Trào Ngược Dạ Dày | Nguyên nhân & phương pháp điều trị

hình ảnh đau khi bị trào ngược dạ dày

Trào Ngược Dạ Dày là chứng bệnh đang rất được quan tâm trên Internet. Theo thống kê của Google, trung bình mỗi tháng có đến hơn 22.000 lượt tìm kiếm về “trào ngược dạ dày”. Thậm trí, tháng 2/2020 vừa qua có đến hơn 27.000 lượt tìm kiếm về chủ đề này.

Bệnh thường không gây khó chịu ngay cho người bệnh. Nhưng lại âm ỉ kéo dài dẫn đến chủ quan và làm bệnh biến chứng trầm trọng hơn.

Trào Ngược Dạ Dày là gì?

Tên tiếng anh của bệnh trào ngược dạ dày là Gastroesophageal Reflux Disease (GERD). Đây là căn bệnh mà trong dạ dày gồm hơi, men tiêu hóa… trào ngược lên thực quản. Hiện tượng này tạo cảm giác đầy hơi, khó tiêu, tức ngực..

Trào ngược dạ dày thường xảy ra sau các bữa ăn. Biểu hiện rõ nhất là các bữa ăn có chất kích thích như: rượu bia, đồ ăn chua cay nóng…Hoặc những bữa ăn quá no, ăn xong đã nằm lên giường ngay. Căn bệnh này để lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến thực quản, kéo theo các hội chứng khác.

Nguyên nhân gây ra Trào Ngược Dạ Dày

Cơ chế sinh ra GERD là cơ thắt thực quản dưới không nén được axit trong dạ dày khiến nó trào ngược lên. Vì vậy, nguyên chính dẫn đến trào ngược là do 2 yếu tố chính: cơ thắt thực quản dưới yếu và axit trong dạ dày quá cao.

Mô hình trào ngược dạ dày
Hiện tượng trào ngược dạ dày

Có một ví von rất thú vị, đó là dạ dày của bạn như một chai coca cola. Khi ấy, cơ thắt thực quản dưới như là nắp chai, còn axit trong dạ dày như là nước coca-cola vậy. Nắp chai yếu còn lượng coca-cola thì quá nhiều khiến lượng gas mạnh đánh bay nắp và chào ra ngoài. Có thể hiểu hiện tượng trào ngược dạ dày là như vậy.

Từ cơ chế gây ra trào ngược như vậy, có thể liệt kê các nguyên nhân như sau:

Ăn uống không khoa học

Lạm dụng quá nhiều rượu bia là nguyên nhân khiến nhiều người bị căn bệnh này. Bên cạnh đó, bạn sử dụng quá nhiều các đồ ăn kích thích khác như tương ớt (cay), dấm (chua), café… cũng sẽ gây ra căn bệnh khó chịu này.

Một trong những thói quen trong ăn uống phổ biến nữa là ăn quá no và nằm quá sớm. Khi lượng thức ăn lớn đưa vào dạ dày, dạ dày cần lượng axit tương đối để xử lý. Bởi vậy mà khi bạn nằm xuống ngay sau khi ăn tạo điều kiện cho hiện tượng axit trào ngược lên thực quản.

Mắc bệnh lý về dạ dày

Khi mắc các bệnh lý về dạ dày, lúc này bạn đã có một dạ dày không khỏe mạnh bình thường. Đó là nguyên nhân dẫn đến bạn mắc bệnh trào ngược. Các bệnh lý thường gặp về dạ dày như: viêm loét dạ dày – tá tràng, tợt liêm mạc dạ dày…

Tác dụng phụ của Thuốc Tây

Chắc hẳn các bạn cũng đã biết việc làm dụng thuốc Tây rất ảnh hưởng đến dạ dày. Một trong những tác dụng phụ lớn nhất của thuốc Tây đó là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe dạ dày.

Thuốc Tây có thể bào mòn lớp nhầy bảo vệ liêm mạc dạ dày. Bởi vậy, sử dụng quá nhiều thuốc Tây sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác cho dạ dày. Trong đó có trào ngược dạ dày.

Một số nguyên nhân khác gây Trào Ngược Dạ Dày

Căn bệnh này có thể gặp ở bất kì ai. Bạn cũng có nguy cơ mắc GERD rất cao nếu bị béo phì, stress, mang thai…Khi cơ thể quá thừa cân, sẽ gia tăng áp lực lên vùng bụng. Trong khi đó nếu quá stress, cơ thể sản sinh nhiều hoạt chất cortisol, yếu tố này làm gia tăng axit trong dạ dày.

Biến chứng nguy hiểm từ bệnh Trào Ngược Dạ Dày

Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày, khu vực chịu nhiều nguy hiểm nhất chính là thực quản. Bởi thực quản không có cơ chế chống lại axit của dạ dày. Tiếp xúc với axit dạ dày nhiều bởi căn bệnh trào ngược khiến thực quản nhanh bị tổn thương, tiềm ẩn những nguy hiểm. Có thể kể đến như:

Làm hẹp, sẹo thực quản

Niêm mạc của thực quản bị tổn thương bởi axit, lâu dài có thể tạo thành sẹo. Nguyên nhân này gây ra hiện tượng hẹp thực quản, vận chuyển thức ăn khó khăn.

Loét thực quản

Khi bị axit bào mòn, thực quản bị loét gây đau và rất khó nuốt. Đây là lý do tại sao người bị trào ngược dạ dày cảm thấy tức ngực, khó chịu ở thực quản.

Ung thư thực quản

Bị tổn thương ở thực quản kéo dài, nguy cơ gây ra ung thư là rất cao. Theo một số các nguồn tin, sau khoảng 10-20 năm thì tỉ lệ người có nguy cơ mắc ung thư thực quản có thể lên đến 10%, đối với những người bị thực quản barrett.

Mắc chứng thực quản barrett

Thực quản barrett là hiện tượng có mô vảy ở đoạn phía dưới thực quản. Nguyên nhân gây ra là bị tổn thương liên tục đến lớp lót của thực quản. Trong đó chủ yếu từ trào ngược dạ dày. Nếu bạn bị thực quản barrett thì nên thường xuyên đi nội soi để theo dõi. Bởi chứng thực quản barrett rất dễ dẫn đến ung thư thực quản.

Ngoài ra, trào ngược cũng khiến các bệnh như viêm họng mãn tính, hen phế quản (hen suyễn)…trở lên trầm trọng hơn.

Dấu hiệu của bệnh Trào Ngược Dạ Dày

Nếu bạn thấy các biểu hiện dưới đây, rất có thể bạn đã mắc chứng bệnh trào ngược dạ dày.

Khó nuốt, buồn nôn

Dịch vị dạ dày trào lên thực quản, gây ra hiện tượng hẹp thực quản. Vì vậy người mắc bệnh cảm thấy khó nuốt.

Đặc biệt, khi ở mức độ nặng hơn, người bệnh có thể cảm thấy buôn nôn hoặc nôn ngay cả khi đang ăn.

Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

Khi ăn no, nhất là vào ban đêm người mắc bệnh trào ngược dạ dày thường cảm thấy ợ hơi, ợ chua và ợ nóng. Vị chua cảm giác từ miệng và cảm nhận vị nóng ở trong thực quản khi dịch vị trào ngược lên.

Giọng khàn, ho

Khi tiếp xúc với axit dịch vị dạ dày, dây thanh quản bị tổn thương. Bởi vậy người bệnh bị khàn giọng khi nói nhiều và ho.

Đau tức ngực

Khi thực quản bị tổn thương bởi axit dịch vị dạ dày, các sợi thần kinh cũng bị ảnh hưởng và đưa ra tín hiếu đau tức ngực. Cảm giác của người bệnh như bị thắt ở ngực, bị đè ép..

Miệng đắng

Trong dịch vị axit dạ dày có mật dịch. Vì vậy người bệnh sẽ cảm thấy đắng miệng và tiết nhiều nước bọt hơn.

Khi gặp phải các biểu hiện trên, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe về dạ dày để kịp thời chữa trị.

Phương pháp điều trị bệnh Trào Ngược Dạ Dày

Tùy theo mức độ của căn bệnh mà áp dụng các phương pháp điều trị linh hoạt khác nhau.

Xét theo cơ chế tác động gây ra bệnh, phương pháp điều trị theo mục đích: tăng khả năng cho cơ thắt thực quản dưới và giảm lượng axit dạ dày.

Hầu hết các bác sĩ khuyên bạn thay đổi và hình thành lối sống lành mạnh khoa học. Bởi chỉ phương pháp này thôi là đã giúp bạn hoàn toàn yên tâm điều trị về căn bệnh này rồi. Tuy nhiên, ở một yếu tố khác, sử dụng thuốc tây hoặc thảo dược cũng sẽ giúp bạn điều trị trào ngược dạ dày tốt hơn.

Sử dụng thuốc Tây để điều trị Trào Ngược Dạ Dày

Khi áp dụng phương pháp này, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Thuốc Tây điều trị trào ngược dạ dày thường có cơ chế:

  • Làm tăng cơ thắt thực quản. Từ đó cân bằng dịch vị axit
  • Tạo màng ngăn sự ảnh hưởng từ dịch vị axit dày dày.
  • Làm giảm tiết dịch axit trong dạ dày.

Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng hoặc quá lạm dụng thuốc Tây thì không ổn. Vì chúng có thể gây tác dụng phụ.

Bạn có thể lựa chọn các loại thuốc y học cổ truyền, từ thảo dược tự nhiên. Tuy loại thuốc này tác dụng chậm, nhưng bù lại thì ít tác dụng phụ.

Sử dụng thuốc cổ truyền trị bệnh Trào Ngược Dạ Dày

Thuốc cổ truyền hay còn gọi là thuốc Nam của người Việt. Đây là loại thuốc sử dụng chính các dược liệu quý tự nhiên nên không gây ra phản ứng phụ.

Đơn thuốc số 12

Trong những sản phẩm điều trị trào ngược dạ dày tốt nhất của Việt Nam, có thể kể đến là đơn số 12.

Thuốc bột đơn số 12 của bệnh viện 103 điều chế sản xuất từ các dược liệu: mai mực, hoài sơn, cam thảo, nghệ, hương phụ, cao lỏng belladon… Theo một công thức đặc biệt, điều trị rất tốt bệnh trào ngược dạ dày.

Cồng dụng Đơn số 12

Liệu trình khuyên dùng Đơn Số 12 từ 1-3 tháng tùy theo mức độ. Liều dùng mỗi ngày là 3 gói, chia 3 lần. Uống sau ăn hoặc ngay lúc cảm thấy khó chịu.

Mặc dù là thuốc dạng bột nhưng có vị cam thảo nên khá dễ uống. Ngoài ra, do điều chế dạng bột nên cơ chế tác động nhanh giúp bạn cảm thấy nhanh dễ chịu sau khi uống.

Tuy nhiên, đơn số 12 là sản phẩm lưu hành nội bộ nên không thường xuyên người bệnh có thể mua được. Tin vui cho người trào ngược dạ dày là Học Viện Quân Y cũng đã sản xuất ra một sản phẩm tương đương.

Cốm bình dạ dày

Sản phẩm tương đương với đơn số 12, đó là cốm bình dạ dày Với thành phần dược liệu tương tự như Thuốc bột đơn số 12 HVQY nhưng được đóng hộp cẩn thận, thuận tiện mua và sử dụng. Cốm dạ dày Ami Progast có tác dụng giúp kiện tỳ vị, giảm các triệu chứng viêm đau loét dạ dày – trá tràng như: ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, đau thượng vị. 

Có một đặc điểm ở loại thuốc bột dạ dày kể trên, là sẽ khó uống. Bạn có thể lựa chọn loại thuốc dạ dày khác ở dạng viên, như Bình Vị Nam

Bình Vị Nam

Bình Vị Nam là thuốc đặc trị dạ dày của Viện Quân Y 354. Sản phẩm rất nổi tiếng trên thị trường với trung bình hơn 1000 lượt tìm kiếm/tháng – theo Google.

Bình vị nam của viện 354
Thuốc dạ dày Bình Vị Nam của Bệnh Viện 354 (Tem Chống Hàng Giả Mới có mã QR)

Khác với 2 loại thuốc bột trên, Bình Vị Nam là dạng viên nén, rất dễ uống. Tuy nhiên, tác động đến trào ngược dạ dày một cách từ từ, không nhanh bằng thuốc bột.

Bên cạnh sử dụng các loại thuốc điều trị, thì thiết lập thói quen khoa học rất quan trọng. Nếu sinh hoạt không điều độ, không những khó điều trị mà còn khiến trào ngược dạ dày trở lên trầm trọng hơn.

Thiết lập thói quen sống lành mạnh, khoa học

Lối sống lành mạnh, khoa học như: luyện tập hằng ngày, chế độ ăn uống khoa học. Là phương pháp phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược rất hiệu quả.

Là người từng bị trào ngược dạ dày nghiêm trọng, mình khuyên các bạn xây dựng những thói quen này có thể giúp bạn điều trị căn bệnh này hiệu quả hơn:

  • Chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá no một bữa. Lý tưởng nhất là ăn 6 bữa mỗi ngày.
  • Không ăn nhiều nước canh vào bữa tối. Đặc biệt, chỉ lên giường nằm sau khi ăn ít nhất 3 giờ.
  • Uống một ly nước trước khi ngủ và khi vừa thức dậy.
  • Hạn chế các thực phẩm kích thích tăng tiết dịch axit dạ dày như: chua cay, rượu bia, một số loại sữa, đồ uống có ga.
  • Sử dụng một số loại thuốc nam khi cần từ Học Viện Quân Y hoặc Viện Quân Y 354.
  • Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, duy trì cân nặng hợp lý.
  • Thư giãn và tạo những phút giây thảnh thơi, loại bỏ stress.

Các bạn lưu ý, sức khỏe của dạ dày ảnh hưởng đến 70% sức đề kháng của cơ thể. Bởi vậy, trào ngược có thể ảnh hưởng đến dạ dày. Là nguyên nhân gây ra hệ lụy đến các cơ quan khác như thực quản, đại tràng…

Hi vọng qua bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT mang đến thông tin hữu ích dành cho bạn về bệnh trào ngược dạ dày.

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366