều cao tính bằng inch – 1 inch (1’00”) = 1/0.032808=30,48cm
  • Cân nặng tính bằng pound – 1 pound = 0,45359237kg.

Tình trạng kháng insulin gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiểu đường type 2 thường bắt đầu bằng tình trạng kháng insulin. Tình trạng mà các tế bào cơ, gan và mỡ không sử dụng tốt insulin. Do đó cơ thể cần nhiều insulin hơn để chuyển hóa glucose.

Ở tình trạng này, ban đầu tuyến tụy sẽ điều chỉnh sản xuất insulin nhiều hơn đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều đó sẽ khiến các tế bào Beta hoạt động quá mức. Thời gian dài sẽ bị tổn thương không sản xuất đủ lượng insulin nữa khiến lượng đường trong máu tăng lên gây tiểu đường tuýp 2.

Gen và lịch sử gia đình

Tương tự tiểu đường tuýp 1, các yếu tố về gen cũng có khả năng khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường type 2. Tiểu đường tuýp 2 cũng có khả năng di truyền, với các chủng tộc có tỉ lệ cao:

  • Người Mỹ gốc Phi
  • Người Mỹ gốc Á
  • Người bản địa Alaska
  • Người Ấn gốc Mỹ
  • Người Tây Ban Nha/Latin
  • Người Hawaii bản xứ
  • Khu vực đảo Thái Bình Dương

Ngoài ra đột biến gen cũng có khả năng làm cho tuyến tụy suy giảm hoặc mất khả năng sản xuất insulin gây bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bệnh nội tiết gây tiểu đường type 2

Tình trạng kháng insulin và tiểu đường có thể là kết quả của tình trạng thừa quá nhiều hormone bởi sự hoạt động không ổn định của tế bào bởi một số bệnh nội tiết.

Dưới đây là một số bệnh có khả năng gây tiểu đường:

  • Hội chứng cushing: xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều cortisol – hormone gây căng thẳng.
  • Bệnh to cực: xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tăng trưởng.
  • Bệnh cường giáp: xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp.

Tổn thương tuyến tụy gây tiểu đường tuýp 2

Các nhân tố ảnh hưởng tới tuyến tụy có khả năng gây ra tiểu đường tuýp 2:

  • Xơ nang (CF) tạo ra lớp chất nhầy dày gây sẹo ở tuyến tụy ảnh hưởng tới sản xuất insulin.
  • Bệnh huyết sắc tố gây tình trạng quá tải sắt. Điều này có khả năng gây tích tụ sắt trong tuyến tụy và các cơ quan khác làm hỏng các cơ quan này.
  • Viêm tụy, ung thư tuyến tụy hoặc những chấn thương tuyến tụy đều ảnh hưởng tới quá trình sản xuất insulin từ đó gây bệnh tiểu đường.

Các loại thuốc và hóa chất

Một số loại thuốc và hóa chất có thể gây hại cho các tế bào beta hoặc phá vỡ cách thức hoạt động của insulin. Điều này cũng có thể gây tiểu đường tuýp 2.

Các thuốc cần tránh nếu không muốn bị tiểu đường:

  • Niacin – axit nicotinic (vitamin B3)
  • Một số thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chống động kinh
  • Thuốc tâm thần
  • Thuốc điều trị HIV
  • Thuốc viêm phổi pentamidine
  • Glucocorticoid – thuốc điều trị các bệnh viêm như: Viêm khớp dạng thấp, hen suyễn, lupus và viêm loét đại tràng
  • Thuốc chống thải ghép nội tạng

Các nguyên nhân khác

Dưới đây là một số nguyên nhân khác có thể gây bệnh tiểu đường tuýp 2:

  • Bệnh trầm cảm
  • Huyết áp cao
  • Tuổi tác
  • Mức độ cholesterol tốt (HDL) thấp hoặc triglyceride cao trong máu
  • Có tiền sử tiểu đường thai kỳ
  • Tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ
  • Bệnh trầm cảm

Biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2

Biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 được chia thành 2 loại sau:

  • Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính là biến chứng xảy ra với người bệnh tiểu đường liên quan trực tiếp với đường huyết trong máu, xảy ra nhanh và có khả năng nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng.

  • Biến chứng mãn tính

Biến chứng mãn tính là những biến chứng xảy ra với các cơ quan khác trong cơ thể, quá trình xảy ra trong thời gian kéo dài và nghiêm trọng dần theo độ tuổi người bệnh.

Biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2
Biến chứng bệnh tiểu đường

Biến chứng cấp tính của tiểu đường tuýp 2

Ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, tùy thuộc vào trạng thái và lượng đường trong máu của bệnh nhân mà có 2 trạng thái biến chứng cấp tính sau:

  • Gia tăng thẩm thấu máu (trạng thái hyperosmole): Trạng thái này xảy ra khi có sự gia tăng đường huyết nghiêm trọng do một vài nguyên nhân. Có thể dẫn tới hôn mê hyperosmole ở bệnh nhân cao tuổi mắc tiểu đường loại 2 và tử vong.
  • Hạ đường huyết bất thường: do tác dụng phụ của việc sử dụng quá liều insulin, các loại thuốc hạ đường huyết khác. Hoặc có thể là kết quả của đói, gắng sức quá đột ngột. Trạng thái này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh với những biểu hiện: chóng mặt, nhầm lẫn, run rẩy tay chân… nghiêm trọng hơn là hôn mê, co giật, tử vong.

Biến chứng mãn tính của tiểu đường type 2

Các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường bao gồm tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 là tương tự nhau. Điểm khác biệt duy nhất là độ tuổi người bệnh.

Các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường type 2 bao gồm:

Biến chứng bệnh mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường

Còn gọi là bệnh vi mạch máu. Biến chứng này gây ra hàng loạt các biến chứng liên quan tới mắt, thận và thần kinh:

  • Bệnh võng mạc tiểu đường: Là biến chứng mắt chính của bệnh tiểu đường.

Biến chứng này xảy ra ở những bệnh nhân bị tiểu đường ít nhất 5 năm. Các mạch máu nhỏ bị bệnh phía sau mắt gây rò rỉ protein và máu ở võng mạc. Ngoài ra bên trong các mạch máu này còn tự hình thành phình động mạch nhỏ và các mạch máu giòn mới (tân mạch). Hiện tượng chảy máu tự phát ở những mạch máu này có thể gây sẹo võng mạc và bong võng mạc, làm giảm thị lực.

Đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp cũng là 2 biến chứng phổ biến về mắt của tiểu đường.

  • Tổn thương thận: Còn gọi là bệnh thận đái tháo đường.

Bệnh này xảy ra do sự rò rỉ protein trong nước tiểu của các mạch máu bị bệnh. Điều này khiến thận mất khả năng làm sạch và lọc máu, gây suy thận.

Người bệnh tiểu đường trong thời gian 15 – 25 năm có tỉ lệ suy thận từ 20 – 30%

  • Tổn thương thần kinh: Hay bệnh thần kinh tiểu đường.

Điều này có thể gây ra biến chứng tiểu đường ở chân với các triệu chứng tê, nóng rát, đau rát bàn chân và tứ chi dưới . Nghiêm trọng hơn là mất hoàn toàn cảm giác bàn chân. Khiến bệnh nhân không nhận thức được các tổn thương bàn chân và thiếu biện pháp bảo vệ. Khả năng nhiễm trùng cao, hoặc không lành do lưu thông máu kém. Có thể gây loét hoặc hoai tử, nghiêm trọng nhất là phải cắt cụt chi.

Rối loạn chức năng cương dương (bất lực) cũng có thể là một biến chứng của tổn thương thần kinh tiểu đường.

Bên cạnh đó, bệnh thần kinh tiểu đường còn có thể ảnh hưởng tới các cơ quan tiêu hóa. Gây buồn nôn, sụt cân, tiêu chảy… các triệu chứng khác của bệnh dạ dày. Và chứng bệnh đau dây thần kinh.

Biến chứng bệnh mạch máu lớn của bệnh tiểu đường

Hay bệnh mạch máu vĩ mô. Với các biến chứng liên quan tới tim mạch do bệnh tiểu đường làm tăng tốc độ xơ, cứng (xơ, vữa) động mạch của các mạch máu lớn.

Điều này dẫn tới bệnh tim mạch vành gây đau thắt ngực hoặc đau tim, thậm chí gây đột quỵ.

Bên cạnh đó, biến chứng tim mạch tiểu đường cũng gây đau chi dưới do thiếu nguồn cung máu.

Ngoài các biến chứng chính liên quan tới mạch máu của bệnh tiểu đường. Phải kể đến 2 biến chứng thường gặp tiếp theo, đó là: biến chứng về da và bệnh răng miệng tiểu đường.

Biết cách chăm sóc bản thân cùng với phác đồ điều trị khoa học sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và phòng tránh được các biến chứng.

Điều trị tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường tuýp 2 hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa. Người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể có các chỉ số đường huyết bình thường, sống khỏe mạnh trong vòng 20 năm liên tiếp vẫn được coi là thuyên giảm, không được công nhận khỏi hoàn toàn.

Mời các bạn cùng tham khảo phác đồ điều trị hiệu quả dành cho người bệnh tiểu đường tuýp 2:

Thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể sử dụng các loại thuốc chữa tiểu đường được bác sỹ kê đơn theo tình trạng bệnh của mình. Các loại thuốc chữa tiểu đường cho người bệnh loại 2 bao gồm:

  • Các loại thuốc hạ đường huyết cho người tiểu đường.
  • Thuốc bổ sung insulin trong trường hợp khẩn cấp.
Hình ảnh uống thuốc tiểu đường tuýp 2
Uống thuốc điều trị đái tháo đường tại nhà

Việc sử dụng các loại thuốc là cần thiết. Mặc dù thuốc biệt dược vốn nhiều tác dụng phụ với người sử dụng. Ngày nay có nhiều loại thực phẩm chức năng có công dụng hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường dành cho bệnh tiểu đường type 2 rất thích hợp.

Thực phẩm chức năng cho người tiểu đường tuýp 2

Sử dụng thực phẩm chức năng được sản xuất từ các dược liệu tự nhiên đang là xu thế của người bệnh tiểu đường.

Ngày nay thị trường thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe rất sôi động với nhiều mẫu mã sản phẩm cho người dùng lựa chọn.

Các ưu điểm của TPCN so với thuốc biệt dược:

  • Thành phần từ các dược liệu từ thiên lành tính, an toàn, ít hoặc không có tác dụng phụ.
  • Sử dụng được lâu dài.
  • Ứng dụng nhiều mặt.
  • Dễ sử dụng.

Tuy nhiên để lựa chọn được những sản phẩm chất lượng các bạn phải lựa chọn cho bản thân sản phẩm từ các cơ sở uy tín chất lượng. Ngay cả nơi mua hàng cũng vậy.

Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT đã tổng hợp những sản phẩm TPCN tốt nhất cho người tiểu đường, mời các bạn xem thêm tại: Top 2+ thực phẩm chức năng cho người tiểu đường tốt nhất 2021.

Các bài thuốc dân gian chữa tiểu đường tuýp 2

Cách chữa bệnh tiểu đường bằng các bài thuốc dân gian cũng được nhiều người bệnh lựa chọn bởi giá thành rẻ, an toàn, và dễ kiếm.

Các bài thuốc dân gian hiệu quả:

  • Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian bằng lá xoài
  • Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian bằng lá cây mật gấu
  • Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường từ dây thìa canh
  • Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian bằng lá dứa
  • Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian từ cây lược vàng
  • Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường từ lá ổi
  • Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian từ quả đậu bắp
  • Khổ qua rừng trị tiểu đường
  • Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian bằng hột é
  • Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường từ cây mật nhân
  • Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian bằng cây tầm bóp
Khổ qua rừng trị tiểu đường
Khổ qua rừng – Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường

Để biết cách sử dụng chi tiết, mời các bạn xem thêm bài viết: 11 cách điều trị tiểu đường dân gian.

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2

Theo các đánh giá, chế độ ăn đóng góp khoảng 90% thành công của quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn khoa học sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết và năng lượng cung cấp cho cơ thể.

Theo IDF – Liên đoàn đái tháo đường quốc tế đã đưa ra khuyến nghị về 1 chế độ ăn lành mạnh với thực đơn cho người tiểu đường như sau:

  • 5 phần rau và hoa quả cho người tiểu đường (ít nhất 3 phần rau và nhiều nhất 3 phần hoa quả).
  • 3 phần thực phẩm giàu đạm và protein từ động vật.
  • 1 phần ngũ cốc cho người tiểu đường.
  • 1 phần ăn vặt vào 2 bữa phụ cho người tiểu đường.
Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2
Chế độ ăn cho người tiểu đường

Để biết chi tiết người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn như thế nào? Và nên ăn gì? Xem thêm bài viết: Chế độ ăn cho người tiểu đường | Bị tiểu đường nên ăn gì?

Chế độ tập luyện cho người tiểu đường tuýp 2

Tập luyện cũng là phần không thể thiếu trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường. Chỉ với 30 phút tập luyện thể dục thể thao, vận động nhẹ sẽ giúp bạn kiểm soát được cân nặng và giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường nên tới 58%.

Các bài thể dục được đánh giá cao: bơi lội, đi bộ nhanh, đạp xe, các bài tập yoga, các bài tập dưỡng sinh, khí công…

Bên cạnh đó người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên áp dụng phương pháp ngồi thiền để tăng độ nhạy của cơ thể với insulin. Thiền sẽ giúp cho tinh thần, thể chất, của người bệnh tiểu đường được phục hồi tự nhiên. Và tăng cường sức đề kháng, sức khỏe cho người bệnh.

Ngồi thiền
Ngồi thiền giúp cải thiện độ nhạy Insulin của cơ thể

Tóm lại: Tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh nghiêm trọng và phổ biến. Tuy nhiên việc nắm giữ được các kiến thức cơ bản cũng như các biện pháp điều trị sẽ giúp ích rất nhiều. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn và người thân.

Bài viết này tham khảo:

  • medicinenet.com
  • niddk.nih.gov
  • cdc.gov
  • idf.org
  • healthline.com
  • medicalnewstoday.com

Xem thêm:

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366