Tinh dầu hoa anh thảo là phát kiến từ sự tiến bộ của khoa học hiện đại. Nhờ các nghiên cứu về tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo, đã giúp cho các chị em phụ nữ có thêm một giải pháp chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Vậy tinh dầu hoa anh thảo có tác dụng gì? Trong bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT- hct.com.vn đã tổng hợp và chia sẻ với bạn 9 tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo dành cho phụ nữ.
9 Tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo
Nhiều bạn hiểu nhầm rằng tinh dầu hoa anh thảo là dạng dùng để xông mùi thơm. Thực tế không phải như vậy, chúng là những viên uống tinh dầu hoa anh thảo (EPO), dạng viên nang mềm. Bổ sung viên uống tinh dầu hoa anh thảo giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là 9 tác dụng tinh dầu hoa anh thảo đối với sức khỏe phụ nữ.
Hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng tiền kinh nguyệt
Bổ sung dầu hoa anh thảo hằng ngày giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Các nhà nghiên cứu cho rằng một số phụ nữ trải qua hội chứng tiền kinh nguyệt vì họ nhạy cảm với mức prolactin trong cơ thể. Khi dùng hoa anh thảo, Axit gamma-linolenic (GLA) chuyển đổi thành prostaglandin E1. Điều này được cho là giúp ngăn ngừa prolactin kích hoạt PMS.
Ngoài ra, các nhà khoa học chỉ ra rằng sự nhạy cảm với thay đổi hormone trong cơ thể có thể gây ra chứng PMS. Các hormone này ảnh hưởng bởi các axit thiết yếu như GLA trong dầu hoa anh thảo.
Sử dụng tinh dầu hoa anh thảo có thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt như: đau căng vú, mệt mỏi, cáu kỉnh, đau lưng, khó chịu hay trầm cảm…
Dầu hoa anh thảo giúp giảm triệu chứng thời kỳ mãn kinh
Một trong những thực phẩm bổ sung giảm chứng mãn kinh là dầu hoa anh thảo. Bởi dầu hoa anh thảo giúp làm giảm các cơn bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh. Chẳng hạn mức độ nghiêm trọng, tần suất và thời gian của chúng.
Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy ngoài việc giảm cơn bốc hỏa, những người tham gia còn cải thiện các chỉ số khác như tương tác xã hội và tình dục.
Điều này được cho dầu hoa anh thảo rất giàu axit gamma-linolenic (GLA). GLA axit béo thiết yếu liên quan đến việc sản xuất các chất giống như hormone được gọi là prostaglandin. Chất này trong EPO giúp chống lại những thay đổi nội tiết tố liên quan đến thời kỳ mãn kinh.
Một công bố trên tạp chí Menopause năm 2015 đã khảo sát phụ nữ sau mãn kinh từ 50 đến 65 tuổi. 70,4% đã sử dụng các biện pháp tự nhiên, trong đó dầu hoa anh thảo được sử dụng phổ biến nhất.
Tinh dầu hoa anh thảo giúp cải thiện bệnh chàm da
Bệnh chàm hay còn gọi là viêm da dị ứng. Đây là tình trạng gây ra vảy và viêm da. Bổ sung dầu hoa anh thảo có thể giúp điều chỉnh sự bất thường trong các axit béo thiết yếu được tìm thấy trong bệnh chàm.
GLA có trong dầu hoa anh thảo giúp điều chỉnh sự thiết hụt lipid da có thể gây viêm. Đó là lý do tại sao dầu hoa anh thảo được khuyên bổ sung cho bệnh chàm.
Ngoài ra, bệnh chàm có thể điều trị bằng các liều thuốc thông thường. Tuy nhiên nó có thể gây một số tác dụng phụ không đáng dó. Bởi vậy bổ sung dầu hoa anh thảo là một lựa chọn tối ưu.
Đặc biệt, bổ sung GLA trong hoa anh thảo có thể cải thiện lớp biểu bì da. Do đó nó cũng hỗ trợ rất tốt đối với bệnh chàm.
Tác dụng tinh dầu hoa anh thảo giúp phụ nữ đẹp da
Nghiên cứu cho thấy GLA trong dầu hoa anh thảo rất cần thiết cho sức khỏe làn da. Bổ sung EPO bằng đường uống giúp cải thiện đáng kể độ ẩm, độ nhám, độ săn chắc và độ đàn hồi của da.
Theo nghiên cứu, GLA cần thiết cho cấu trúc và chức năng lý tưởng của da. Các nhà nghiên cứu chứng minh dùng EPO giàu GLA giúp giữ cho làn da khỏe mạnh toàn diện. Ngoài ra, GLA hỗ trợ giảm mụn bằng cách giảm viêm da với số lượng tế bào da gây ra tổn thương.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Bệnh tim giết chết 200.000 người việt mỗi năm. Hàng trăm nghìn người khác cũng đang sống chung với bệnh tim mạch. Thật may dầu hoa anh thảo là liệu pháp tự nhiên có thể hỗ trợ cho vấn đề này.
Theo một nghiên cứu trên chuột, EPO cung cấp Omega 6 có tác dụng chống viêm và giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Nhờ vậy nó giúp cơ thể kiểm soát huyết áp và cholesterol, đồng thời giảm stress và căng thẳng. Đây là các yếu tố liên quan đến bệnh tim.
Cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp
Viên khớp dạng thấp được định nghĩa là bệnh tự miễn và mãn tính. Đến nay, chưa có nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến căn bệnh này. Đồng thời cũng chưa có loại thuốc điều trị hết bệnh.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng GLA trong tinh dầu hoa anh thảo có thể cải thiện mức độ người bị viêm khớp dạng thấp. Từ nhẹ đến trung bình, giúp giảm đau sau một thời gian sử dụng.
Điều này được cho là dầu anh thảo có khả năng chống viêm. Nhờ đó nó hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm khớp dạng thấp. Cùng với các thành phần chống oxy có thể giảm sưng, đau và cải thiện linh hoạt các khớp.
Tinh dầu hoa anh thảo giúp cải thiện bệnh thần kinh do tiểu đường
Bệnh thần kinh ngoại biên là một tác dụng phụ phổ biến của bệnh tiểu đường và các bệnh lý khác. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng axit linolenic giúp giảm các triệu chứng bệnh thần kinh, chẳng hạn như: nhạy cảm nóng và lạnh, tê tái, ngứa ran…
Một nghiên cứu khác kéo dài 12 tháng với 80 người bị bệnh thần kinh do tiểu đường nặng. Với liều lượng bổ sung 1000mg EPO kết hợp với 400IU vitamin E trong 1 năm. Kết quả cho thấy có đến 88% có thể cải thiện các triệu chứng tổn thương dây thần kinh do bệnh tiều đường gây ra.
Tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo giúp giảm loãng xương
Loãng xương là tình trạng mất khoáng chất trong xương khiến xương trở nên yếu và dễ gãy. Tình trạng xảy ra nhiều với phụ nữ sau mãn kinh.
GLA trong dầu hoa anh thảo có thể hỗ trợ phụ nữ bị loãng xương. Một nghiên cứu kéo dài 18 tháng cho thấy bổ sung EPO kết hợp với dầu cá Omega 3 và canxi có thể làm chậm hoặc đảo ngược quá trình mất xương ở người phụ nữ lớn tuổi.
Những phụ nữ được sử dụng kết hợp điều trị đã tăng mật độ xương đùi lên 1,3% (so với giảm 2,3% ở nhóm dùng giả dược). Trong khi mật độ xương của cột sống thắt lưng không thay đổi. Còn nhóm không dùng đã giảm 3,2% mật độ xương.
Kết lại: Tinh dầu hoa anh thảo có rất nhiều lợi ích cho sắc đẹp làn da, kinh nguyệt. Qua những chia sẻ bài viết này, hi vọng có thể giúp bạn biết được 9 tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo đối với sức khỏe.
Nguồn tham khảo: healthline.com; webmd.com; verywellhealth.com; medicalnewstoday.com
Bài viết liên quan: ai không nên sử dụng tinh dầu hoa anh thảo?