Đau thần kinh tọa là gì? Lý do vì sao bệnh lý liên quan mật thiết với bệnh xương khớp. Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không? Trong bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT sẽ tổng hợp và chia sẻ với bạn những điều cần biết nhất về đau thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa còn có tên tiếng Anh là Sciatica. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh bị kích thích hay thoát vị đĩa đệm, xương cột sống chèn vào dây thần kinh gây viêm, đau, tê ở chân mà dây thần kinh bị tổn thương.
Thần kinh tọa hay còn gọi là dây thần kinh hông, dây thần kinh dài nhất và quan trọng nhất trên cơ thể. Khả năng kiểm soát của đôi chân phụ thuộc vào dây thần kinh này. Triệu chứng đau, tê có thể tự mất đi sau khoảng thời gian vài tuần. Nhưng có thể trở lại với tần suất lớn hơn vào tuổi già.
Triệu chứng đau thần kinh tọa
Cảm giác đau tê dọc theo đường thần kinh hông là dấu hiệu của bệnh đau thần kinh tọa. Đó còn là hậu quả của dây thần kinh hông bị tổn thương, kích thích.
Một số triệu chứng khác giúp bạn có thể nhận biết đau thần kinh tọa gồm:
- Đau rõ rệt hơn khi vận động. Cơn đau có thể nhẹ đến dữ dội. Thường thì chỉ một bên bị đau nhắc.
- Cảm giác tê bì. Hay còn gọi là tê bì chân, cơ yếu. Trường hợp nghiêm trọng có thể mất cảm giác ở chân và sự cử động.
- Có thể bạn sẽ gặp trường hợp không tự chủ là không kiểm soát được bàng quang hoặc ruột. Ở trường hợp này bạn cần đi bệnh viện ngay lập tức.
Nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa
Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa bao gồm:
- Thoát vị đĩa đệm: lớp nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra vòng xơ cứng và chèn vào dây thần kinh hông. Từ đó gây đau thần kinh tọa. Người bị thoát vị đĩa đệm thấy rõ các triệu chứng này.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng: cột sống bị thoái hóa gây hiện tượng gai xương. Gai xương chèn làm tổn thương dây thần kinh tọa.
- Số ít nguyên nhân khác do bạn bị tổn thương bởi bệnh lý liên quan đến bệnh tiểu đường, khối u nén vào dây thần kinh.
Chuẩn đoán đau thần kinh tọa
Để thực hiện chuẩn đoán đau thần kinh tọa, bạn cần đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế. Nơi có đầy đủ máy móc để kiểm tra.
Các bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàn về phản xạ của cơ bắp, chân trước khi thực hiện các biện pháp chuẩn đoán.
Các biện pháp chuẩn đoán bao gồm:
- Chụp X- Quang.
- Chụp cổng hưởng từ (MRI).
- Chụp CT
Kết quả thu được từ các biện pháp chuẩn đoán giúp bác kĩ kết luận rõ về mức độ đau thần kinh tọa của bạn.
Biến chứng của bệnh đau thần kinh tọa
Bệnh đau thần kinh tọa nếu không quan tâm điều trị có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Các biến chứng thường gặp gồm:
- Chân yếu, ảnh hưởng bởi dây thần kinh tọa.
- Mất cảm giác ở chân. Nặng có thể bị liệt.
- Mất kiểm soát ở ruột và bàng quang.
Mặc dù nhiều người đau thần kinh tọa có thể tự khỏi, nhưng không vì thế mà bạn chủ quan. Bởi biến chứng từ căn bệnh này cũng rất nhạy cảm. Đặc biệt là đối với người già.
Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa
Tùy theo mức độ của người bệnh mà phương pháp áp dụng sẽ khác nhau. Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa gồm: phẫu thuật, sử dụng thuốc Tây Y, thuốc Đông Y và vật lý trị liệu.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị được áp dụng trong trường hợp dây thần kinh hông bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này bạn đã có thể gây mất kiểm soát ruột và bàng quang.
Bằng phương pháp điều trị phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ các gai xương, đĩa đệm bị thoát vị đang chèn ép vào dây thần kinh tọa.
Sử dụng thuốc Tây Y
Các loại thuốc Tây Y để điều trị đau thần kinh tọa bao gồm:
- Thuốc chống viêm, giảm đau sưng: các loại thuốc này bao gồm aspirin, ibuprofen.
- Thuốc chống động kinh.
- Thuốc giãn cơ.
Đối với loại thuốc Tây Y bạn không nên sử dụng tùy ý để điều trị đau thần kinh tọa. Bởi các tác dụng phụ không mong muốn như loãng xương, bị tích nước, viêm loét dạ dày…Vì vậy, cần đặc biệt tuân thủ theo chỉ dẫn của các bác sĩ.
Để tránh các tác dụng phụ, hiện nay người bệnh có xu hướng dùng các sản phẩm từ thảo dược. Theo các bài thuốc Đông Y, bào chế từ thảo dược giúp an toàn hơn khi sử dụng.
Điều trị đau thần kinh tọa với thuốc y học cổ truyền
So với sử dụng thuốc Tây Y thì điều trị đau thần kinh tọa với các sản phẩm từ thảo dược có tác động chậm hơn. Bởi thuốc Tây Y được bào chế từ các hoạt chất, giúp tác động đến cơ thể rất nhanh. Còn các sản phẩm từ thảo dược thì tác động chậm, nhưng bù lại thì an toàn, ít tác dụng phụ.
Một số các sản phẩm từ thảo dược rất hiệu quả với người đau thần kinh tọa là thuốc xương khớp Malaysia. Tuy nhiên, sử dụng thuốc nào thì cũng chỉ có thể cải thiện các triệu chứng đau nhức. Điều trị được hiệu quả bền vững, cần biết cách kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu.
Vật lý trị liệu
Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh và cơ địa từng người mà áp dụng những phương pháp vật lý trị liệu khác nhau. Các phương pháp vật lý trị liệu giúp giảm đau và phục hồi rất hiệu quả.
Người bị đau thần kinh tọa có thể lựa chọn hoặc kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu dưới đây:
- Các bài tập tại nhà hữu ích cho thần kinh tọa.
- Nghỉ ngơi, không làm việc nặng. Đứng ngồi, bê vác đúng tư thế.
- Luyện tập đi bộ đến chạy bộ, bơi lội. Kết hợp và thường xuyên hằng ngày giúp cơ thể nhanh bình phục.
- Chườm nóng, chườm lạnh trên những vùng bị đau.
- Châm cứu.
- Dùng các máy xoa bóp vật lý trị liệu nếu có điều kiện. Có thể kết hợp với các loại dầu xoa bóp, ví dụ như dầu nóng Hàn Quốc.
Lời kết, đau thần kinh tọa là căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Nhất là với đặc thù người Việt Nam, đặc biệt là vùng nông thôn. Dù có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm, nhưng nếu hiểu rõ về căn bệnh sẽ giúp người bệnh điều trị được hiệu quả. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được bệnh đau thần kinh tọa là gì?
Nguồn tham khảo:
mayoclinic.org
Tin tức liên quan: