HbA1c là gì? | Vai trò & tầm quan trọng của xét nghiệm A1c với tiểu đường

HbA1c là gì? Vai trò và tầm quan trọng

HbA1c là một thuật ngữ quen thuộc với mỗi người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nhiều người không thực sự biết nó là gì? Và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được vậy thực sự HbA1c là gì? Và vai trò của nó với người tiểu đường.

HbA1c là gì?

HbA1c là cụm từ viết tắt của Hemoglobin A1c – một loại protein có tên gọi Hemoglobin glycated. Nó được tạo ra khi glucose trong máu được gắn vào hemoglobin (Hb) trong hồng cầu bởi quá trình glycation.

Khi lượng glucose trong máu cao, các phân tử glucose sẽ tựu gắn vào hemoglobin trong hồng cầu. Quá trình hình thành A1c xảy ra chậm trong khoảng 0,05% thời gian trong ngày. Và tồn tại trong suốt vòng đời của hồng cầu (117 ngày đối với nam giới và 106 ngày đối với nữ giới). Thay đổi sớm nhất trong vòng 28 ngày.

Các tên gọi khác: A1c, HgbA1c, Hb1c, HbA1c , glycohemoglobin, glycated hemoglobin, glycosylated hemoglobin, v.v.

Xét nghiệm HbA1c

HbA1c thường tồn tại trong khoảng thời gian 3 tháng (tuổi thọ hồng cầu). Vì vậy xét nghiệm A1c giúp đánh giá được lượng glucose trung bình gắn vào Hb trong 3 tháng gần nhất.

Nếu mức HbA1c cao, có thể đó là dấu hiệu của bệnh tiền tiểu đường hoặc tiểu đường.

Xét nghiệm HbA1c
Mẫu thử HbA1c

Quy trình xét nghiệm HbA1c

Bác sỹ sẽ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch cánh tay sau đó cho vào ống nghiệm. Thường mất từ 3-5 phút.

Sau đó mang đi phân tích, công việc của bạn chỉ là ngồi chờ kết quả.

Mục đích của xét nghiệm A1c

Mục đích của việc xét nghiệm HbA1c là kiểm tra việc kiểm soát lượng đường trong máu. Việc này rất quan trọng ở những người có thể bị tiền tiểu đường và người bệnh tiểu đường. Nó giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và theo dõi việc kiểm soát lượng đường trong máu ở những bệnh nhân tiểu đường.

Xét nghiệm này giúp ích rất nhiều cho việc xây dựng kế hoạch điều trị trong thời gian tiếp theo. Qua đó giúp cho quá trình phòng ngừa bệnh tiểu đường và các biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.

Khi nào cần xét nghiệm HbA1c

Cần tiến hành xét nghiệm HbA1c từ 3-6 tháng 1 lần đối với các trường hợp tiểu đường tuýp 1tiểu đường tuýp 2.

Ngoài ra cần tiến hành xét nghiệm A1c khi gặp các dấu hiệu sau:

  • Các cơn khát xuất hiện với tần suất nhiều hơn.
  • Đi tiểu nhiều hơn.
  • Mắt mờ.
  • Hay mệt mỏi.

Hoặc có thể được chỉ định xét nghiệm với 1 số trường hợp sau:

  • Thừa cân, béo phì.
  • Huyết áp cao.
  • Tiền sử bệnh tim.
  • Lười hoạt động thể chất.

So sánh xét nghiệm HbA1c và xét nghiệm chỉ số đường huyết khi đói

Đối với bệnh tiểu đường có 2 xét nghiệm quan trọng không thể bỏ qua đó là: xét nghiệm HbA1c và xét nghiệm đường huyết lúc đói.

Chúng ta cùng đi so sánh sự khác biệt giữa 2 xét nghiệm này nhé:

Bảng so sánh xét nghiệm HbA1c với xét nghiệm đường huyết
Bảng so sánh

Kết quả

Năm 2010 Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ đã bổ sung chỉ số HbA1c ≥ 48mmol/mol (≥ 6,5% DCCT%) như một tiêu chí mới để chuẩn đoán bệnh tiểu đường.

Và mục tiêu người bệnh tiểu đường cần hướng tới là chỉ số A1c dưới mức 48 mmol/mol (< 6,5%)

Các kết quả HbA1c điển hình khi xét nghiệm:

  • A1c < 5,7% – Bình thường
  • 5,7% ≤ A1c < 6,5% – Tiền tiểu đường
  • A1c ≥ 6,5% – Bệnh tiểu đường

Cơ chế ảnh hưởng của HbA1c

Hemoglobin A1c làm tăng các gốc tự do phản ứng mạnh bên trong tế bào máu. Điều này dẫn đến kết tụ tế bào máu và làm tăng độ nhớt khiến máu lưu thông khó khăn, làm giảm lưu lượng máu.

A1c cũng gây viêm, là nguyên nhân hình thành nên những mảng xơ vữa động mạch. Điều này xảy ra do quá trình hình thành các gốc tự do thúc đẩy sự kích thích phản ứng oxi hóa sắt trong máu từ Fe2+-Hb qua Fe3+-Hb lên Fe4+ (không bền). Và tiếp tục phản ứng với axit amin trong Hb để lấy lại trạng thái Fe3+ (bền). Các phản ứng liên tục xảy ra thúc đẩy tổn thương tế bào nội mô của động mạch và tĩnh mạch. Làm tăng tính thấm của mặt trong nội mạc mạch máu. Và sản xuất các protein kết dính bạch cầu đơn nhân gây viêm.

Các Hb sau khi được glycated cao đi qua lớp cơ trơn mạch máu. Làm bất hoạt sự thư dãn phụ thuộc vào nội mô do acetylcholine gây ra. Có thể thông qua liên kết với nitric oxide (NO), điều này ngăn cản chức năng bình thường của NO. Gây co mạch mạnh và thúc đẩy hình thành các LDL thúc đẩy mảng bám (cholesterol xấu) dạng oxy hóa.

Sự suy thoái tổng thể tế bào máu cũng giải phóng các heme (chất phối trí). Heme lỏng lẻo có thể gây ra quá trình oxy hóa các protein nội mô và LDL, dẫn tới hình thành các mảng xơ vữa mạch máu.

Lợi ích của việc giảm HbA1c

Thế giới đã có 2 cuộc nghiên cứu quy mô lớn Nghiên cứu triển vọng của bệnh tiểu đường của Anh (UKPDS) và Thử nghiệm kiểm soát tiểu đường và biến chứng tiểu đường (DCCT) đã chứng minh: cải thiện 1% HbA1c (hoặc 11 mmol/mol) ở những người bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2 giúp giảm các nguy cơ biến chứng sau:

  • Giảm 25% nguy cơ biến chứng vi mạch với các bệnh: võng mạc, thần kinh, và bệnh thận tiểu đường.
  • Giảm 19% khả năng bị đục thủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Giảm 16% nguy cơ suy tim.
  • Giảm đến 43% khả năng cắt cụt chi do biến chứng vi mạch tiểu đường.

Qua đây có thể thấy việc kiểm soát và giảm chỉ số HbA1c là vô cùng quan trọng, đặc biệt với người bệnh tiểu đường.

Làm sao để hạn chế và duy trì HbA1c ở ngưỡng an toàn

Kiểm soát và hạ lượng HbA1c có ý nghĩa lớn lao, đặc biệt với những người đang mắc bệnh tiểu đường. Nó sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ sảy ra các biến chứng bệnh tiểu đường – những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong.

Nguyên lý là kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu, giữ cho đường huyết luôn ở mức an toàn bằng các phương pháp sau:

Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn trả lời được câu hỏi HbA1c là gì? Và cung cấp được một cái nhìn tổng quát cũng như tầm quan trọng của chỉ số này. Bài viết nằm trong chuyên mục Kiến Thức Bệnh Tiểu Đường – nơi cung cấp hệ thống những bài viết về bệnh tiểu đường. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm những kiến thức về Bí Quyết Sống Khỏe cũng như các sản phẩm Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Tiểu Đường. Chúc các bạn có những trải nghiệm tuyệt vời trên Website của chúng mình.

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366