Đỗ Trọng là một cây thuốc quý sống lâu năm, có tác dụng nổi bật trong việc điều trị các vấn đề về xương khớp. Trong Đông Y Đỗ Trọng có vị ngọt hơi cay, tính ôn vào hai kinh can và thận… Trong bài viết này các bạn hãy cùng Sức Khỏe Mỗi Ngày Cùng HCT đi tìm hiểu về vị thuốc này nhé.
Giới thiệu chung về vị thuốc Đỗ Trọng
Theo các tài liệu thì vị thuốc Đỗ Trọng có:
Tên khoa học: Eucommia ulmoides oliv
Tên gọi khác: Xuyên Đỗ Trọng, Hậu Đỗ Trọng
Họ: Thuộc họ Đỗ Trọng Eucommiaceae
Mô tả cây
Như đã nói trên thì Đỗ Trọng là một cây sống lâu năm, luôn luôn xanh tươi có thể cao từ 10 – 20m. Vỏ dày màu xám, thân có nhựa mủ trắng.
Lá hình trứng rộng, mọc so le nhau, đầu lá nhọn, gốc lá tròn, mép lá có răng cưa. Khi đứt lá thành mấy mảnh, sẽ thấy những sợi nhựa trắng như tơ giữa các mảnh đá đó liền nhau. phiến lá rộng và dài khoảng 6 – 13cm. Cuống lá ngắn. Hoa đơn tính, hoa đực, hoa cái khác gốc, không có bao hoa.
Quả hình thoi dài 3cm , rộng 1cm, đầu quả xẻ làm 2 thành hình chữ V.
Đỗ trọng mọc ở đâu
Đỗ Trọng là một cây mọc hoang chủ yếu ở Trung Quốc như: Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây. Ở Việt Nam nước ta thì chưa thấy cây mọc hoang. Nhưng năm 1965 nước ta đã đưa giống từ Trung Quốc trồng thử bằng hạt thành công ngay tại Hà Nội như Ba Vì. Cây cũng có thể mọc ở những nơi lạnh như Sapa, Lào Cai…
Thu hái và chế biến
Cây sau khi trồng được 10 năm thì thu hoạch vào mùa hạ; chỉ thu hoạch những cây to, lấy cưa cưa đứt quanh vỏ cây thành những đoạn ngắn, rồi dùng dao rạch dọc thân thành từng miếng để bóc vỏ dễ dàng hơn.
Sau khi bóc vỏ xong thì ép cho phẳng, xếp thành đống, chờ 6 – 7 ngày cho đổ mồ hôi. Mặt trong có màu đen lâu thì bấy giờ mới đem ra phơi khô; cạo sạch lớp vỏ bên ngoài sau đó cắt tành từng miếng.
Thành phần hóa học
Dược liệu chủ yếu có chứa Gutta pecka và có chứa một số thành phần khác như: tannin, chất béo, chất anbumin, chất màu, tinh dầu và muối vô cơ…
Theo nhiều người nghiên cứu thì chất nhựa của dược liệu, có tính chất như cao su.
Tác dụng dược lý
Trong các bộ phận của cây Đỗ Trọng thì người ta sử dụng vỏ cây làm thuốc. chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lý của vị thuốc này.
Theo Đông Y và Y học cổ truyền:
- Điều trị chứng thận hư, lợi tiểu: kháng viêm, tăng cường chức năng của tuyến vỏ thượng thận.
- Chống co giật, giảm đau
- Chữa liệt dương, vô sinh hiếm muộn
- Mạnh sự co bóp của cơ tim
Theo Y học hiện đại:
- Tăng cường hệ miện dịch cho cơ thể
- Tăng cường chức năng thận
- Tăng huyết áp
- Tăng chống co giật, giảm đau
Công dụng & liều dùng
Đỗ Trọng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian đặc trị hữu hiệu. Có tác dụng chữa đau lưng; bổ can thận; mạnh gân cốt, đi tiểu nhiều lần, kháng viêm, cầm máu, an thai, nhuộn cao tán, chống co giật, chân gối yếu mềm…
Liều dùng: ngày uống khoảng 5 – 12g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu có tác dụng chữa thận hư rất tốt.
Ngoài ra, chúng ta có thể dùng dưới dạng cao lỏng hoặc rượu Đỗ trọng (20% trong rượu 30 độ) giúp điều trị bệnh cao huyết áp.
Đỗ Trọng chữa bệnh gì?
Vị thuốc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Đặc biệt là các vấn đề về xương khớp, ổn thận tráng dương, an thai.
Bài thuốc chữa đau cột sống: Đỗ Trọng 300g, 200g Xuyên Khung, 160g Quế Chi, 80g Tế Tân. Tất cả cho ngâm với rượu. Sau 1 tuần có thể bỏ ra uống 2 lần/ngày, mỗi ngày không quá 40ml.
Bài thuốc chữa bệnh sau sinh nở, thai không yên: Đỗ Trọng cạo vỏ sắc, giã với táo đỏ Trung Quốc( táo tầu) viên bằng hạt đậu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 viên.
Bài thuốc chữa mồ hôi trộm: tán nhỏ Đỗ Trọng và Mẫu Lệ đều như nhau, ngày 2 lần, mỗi lần 20g trước khi ngủ (có thể uống chung với rượu).
Bài thuốc chữa sảy thai: Đỗ Trọng, Cẩu Tích, Tục Đoạn, Củ Gai, Ba Kích tán đều với nhau mỗi loại 12g sau đó sắc uống.
Bài thuốc chữa thận yếu, thận hư, tăng cường chức năng thận: Đỗ Trọng, Mạch Môn, Ngưu Tất, Sơn Dược mỗi loại 250g, Thục Địa 500g, Lộc Nhung 150g. sau đó tán hoặc nghiền thành bột mịn rồi làm thành hoàn. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 12g uống với nước mỗi nhạt.
Ngoài ra, còn rất nhiều bài thuốc về cây Đỗ Trọng, chúng mình sẽ cập nhật tiếp vào thời gian xắp tới.
Ứng dụng của Đỗ Trọng
Hiện nay, với sự đột phá trong ngành Y học thì Đỗ Trọng được sử dụng phổ biến trong sản xuất trong Dược Phẩm & Thực Phẩm Chức Năng chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, người Malaysia đã dùng dược liệu kết hợp với một số vị thuốc khác để chiết xuất ra thực phẩm chức năng hộ trợ xương khớp. Một trong số đó là Thuốc Xương khớp Malaysia đỏ.
Viêm khớp Malaysia đỏ hay được gọi là Mujarhabat Kapsul với các thành phần từ: Sâm Malaysia, Phòng phong, Tần giao, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Sinh khương, Bạch thược, Cam thảo, Đại táo, Nhũ hương, Lộc nhung, Tục đoạn, Ngũ gia bì.

Công dụng của Mujarhabat Kapsul: Hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa; đau nhức xương khớp do bị viêm khớp, thái hóa cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout…
Thuốc xương khớp Malaysia được sản xuất theo phương pháp Đông Y. Có thiên hướng nhiều cho điều trị theo cách tăng cường đào thải Gan, Thận; giảm đau lâu dài ; mạnh gân xương, lưu thông khí huyết…
Mua Đỗ Trọng ở đâu?
Đỗ Trọng được sử dụng rất nhiều trong thực tiền từ Đông Y cho đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, nước ta chưa trồng được nhiều mà nhập chủ yếu bên Trung Quốc về nên giá thành không ổn định.
Dạo qua các trang Internet thì Đỗ Trọng cũng được bán dưới nhiều hình thức khác nhau. ở dưới dạng sơ chế khô thì giá bán vị thuốc khoảng 200,000 – 300,00vnđ/kg. Dùng để sắc uống giúp cơ thể khỏe mạnh, mạnh xương khớp. hoặc bạn cũng có thể lựa chọn thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ Đỗ Trọng để có thể đạt được hiệu quả tốt hơn.
“Bài viết được tham khảo trên tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi & Internet”
Tin tức liên quan:
- Kim Ngân Hoa là dược liệu gì? | Đặc điểm, thành phần và ứng dụng
- Dây Đau Xương | Vị thuốc điều trị bệnh xương khớp
- Khổ Qua Rừng (Mướp Đắng Rừng) | Thanh nhiệt, giải độc & tiểu đường
- Thục Địa (Sinh Địa) | Đặc điểm, thành phần và công dụng
- Hương Phụ (Cỏ Gấu) | Đặc điểm, thành phần và ứng dụng