Tiểu Đường Tuýp 1 | Dấu hiệu, Nguyên nhân, Biến chứng và Cách Điều Trị

Tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường được phân thành nhiều loại khác nhau như: Tiểu đường tuýp 1, Tiểu đường tuýp 2, Tiểu đường thai kỳ. Bài viết này Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT sẽ nói về bệnh Tiểu đường tuýp 1 và tất tần tật từ a – z.

Tiểu đường tuýp 1 hay Tiểu đường type 1 là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin. Trước đây được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên. Bệnh này chiếm khoảng 5-10% tổng số ca bệnh tiểu đường. Người tiểu đường tuýp 1 phải duy trì chế độ ăn uống nghiêm ngặt, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết và bổ sung insulin hàng ngày để sống sót.

Các con số thống kê về tiểu đường tuýp 1

Theo các thống kê hàng năm, đái tháo đường type 1 chiếm 5-10% tổng số ca mắc bệnh tiểu đường. Với con số ước tính khoảng 80.000 trẻ em mắc mỗi năm.

Tại Mỹ, số người bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường tuýp 1 được lượng từ 1 – 3 triệu người.

Tỉ lệ mắc bệnh cũng thay đổi theo vị trí địa lý và sắc tộc. Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người mắc đái tháo đường type 1 có sự thay đổi lớn. Tại khu vực Đông Á và Mỹ Latinh tỉ lệ mắc khoảng 1/100.000. Trong khi đó tại các quốc gia khu vực Bắc Âu (Bán đảo Scandinavia) và Kuwait (một quốc gia ở Tây Á) tỉ lệ là 30/100.000.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1

Phân loại khác nhau, tuy nhiên tiểu đường tuýp 1tiểu đường tuýp 2 có các dấu hiệu và triệu chứng gần như tương đồng nhau:

  • Đi tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm.
  • Đái dầm ở trẻ em.
  • Khát nước bất thường, khô miệng.
  • Đói liên tục nhất là sau khi ăn.
  • Sụt cân nhanh không rõ nguyên do.
  • Mệt mỏi, mắt mờ hơn bình thường.
  • Nhiễm trùng da, đường tiết niệu hoặc bộ bận sinh dục thường xuyên.
  • Hơi thở nặng nhọc, khả năng hô hấp kém.
  • Khả năng làm lành vết thương kém.
Các dấu hiện bệnh tiểu đường tuýp 1
Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Các triệu chứng tiểu đường có thể trở nên nghiêm trọng hơn và cần cấp cứu kịp thời nếu gặp một trong các dấu hiệu sau:

  • Thở gấp.
  • Có mùi trái cây trong hơi thở.
  • Đau bụng.
  • Run rẩy tay chân và cả người.
  • Mất ý thức (hiếm gặp).

Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1

Để nắm được nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 chúng ta phải hiểu cơ chế của bệnh. Đái tháo đường type 1 xảy ra khi cơ thể mất khả năng chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng. Quá trình chuyển hóa đường trong máu được kiểm soát bởi Insulin – một loại hormone được sản xuất bởi tế bào Beta của tuyến tụy. Khi cơ thể không còn tự sản xuất được Insulin sẽ gây ra bệnh tiểu đường type 1.

Vậy nguyên nhân của tiểu đường tuýp 1 là nguyên nhân của việc tế bào Beta của tuyến tụy không có khả năng sản xuất insulin. Hiện chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được rõ ràng nguyên nhân của hiện tượng này. Các đánh giá cho rằng đái tháo đường type 1 có thể bắt nguồn từ 1 hoặc nhiều yếu tố sau: di truyền, môi trường và các loại thuốc hoặc hóa chất.

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền được ước tính đóng góp từ 80-86% nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1.

Đái thái đường type 1 là bệnh liên quan tới các gen. Theo các thống kê, nguy cơ trẻ bị tiểu đường tuýp 1 khoảng 5% nếu cha mắc bệnh, khoảng 8% nếu anh chị em mắc bệnh và 3% nếu mẹ mắc bệnh.

Đối với cặp sinh đôi thì tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ tăng lên 40-50% nếu người còn lại bị bệnh.

Yếu tố môi trường

Các yếu tố môi trường cũng được đánh giá là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 1. Điều này thể hiện ở sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh khác nhau đến 10 lần ở những người da trắng sống ở các khu vực khác nhau của Châu Âu.

Thói quen ăn uống, văn hóa ăn kiêng như protein trong gluten, thời gian cai sữa, men vi sinh đường ruột, nhiễm virut và nhiễm khuẩn như Paratuberculosis cũng được coi là nhân tố gây đái tháo đường type 1.

Thuốc và hóa chất

Một số loại thuốc và hóa chất được biết gây ra sự phá hủy chọn lọc các tế bào tuyến tụy. Khiến tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin cho cơ thể. Điều này khiến đường huyết tăng cao gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1.

Bên cạnh đó các vấn đề liên quan tới tuyến tụy như: chấn thương, viêm tụy, khối u tuyến tụy cũng có thể làm mất khả năng sản xuất insulin.

Biến chứng tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 có khả năng gây những biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không kiểm soát tốt lượng đường huyết. Dưới đây là những biến chứng tiểu đường có thể gặp:

  • Bệnh tim mạch: Tiểu đường có thể khiến người bệnh có xu hướng đông máu. Huyết áp và cholesterol cao hơn bình thường. Điều này có thể dẫn tới đau ngực, đau tim, đột quỵ hoặc suy tim bất ngờ.
  • Biến chứng về da: Người mắc bệnh tiểu đường nói chung và tiểu đường type 1 nói riêng có khả năng bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm da cao hơn người bình thường. Ngoài ra tiểu đường còn có thể gây phồng rộp và phát ban da.
  • Bệnh răng miệng: Thiếu nước gây khô miệng khiến các mảng bám quá nhiều ở răng. Mạch máu co cứng khiến lưu lượng máu kém dễ gây ra các vấn đề về răng miệng.
  • Các vấn đề trong quá trình mang thai: Tiểu đường tuýp 1 tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non, dị tật bẩm sinh, thai chết lưu và giật tiền sản. Rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.
  • Bệnh võng mạc tiểu đường: 80% người bệnh đái tháo đường type 1 trong hơn 15 năm sẽ mắc các vấn đề về mắt. Tăng nguy cơ mù lòa của người bệnh.
  • Biến chứng về thận của tiểu đường: Các vấn đề về thận là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của tiểu đường. Những người tiểu đường tuýp 1 trong thời gian 15-25 có nguy cơ cao mắc các vấn đề về thận với tỉ lệ 20-30%. Tỉ lệ này tăng tỉ lệ thuận với số tuổi. Có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn như suy thận và bệnh tim.
  • Biến chứng tiểu đường ở chân: Điều này sảy ra bởi biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường. Nó khiến các mạch máu bị co cứng lại, dẫn tới mất cảm giác. Lâu dài sẽ gây tổn thương dây thần kinh do thiếu máu cung cấp cho bàn chân. Tăng nguy cơ chấn thương, làm cho vết thương hở và khó lành hơn. Nghiêm trọng hơn là phải cắt bỏ 1-2 chân.
  • Tổn thương thần kinh: Biến chứng mạch máu nhỏ tiểu đường tuýp 1 cũng gây thiếu máu cục bộ cho não bộ. Gây những tổn thương thần kinh gây các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn và tiêu chảy.

Các biến chứng tiểu đường tuýp 1 sẽ được hạn chế nếu người bênh tiểu đường biết cách chăm sóc bản thân và kiểm soát lượng đường huyết tốt. Với chế độ ăn kiêng, tập luyện hợp lý tăng thể chất, sử dụng Insulin đúng giờ, đều đặn và các sản phẩm kiểm soát đường huyết phụ trợ khác.

Điều trị tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 hiện vẫn chưa có thuốc chữa. Để tiếp tục sống sót người bệnh phải có phác đồ điều trị: Kiểm tra đường huyết thường nhật, bổ sung insulin từ bên ngoài, ăn kiêng khoa học, tập luyện hợp lý kết hợp sử dụng các sản phẩm TPCN, cùng với đó là tham khảo thêm các bài thuốc nam, thuốc đông y, thuốc dân gian tốt cho người tiểu đường.

Kiểm tra đường huyết tại nhà

Kiểm tra đường huyết tại nhà (SBMG) là phương pháp sử dụng các thiết bị máy đo tiểu đường chuyên để kiểm tra các chỉ số glucose trong máu tại nhà, cơ quan, trường học… Từ đó điều chỉnh lượng insulin bổ sung vào cơ thể.

Cách đo chỉ số đường huyết tại nhà
Đo chỉ số Glucose tại nhà

Dưới đây là bảng định mức đường huyết từ Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA)  về chỉ số đường huyết trong máu:

Bảng định mức đường huyết
Bảng định mức đường huyết

Người bệnh tiểu đường nên SBMG ít nhất 4 lần/ngày để kiểm soát chính xác các chỉ số glucose trong máu.

Thuốc trị tiểu đường tuýp 1

Thuốc trị tiểu đường tuýp 1 ở đây là các loại Insulin cung cấp cho cơ thể đã được sản xuất thành các mũi tiêm với liều lượng có sẵn để người bệnh có thể tự tiêm ở nhà. Liều lượng tiêm phụ thuộc vào tình trạng bệnh và chỉ số đường huyết của cơ thể. Các thông số sẽ này được các bác sĩ hoặc chuyên gia hướng dẫn.

Bản chất của tiêm insulin là bắt chước cách cơ thể sản xuất insulin trong ngày.

Insulin
Tiêm Insulin – Cách bổ sung Insulin duy nhất cho người tiểu đường tuýp 1

Các loại insulin:

  • Insulin tác động nhanh: Insulin loại này tác dụng rất nhanh để hạn chế sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Được thực hiện trước khi ăn hoặc trong bữa ăn, thuốc có tác dụng từ 3-5 giờ.
  • Insulin tác động ngắn: Được thực hiện trước bữa ăn. Thời gian tác động từ 6-8 giờ.
  • Insulin tác động vừa: Thường được sử dụng cùng insulin tác động ngắn. Tác dụng sẽ bắt đầu trong 1 giờ đầu và kéo dài trong khoảng 8 giờ.
  • Insulin tác động dài: Loại này có tác dụng có thể kéo dài từ 14-24 giờ. Thường được sử dụng vào sáng sớm hoặc buổi tối trước khi ngủ.

Hai kế hoạch điều trị bằng insulin phổ biến nhất:

  • Tiêm insulin hai lần mỗi ngày: Sử dụng cả insulin tác dụng ngắn và tác dụng vừa.
  • Phác đồ bolus: Tiêm insulin tác dụng ngắn trong các bữa ăn chính (3 lần/ngày). Insulin tác dụng vừa 1 hoặc 2 lần mỗi ngày (buổi tối và buổi sáng).

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1

Chế độ ăn và thực đơn cho người tiểu đường nói chung và người bệnh tiểu đường type 1 nói riêng vô cùng quan trọng. Ăn kiêng hợp lý sẽ giúp cho chỉ số đường huyết và các chỉ số khác ở mức ổn định trong mức kiểm soát, hạn chế tối đa được các nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Hình ảnh thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Mẹo ăn kiêng dành cho người tiểu đường:

  • Hạn chế tinh bột trong khẩu phần ăn: quá trình tiêu hóa sẽ phân giải tinh bột thành đường. Vì vậy cần hạn chế cung cấp tinh bột vào cơ thể bằng cách thay thế thành các thực phẩm giàu protein và chất xơ cao.
  • Chế độ ăn ít đường: hạn chế sử dụng đường hoặc không sử dụng là tốt nhất. Sử dụng thay thế bằng đường chiết suất từ cỏ ngọt – loại đường dành chiết suất dành riêng cho người tiểu đường và người cần giảm cân.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có thề giúp làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột và đường.
  • Thay thế chất béo bão hòa (kem, phô mai, bơ động vật) bằng các chất béo không bão hòa (bơ, hạt, ô liu và dầu thực vật.

“Xem thêm Chế độ ăn cho người tiểu đường | Người bị tiểu đường nên ăn gì?

Tập luyện cho người tiểu đường tuýp 1

Việc tập luyện với cường độ thích hợp mang lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe. Tập luyện giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy các cơ quan làm việc nhờ đó: kích thích hoạt động của não bộ, giúp con người cảm thấy hạnh phúc hơn, sống lâu hơn. Duy trì cơ thể cân đối, làm đẹp da và giảm các chứng bệnh mãn tính trong đó có tiểu đường.

Theo các nghiên cứu khoa học tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày x5 ngày/tuần giúp cơ thể thoải mái hơn, kiểm soát được cân nặng và giảm tới 58% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Hình ảnh đạp xe đạp tốt cho bệnh tiểu đường
Đạp xe giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường

Một số bài tập cho người tiểu đường:

  • Đạp xe
  • Bơi lội
  • Đi bộ nhanh
  • Các bài tập yoga
  • Các bài tập dưỡng sinh: múa thái cực, khí công, ngồi thiền…

Sử dụng thực phẩm chức năng cho người tiểu đường

Các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường trên thị trường hiện nay rất đa dạng và phong phú. Việc sử dụng các loại TPCN hỗ trợ giảm đường huyết khá là quan trọng. Bởi nó có những đặc điểm mà các loại thuốc tây, thuốc biệt hạ đường huyết không có:

  • Lành tính hơn, ít hoặc không có tác dụng phụ.
  • Có thể sử dụng lâu dài.
  • Có công dụng nhiều mặt với sức khỏe.
  • Là xu thế mới của con người.

Tuy nhiên bởi tính đa dạng về mẫu mã sản phẩm dẫn đến người bệnh khó lựa chọn được những sản phẩm chất lượng. Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT đã tổng hợp và cập nhật những sản phẩm TPCN cho người tiểu đường nổi tiếng và chất lượng nhất.

“Xem thêm  Top 2+ thực phẩm chức năng cho người tiểu đường tốt nhất 2021

Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa tiểu đường

Ngoài ra các bài thuốc dân gian cũng là lựa chọn khá hay dành cho người bệnh tiểu đường. Nó bớt tốn chi phí hơn so với việc sử dụng các loại TPCN cho người tiểu đường. Nhưng bù lại nó khá dễ chế biến và sử dụng tại nhà.

Điểm danh một số bài thuốc dân gian chữa tiểu đường:

  • Chữa tiểu đường bằng cây lược vàng
  • Chữa tiểu đường bằng cây đậu bắp
  • Lá xoài chữa tiểu đường
  • Lá dứa trị tiểu đường
  • Lá mật gấu trị tiểu đường.
  • Hay hột é trị bệnh tiểu đường…

“Xem thêm 11 Cách Điều Trị Bệnh Tiểu Đường Dân Gian

Như vậy chúng ta vừa đi tìm hiểu xong những kiến thức về bệnh tiểu đường tuýp 1. Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT hy vọng bài viết sẽ giúp quý vị phần nào trong công cuộc chiến đấu của bản thân với căn bệnh quái ác này.

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Website!


Xem thêm các bài viết liên quan:

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366