Tục Đoạn là vị thuốc dân gian có tác dụng nổi bật trong việc hỗ trợ các vấn đề về xương khớp. Trong Đông y tục đoạn được còn là vị thuốc bổ can, thận, lợi quan tiết, thông huyết mạch và có tác dụng an thai tuyệt vời.
Theo các tài liệu khoa học Tục Đoạn có:
- Tên khoa học: Dipsacus Japonicas Mip.
- Tên gọi khác: Sâm nam, Sơn cân thái, Oa thái, Rễ thái, Đầu vù, Rễ kế…
- Thuộc họ: Tục Đoạn Dipsacaceae.
Giới thiệu chung về vị thuốc Tục Đoạn
Mô tả cây
Là một loại cây thảo cao từ 1.5 – 2m. Thân có sáu cạnh, trên cạnh có một hàng gai thưa, càng lên trên thì càng thưa dần.
Lá mọc đối không có cuống, bẹ ôm lấy cành hoặc thân. Lá non có răng cưa dài, phiến lá nhỏ, thuôn dài, đầu nhọn. Lá già có phiến lá xẻ sâu, răng cưa mau hơn lá non, phiên lá xẻ cách 3 đến 9 thùy, gân lá có gai nhỏ như lá non.
Cụm hoa hình trứng hoặc hình cầu. Cành mang hoa dài từ 10 – 20cm, 6 cạnh có lông cứng, càng lên trên thì càng mau dần. Hoa màu trắng, có lá bắc dài từ 1 – 2cm. Quả bế có 4 cạnh, màu xám trắng dài 5 – 6mm.
Tục Đoạn mọc ở đâu?
Tục đoạn mọc hoang ở các sa-van cỏ có đá vôi và sét. Thường ở độ cao 1400 – 1700m so với mực nước biển nơi có không khí trong lành, mát mẻ. Ở nước ta cây mọc ở: Sapa, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang.
Thu hái và chế biến Tục Đoạn
Tục đoạn thường được thu hoạch vào khoảng tháng 8–10 sau khi đào lấy rễ, cắt bỏ mẩu thân và rễ con, sau đó phơi khô hoặc sấy khô đều được.
Một số nơi đào rễ, cắt bỏ đầu và rễ non như trên rồi dùng củi gỗ hun cho rễ mềm. Chất thành đống đậy bao tải lên cho rễ ẩm lại và chờ khi mặt ngoài của rễ có màu ngả vàng hay hơi xám sau đó đưa ra phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học của Tục Đoạn
Theo các nghiên cứu thực nghiệm thành phần của tục đoạn gồm:
- Một loại alkaloid có tên lamiin.
- Tanin.
- Saponin.
- Dipsacin.
- Tinh dầu.
- Chất màu.
Trong đó tanin là hoạt chất quen thuộc trong y học với khả năng liên kết với các protein cao. Đây là phân tử tạo thành các màng bảo vệ với khả năng sát trùng mạnh mẽ. Trong khi đó chất Saponin lại có tác dụng làm giãn đồng tử.
Tác dụng dược lý
Theo Đông y và y học cổ truyền:
- Tục đoạn có tác dụng hoạt huyết, mạnh gân cốt, bổ can thận.
- Chủ trị ngoại thương.
- Điều trị rối loạn kinh do thận can hư, rong huyết, biểu hiện băng kinh và động thai.
- Một số biểu hiện của thận hư như yếu chân, đau lưng, mỏi gối.
Theo y dược học hiện đại:
- Nước sắc từ tục đoạn có tác dụng thoát mủ, giảm đau, cầm máu. Ngoài ra còn kích thích tăng sữa và thúc đẩy tổ chức tái sinh.
- Nghiên cứu một loài cùng chi với tục đoạn. Cho kết quả khi dùng liều từ 0,2-0,3g/kg chó mèo thấy huyết áp và nhịp tim tăng lên. Ngoài ra biên độ mạch cũng tăng đáng kể. Thử nghiệm trên tủy sống ếch cho kết quả gây tê đáng kể.
Công dụng của Tục Đoạn
Theo các tài liệu cổ, tục đoạn có vị đắng, cay, tính hơi ôn. Bổ vào 2 kinh can, thận có tác dụng:
- Làm thuốc bổ toàn thân.
- Làm thuốc dịu đau, chữa đau đớn do bị ngã, bị thương.
- Làm thuốc lợi sữa, an thai cho bà bầu.
- Cầm máu.
Liều dùng: ngày uống 9 – 18g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
Ứng dụng của cây Tục Đoạn
Tục Đoạn chữa bệnh xương khớp
I. Bài thuốc trị gân cốt co cứng, chân gối mỏi, đau lưng và chân tay
- Nguyên liệu: Tỳ giải, Đỗ trọng, Tục đoan, Ngưu tất sao, Mộc qua mỗi loại 80g.
- Cách thực hiện: Trộn đều, nghiền thành bột mịn sau đó luyện mật làm hoàn (viên). Mỗi hoàn nặng 10g.
- Cách dùng: Mỗi ngày dùng 2-3 lần mỗi lần 1 viên, uống chung với rượu nóng hoặc nước nóng.
II. Bài thuốc trị đau lưng, gối, gãy xương kín, bong gân, gãy xương không liền
- Nguyên liệu: Chích mộc dược, Thổ miết trùng, Tục đoạn, Cốt toái bổ, Chích nhũ hương, Tự nhiên đồng, Huyết kiện, Đương quy, Hồng hoa mỗi vị 12g, mộc hương 8g.
- Cách thực hiện: Trộn đều, tán thành bột mịn.
- Cách dùng: Mỗi lần 12g hoặc 2 thìa cafe. Hòa với nước sôi để uống hoặc trộn cùng dấm rượu đắp bên ngoài.
III. Bài thuốc hoạt lạc giảm đau
Nguyên liệu:
- Tục đoạn, Ý dĩ nhân, Ngưu tất, Bạch truật, Ngũ gia bì, Phòng phong, Tỳ giải mỗi loại 12g.
- Thục địa 20g.
- Khương hoạt 8g
Cách thực hiện: Trộn đều, nghiền mịn vo thành hoàn (viên).
Cách dùng: Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 12g. Uống cùng rượu ấm hoặc nước muối loãng.
IV. Bài thuốc trị đau nhức tứ chi do phong thấp
- Nguyên liệu: Tục đoạn, Tỳ giải, Chế xuyên ô, Ngưu tất, Phòng phong mỗi loại 20g.
- Cách thực hiện: Trộn đều, tán thành bột mịn. Luyện thành mật hoàn (viên).
- Cách dùng: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 8g uống cùng nước lọc.
Tác dụng an thai
I. Bài thuốc chữa động thai, dọa sẩy thai
Nguyên liệu:
- Tục đoạn tẩm rượu 80g.
- Đỗ trọng tẩm nước gừng (can khương) 80g.
- Đại táo thịt 100g.
Cách thực hiện: Tán nhỏ tất cả, vo viên bằng hạt ngô.
Cách dùng: Ngày uống khoảng 30 viên cùng nước cơm.
II. Bài thuốc trị khí hứ, bạch đới, động thai, khí hư
Nguyên liệu:
- Đương qui, Long cốt, Địa du, Tục đoạn, Hoàng kỳ, Xích thạch chỉ, mỗi thứ 12g
- Thục địa 16g.
- Ngãi diệp và Xuyên khung mỗi thứ 6g.
Cách thực hiện: Trộn đều, tán thành bột mịn. Vo thành hoàn (viên).
Cách sử dụng: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 8g.
Ngày nay, Tục Đoạn đã được người Malaysia sử dụng kết hợp với một số loại thảo dược chiết xuất ra các sản phẩm hỗ trợ về xương khớp. Các sản phẩm nổi bật nhắc đến là thuốc xương khớp Malaysia.
Người bị các vấn đề về xương khớp thì bổ sung sản phẩm rất hiệu quả. Sản phẩm đã được nhiều người Việt ưa chuộng và tin dùng rộng rãi.
Mua Tục Đoạn ở đâu?
Hiện nay các bạn có thể đặt mua thảo dược này tại các cửa hàng thuốc nam trên toàn quốc. Hoặc các gian hàng dược liệu trên Internet. Giá tục đoạn hiện nay vào khoảng 280.000đ/kg.
“Bài viết được tham khảo tài liều Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi và Internet”