Ô Tặc Cốt | Mai Mực vị thuốc quý từ biển cả

Hình ảnh vị thuốc ô tặc cốt-mai mực

Ô Tặc Cốt  là mai của con cá mực – Loài hải sản phổ biến tại các vùng biển nước ta. Theo Đông y ô tặc cốt vị mặn, tính ôn, vào 2 kinh can và thận. Có công dụng thông huyết mạch, khứ hàn thấp, cầm máu. Được sử dụng trong các bài thuốc chữa thổ huyết, chảy máu cam, đại trường, băng huyết, các bệnh về tiêu hóa

Các tài liệu cổ cho thấy Ô tặc cốt có:

  • Tên khoa học: Sepia esculenta Hoyle, Sepia andreana Steen-Strup.
  • Tên gọi khác: Mai mực, hải phiêu tiêu, mặc ngư cốt, lãm ngư cốt, bạch long, nhu cốt, ô tặc giáp, mặc ô ngư, ô ngư, hải nhược bạch sự tiểu lại…
  • Họ: Cá mực Sepiidae.

Loài cá mực

Mô tả

Cá mực là động vật thân mềm. Cấu tạo cơ thể theo cơ chế thủy động học, thân đối xứng, có màng da bao quanh cơ thể. Cá mực có 8 xúc tu ngắn và 2 xúc tu dài. Trên xúc tu có các giác hút để bắt và tóm con mồi.

Mắt to lồi sang hai bên. Da mực có chứa các sắc tố thay đổi màu sắc, có thể thay đổi màu sắc tùy thuộc môi trường xung quanh. Trong thân có chứa mai cứng chạy dọc, duy trì cấu trúc cơ thể.

Khi gặp nguy hiểm cá mực sẽ phun ra một hỗn hợp chất lỏng màu đen như mực tạo thành một màn đen dày đặc hạn chế tầm nhìn của kẻ thù và tẩu thoát.

Hình ảnh con cá mực
Con Cá Mực

Phân bố

Cá mực có hầu hết ở các vùng đại dương trên thế giới với các giống loài vô cùng đa dạng. Từ kích thước khổng lồ dài 15m, nặng hơn 400kg của loài mực Colossal vùng biển nam cực tới kích thước chỉ bằng 2 đầu ngón tay của loài mực sim.

Ở Việt Nam cá mực sinh sống tại hầu hết các vùng biển từ: Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu…

Một số loài mực ở Việt Nam:

  • Mực ống.
  • Mực nang (mực mai).
  • Mực sim.
  • Mực lá.

Đánh bắt, chế biến

Cá mực có thể đánh bắt quanh năm, tuy nhiên mùa đánh bắt phổ biến từ tháng 3 đến tháng 9. Đặc biệt vào tháng 4,5,6.

Mực là loài hải sản có giá trị dinh dưỡng và ẩm thực rất cao. Ăn không ngấy, là món khoái khẩu của nhiều người. Khi chế biến người ta chỉ cần mổ, rửa sạch, loại bỏ mai, túi mực và nội tạng là có thể tiến hành xào nấu thành những món ăn tuyệt vời.

Một số loài mực người ta có thể nấu nướng ngay mà không cần chế biến.

Thu hoạch mai mực:

Mai mực thường là bị bỏ đi trong quá trình chế biến thức ăn. Tuy nhiên đây là vị thuốc khá hữu ích. Ta chỉ cần nhặt mai mực sau đó rửa sạch phơi khô và sử dụng.

Lưu ý: thường lựa chọn mai của loài mực mai hay mực nang vì mai mực to, chất lượng. Trong khi các loài mực khác cho mai rất nhỏ, mỏng hoặc hầu như không có mai.

Mô tả vị thuốc: Vị thuốc này có màu trắng ngà, hình bầu dục, dẹt, ở giữa dày hơn hai bên. Mặt lưng có các chấm nhỏ trong khi mặt bụng trắng và có các đường vân chạy chéo từ giữa ra hai bên. Có mùi tanh đặc trưng.

Thành phần hóa học Ô Tặc Cốt

Theo một số nghiên cứu, trong mai mực chứa các thành phần sau:

  • Muối Natri clorua.
  • Chất keo.
  • Canxi Cacbonat.
  • Canxi Photphat.
  • Các chất hữu cơ.
Hình ảnh vị thuốc ô tặc cốt-mai mực
Hình ảnh vị thuốc Ô Tặc Cốt – Mai Mực

Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền và hiện đại ô tặc cốt có những tác dụng dược lý sau:

  • Tác dụng cầm máu: Mai mực có chứa pectin một hợp chất hữu cơ có tác dụng như màng dịch bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tác dụng với bề mặt vết loét tạo thành một lớp màng bảo vệ. Đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình đông máu, vì vậy ô tặc cốt còn được sử dụng như là chất cầm máu tại chỗ.
  • Tác dụng làm lành xương: Ô tặc cốt có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành và tự chữa các khiếm khuyết của xương. Đặc biệt ô tặc cốt có khả năng ngăn ngừa quá trình lão hóa cột sống thắt lưng, lão hóa xương tuyệt vời. Sửa chữa các khiếm khuyết xương.
  • Trung hòa dịch vị axit dạ dày: Các muối canxi trong ô tặc cốt có tác dụng trung hòa axit dạ dày. Qua đó giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua… Qua đó làm giảm kích thích bề mặt vết loét dạ dày, loét tiêu hóa… Giảm đau nhanh, ngăn ngừa xuất hiết. Giảm thời gian điều trị bệnh dạ dày.
  • Gia tăng tỉ lệ sống sót của động vật khi nhiễm xạ. Chống bức xạ, qua đó làm gia tăng cơ hội của bệnh nhân điều trị bệnh ung thư trong quá trình xạ trị
  • Khả năng ma sát tốt giúp tiêu diệt nhanh các tế bào biểu mô kết mạc bị bệnh. Đồng thời ô tặc cốt còn hấp thụ các vi khuẩn, chất độc, chất nhầy. Tuy nhiên không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trực tiếp.

Liều dùng, cách sử dụng

Ô tặc cốt có vị mặn, tính ôn. Vào 2 kinh can và thận. Có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc để uống hoặc dạng bột rắc trực tiếp vào các vết thương phần mềm.

Liều dùng: từ 6-12g/ngày.

Ô Tặc Cốt trong các bài thuốc

Bài thuốc chữa đau dạ dày

I. Đơn thuốc chữa đau bao tử, tiết dịch axit nhiều

  • Nguyên liệu: Ô tặc cốt 160g, Diên hồ sách 20g, Khô phàn 80g, Mật ong 120g.
  • Cách thực hiện: Trộn đều, tán thành bột mịn sau đó dùng mật ong rây hoàn (viên) bằng hạt đậu xanh.
  • Sử dụng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g sau ăn. Dùng 10-15 ngày liên tục.

II. Đơn thuốc trị viêm loét dạ dày, xuất huyết bao tử

  • Nguyên liệu: Ô tặc cốt, Bạch cập, Chỉ thực mỗi loại 100g.
  • Cách thực hiện: Trộn đều, tán thật mịn.
  • Sử dụng: Mỗi lần 20g bột, trộn với 100ml nước muối lạnh. Uống bằng ống sone dạ dày mỗi 2 giờ 1 lần cho đến khi ngừng xuất huyết. Kết quả 92% ngưng xuất huyết.

III. Đơn thuốc trị xuất huyết dạ dày, trĩ, băng huyết, xuất huyết trong, xuất huyết do chấn thương

Nguyên liệu:

  • Ô tặc cốt 12g, Thuyên thảo 6g, Than bẹ móc 5g, Mẫu lệ 10g, Bạch truật 10g, Long cốt 10g, Bạch thược 10g.
  • Nước 1000ml.

Cách thực hiện: Cho vào ấm sắc thuốc, đun nhỏ lửa còn 200ml.

Sử dụng: Ngày chia 2 lần uống hết.

Các đơn thuốc chữa bệnh khác

I. Đơn thuốc chữa chấn thương phần mềm

  • Nguyên liệu: Phấn hoa tùng, Ô tặc cốt lượng bằng nhau.
  • Cách thực hiện: Trộn đều, tán mịn. Sau đó trộn thêm ít băng phiến.
  • Sử dụng: Rắc trực tiếp lên vết thương hở, có thể băng nếu vết thương lớn.

II. Đơn thuốc trị mụn nhọt

  • Nguyên liệu: Ô tặc cốt 50g.
  • Cách thực hiện: Tán thành bột mịn.
  • Sử dụng: Đắp trực tiếp vào vùng mụn nhọt cho đến khi khỏi.

III. Đơn thuốc trị bạch đới

  • Nguyên liệu: Ô tặc cốt 63g, Than quán chúng 30g, Tam thất 8g.
  • Cách thực hiện: Trộn đều, tán thành bột mịn.
  • Sử dụng: Ngày 2 lần, mỗi lần uống 12g cùng nước sôi để nguội.

IV. Đơn thuốc trị viêm loét âm hộ

  • Nguyên liệu: Ô tặc cốt 30g, trứng gà ta 1 quả.
  • Cách thực hiện: Thiêu tồn tính Ô tặc cốt, lấy lòng đỏ trứng gà. Trộn đều.
  • Sử dụng: Vệ sinh sạch sẽ khu vực loét sau đó thoa trực tiếp hỗn hợp thuốc vào.

Ngày này, Ô Tặc Cốt được ứng dụng trong sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng hỗ trợ các bệnh lý về dạ dày. Với công dụng nổi trội, lành tính và đặc biệt không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như gây tác dụng phụ đối với người sử dụng. Các sản phẩm nổi bật bạn có thể tham khảo như:

Bình vị nam của viện 354
Thuốc dạ dày Bình Vị Nam của Bệnh Viện 354 (Tem Chống Hàng Giả Mới có mã QR)
Các loại thuốc dạ dày nano curcumin của Học Viện Quân Y
Các loại thuốc dạ dày Nano Curcumin của Học Viện Quân Y

Lưu ý khi sử dụng Ô Tặc Cốt

Sử dụng Ô Tặc Cốt có một số điểm cần lưu ý sau:

  • Sử dụng liên tục sẽ gây táo bón. Cần sử dụng kết hợp thêm thảo dược giúp nhuận tràng.
  • Người nhiệt vượng âm suy không được sử dụng.
  • Tránh sử dụng dài ngày cho bệnh nhân Gout.
  • Không nên sử dụng cho phụ nữ có thai.

Mua Ô Tặc Cốt ở đâu?

Các bạn có thể mua vị thuốc Ô tặc cốt tại các cửa hàng thuốc nam, thuốc bắc trên toàn quốc. Hoặc một số gian hàng trên Internet. Giá Ô Tặc Cốt hiện nay dao động từ 250-300k/1kg.

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Website!

“Bài viết tham khảo tài liệu Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi và Internet”


Tin tức liên quan:

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366