Bệnh Gout: triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị (từ A-Z)

Bệnh Gout

Bệnh Gout là một căn bệnh xương khớp, gây đau đớn dữ dội. Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị triệt để. Tuy nhiên, đây là căn bệnh không khó để kiểm soát. Trong bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT tổng hợp, chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích nhất về bệnh Gout.

Bệnh Gout là gì?

Bệnh Gout tên tiếng anh gọi là gout disease. Người Việt Nam còn hay gọi là bệnh Gút. Trong phạm vi bài viết này, sẽ nhất quán một tên gọi là Bệnh Gout.

Bệnh Gout là một dạng của bệnh viêm khớp, rất phổ biến. Chúng gây viêm sưng, đỏ và đau dữ dội ở các khớp. Chủ yếu là khớp ngón chân cái. Triệu chứng thường xuất hiện vào ban đêm, kéo dài vài ngày và giảm dần trong vài tuần.

Cơ chế sinh bệnh Gout là từ axit uric trong máu. Axit uric trong máu tăng cao khiến thận bài tiết không hết. Lượng dư thừa tích tụ tạo ra tinh tể urate, động lại trong khớp gây viêm, sưng và đau. Tùy theo tình trạng mà người bị Gout ở dạng cấp tính, mãn tính kéo dài.

Giải phẫu bệnh gout

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh chung lên đến 10% trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh cao tập trung chủ yếu ở các nước phát triển như: Mỹ, Canada, Anh, Autralya, Trung Quốc,… Theo thống kê ngày 28 tháng 7 năm 2011, bệnh Gout trở nên phổ biến tại Mỹ trong hai thập kỷ qua. Ảnh hưởng đến 8,3 triệu người tương đương với 4% dân số Mỹ. Và bệnh càng gia tăng ở người cao tuổi. Đài Loan được coi là quốc gia có tỷ lệ người bị Gout cao nhất thế giới với tỷ lệ hơn 10% dân số.

Việt Nam hiện chưa có con số thống kê cụ thể. Chỉ có một vài cuộc khảo sát nghiên cứu nhỏ. Nhưng theo con số ước lượng thì Việt Nam được xếp vào quốc gia có số người bị bệnh gout loại trung bình. Con số này dự báo sẽ không ngừng tăng vào những năm tiếp theo.

Triệu chứng của Bệnh Gout

Giai đoạn ban đầu, triệu chứng của bệnh Gout không rõ ràng. Chỉ số acid uric giai đoạn này bắt đầu tăng vượt quá tiêu chuẩn.  Vì vậy, để bảo đảm thì bạn nên xét nghiệm máu thường xuyên. Mỗi năm 2 lần là rất cần thiết.

Khi bị bệnh Gout khởi phát, các dấu hiệu nhận thấy như:

  • Đau đớn dữ dội, đột ngột ở các khớp. Đặc biệt là khớp ngón chân cái. Dấu hiệu này rõ hơn vào ban đêm, sau những lần uống bia rượu, ăn nhiều đồ ăn chứa đạm (hải sản, nội tạng, thịt chó…)
  • Gây viêm, sưng, đỏ khớp.
  • Khả năng vận động, di chuyển ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tùy vào dạng cấp tính hay mãn tính mà tần suất xảy ra triệu chứng khác nhau. Có những người nhiều năm mới khởi phát lại. Nhưng số khác chỉ sau vài tháng.

Nguyên nhân gây ra bệnh Gout

Cơ chế gây ra bệnh Gout bắt nguồn từ sự dư thừa axit uric. Cơ thể sản xuất axit uric để phân hủy purin. Lượng dư thừa là do cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc khả năng Thận yếu không bài tiết hết được. Khi axit uric dư thừa, tích tụ lại tạo lên tinh thể urate hình kim nhọn, gây viêm sưng đau.

Theo cơ chế như vậy, nguyên nhân gây bệnh Gout từ các yếu tố gây tăng axit uric trong máu và hệ bài tiết của Thận gặp vấn đề. Từ đây, các nguy cơ có thể bị Gout bao gồm:

  • Chế độ ăn quá nhiều đạm: những thực phẩm chứa nhiều đạm như hải sản, nội tạng, thịt đỏ, thịt chó…gây tăng lượng axit uric trong máu. Với người có chỉ số uric trong máu vượt quá ngưỡng cho phép có nguy cơ bị gout tấn công bất cứ khi nào.
  • Do béo phì: thừa cân khiến cơ thể sản xuất lượng axit uric nhiều hơn. Vì vậy, nguy cơ bị Gout của người béo phì cao hơn bình thường.
  • Do di truyền: gia đình có tiền sử bị Gout thì thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Các bệnh lý liên quan: các nghiên cứu đã cho thấy người mắc các bệnh lý tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, cao huyết áp có nguy cơ mắc Gout cực kì cao.
  • Sử dụng các loại thuốc: các loại thuốc lợi tiểu, aspirin có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
  • Yếu tố giới tính & tuổi tác: do đặc thù giới tính, nam giới có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc Gout càng lớn.

Có thể thấy nguyên nhân gây ra bệnh Gout rất phức tạp, đòi hỏi sự cảnh giác cao. Nhưng nếu người bệnh chủ quan, không chăm sóc đặc biệt khi bị Gout sẽ gây biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của bệnh Gout?

Nếu không chăm sóc bệnh Gout theo một chế độ đặc biệt, người bệnh sẽ đón nhận biến chứng cực kì nguy hiểm. Có 3 biến chứng phổ biến nhất của bệnh Gout là:

  • Bị mãn tính: tần suất bị Gout tấn công nhiều lần mỗi năm. Tần suất lớn gây tổn thương và phá hủy khớp.
  • Sỏi thận: tinh thể urate gây sỏi thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng bài tiết.
  • Biến dạng khớp: các hạt Tophi từ urate tạo ra sẽ tích tụ trong khớp gây sưng phồng, biến dạng. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của khớp.

Vậy nên, nếu bị Gout bạn nên thực sự quan tâm đến cách điều trị căn bệnh này. Khi mới phát hiện, khả năng kiểm soát căn bệnh sẽ dễ dàng hơn.

Chuẩn đoán bệnh Gout

Để biết mình có mắc bệnh Gout và mức độ bao nhiêu thì bạn cần đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp chuẩn đoán cho bạn.

Dựa vào kết quả khám lâm sàn, mà bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện các phương pháp chuẩn đoán như:

  • Xét nghiệm máu: giúp xác định rõ chỉ số Axit Uric trong máu.
  • Xét nghiệm dịch khớp.
  • Chụp X- Quang, chụp CT.
  • Siêu âm.

Kết quả thu được từ các phương pháp chuẩn đoán bệnh Gout sẽ giúp bác sĩ kết luận mức độ bạn đang gặp phải. Từ đó sẽ có pháp đồ điều trị cụ thể.

Phương pháp điều trị Bệnh Gout

Bệnh Gout có chữa khỏi được không? Vấn đề này rất được quan tâm.

Theo cơ chế sinh bệnh Gout, có thể khẳng định không có loại thuốc nào chữa được hoàn toàn bệnh Gout. Người bị Gout có thể coi là mãn tính. Nhưng nếu tuân theo chế độ ăn uống, sinh hoạt kết hợp dùng thuốc hợp lý thì hoàn toàn kiểm soát được.

Điều trị bệnh Gout bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc điều trị Gout được chia thành nhiều loại như: thuốc chống viêm, thuốc chống viêm không steroid, glucocoticoid, alopurinol…

Tác dụng chính của các loại thuốc này là giảm đau và chống viêm đặc hiệu với cơn gout cấp hoặc đợt cấp của gout mãn tính. Thuốc ức chế tạo acid uric. Tăng bài tiết uric qua thận như Probenecid (benemid), Sulfinpyrason (antiran)..

Thuốc điều trị Gout có tác dụng phụ, gây đau, chảy máu, viêm loét dạ dày – tá tràng. Người bệnh Gout không nên lạm dụng và cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Xu hướng hiện nay, người bị Gout hay sử dụng các loại thuốc từ thảo dược. Cơ chế tác động chậm hơn, nhưng ít gây tác dụng phụ và an toàn hơn khi điều trị.

Sử dụng thuốc từ nguồn gốc thảo dược

Thuốc từ nguồn gốc thảo dược còn được gọi là Nam Dược, Đông Y. Các loại thuốc này rất an toàn và ít gây tác dụng phụ cho người dùng.

Trên thị trường hiện nay có loại thuốc xương khớp hỗ trợ điều trị bệnh gout. Nổi bật trong các sản phẩm thuốc xương khớp Malaysia là Linh Tiên Song Đằng Tố Linsen Double Caulis. Với các thành phần thảo dược: thanh phong đằng, bạch chỉ, uy linh tiên, xuyên khung, hải phong đằng…

Linh Tiên Song Đằng Tố Linsen Double Caulis của Malaysia lọ 20 viên
Linh Tiên Song Đằng Tố (Linsen Double Caulis) Malaysia Hộp 20 viên

Linh tiên song đằng tố có tác dụng giảm những cơn đau gout cấp hay cơn đau cấp của gout mãn tính. Giảm đau nhức xương, cường tráng gân cốt. Hỗ trợ điều trị khu phong trục thấp, thư gân hoạt lạc tê toàn thân. Giảm đau cứng khớp, co thắt gân cơ. Kích thích lưu thông mạch máu.

Ngoài ra, không thể không nhắc tới viên uống Gusaradi của Học Viện Quân Y. Với thành phần từ: ngưu tất, thương truật, tỳ giải, đường quy, thổ phục linh, ích mẫu…

Viên uống gusaradi Học Viện Quân Y
Viên uống hỗ trợ bệnh Gout Gusaradi Học Viện Quân Y

Viên uống Gusaradi có tác dụng hỗ trợ làm giảm sưng tấy, kháng viêm, giảm acid uric trong máu và các triệu chứng đau nhức của bệnh gout.

Nhưng hãy lưu ý, sử dụng thuốc điều trị Gout dù là thuốc Tây hay Đông Y chỉ trong một thời gian. Hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt, ăn uống của người bệnh.

Biện pháp phòng ngừa bệnh Gout

Xưa kia, tổ tiên thường có câu: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Ý nghĩa câu nói này rất đúng với tất cả các bệnh. Kể cả bệnh Gout.

Từ các nguyên nhân, nguy cơ gây ra bệnh, thì biện pháp phòng ngừa được khuyến cáo dưới đây:

  • Uống đủ nước. Việc này tốt cho hệ bài tiết và thận, rất ưu ích cho phòng tránh bệnh Gout.
  • Tập luyện thường xuyên mỗi ngày. Tùy theo mức độ và khả năng của bạn, nhưng việc tập luyện mỗi ngày rất cần thiết. Các bài tập như đi bộ, bơi lội, đạp xe…khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh. Quá trình này tác động tích cực đến chuyển hóa trong cơ thể, phòng tránh Gout hiệu quả.
  • Không uống rượu bia, đồ ăn có đạm. Đây là nguyên nhân chính khiến bạn bị Gout tấn công. Vậy nên, hãy cố gắng hạn chế hoặc bỏ hẳn được bia rượu, các món ăn chứa nhiều đạm là cách phòng tránh và kiểm soát bệnh Gout rất tốt.

Chế độ ăn uống cho người bị Gout

Bệnh Gout phải kiêng ăn gì?

Các thực phẩm chứa nhiều đạm là nguyên nhân gây tăng lượng axit uric trong máu. Vì vậy, bạn cần phải kiêng nhóm thực phẩm này.

Người bị Gout cần phải ăn kiêng những món dưới đây:

  • Hải sản, đặc biệt là tôm, cua, ngao, sò ốc hến…nhóm sản phẩm này chứa nhiều đạm.
  • Nội tạng động vật: hay còn gọi là lòng lợn, lòng bò…tim, gan, mề…
  • Thịt chó: xu hướng kiêng thịt chó đang phát triển tại Việt Nam không chỉ tốt cho bệnh Gout mà còn liên quan đến ý nghĩa nhân văn.
  • Trứng vị lộn: đây là món ăn quen thuộc của người Việt. Nhưng ít ai biết rằng, nó rất nhiều đạm, không tốt cho người bị Gout.
  • Hạn chế hoặc không uống bia rượu. Những ai từng bị Gout tấn công sau đợt uống bia rượu cảm thấy rất ỹ nghĩa với việc này.

Đó là một số các món ăn cần kiêng. Vậy người bị Gout nên ăn những món nào?

Bệnh Gout nên ăn gì?

Đầu tiên, người bệnh Gout nên ăn nhiều rau xanh như các loại đậu, đậu Hà Lan, nấm, cà tím…Tiếp đến là các hoa quả chín. Hầu hết quả chín đều tốt cho sức khỏe, cung cấp chất xơ, vitamin gúp giảm quá trình oxy hóa ngăn chặn lão hóa.

Người bị bệnh Gout cũng nên ăn các loại thực phẩm chứa ít nhân purin như các loại ngũ cốc, gạo nứt, các sản phẩm từ sữa…

Ngoài ra, một số thực phẩm dưới đây được nghiên cứu là giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Rất phù hợp với người bị Gout:

  • Trái cây, rau chứa nhiều vitamin C. Vitamin C có thể làm giảm axit uric trong máu. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng Vitamin C trong trái cây, đặc biệt là quả cam, cà chua…Bởi nếu bổ sung Vitamin C dạng viên uống có thể gây dư thừa – bạn nên hỏi các bác sĩ cho vấn đề này.
  • Uống café.

Lời kết, bệnh Gout là căn bệnh mãn tính nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được. Bạn không nên quá lo với căn bệnh này. Nhưng nếu chủ quan sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Hi vọng qua bài viết này, phần nào sẽ giúp người bệnh Gout hiểu được nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh tốt nhất đối với cơ địa của mình.


Bài viết tham khảo nguồn:

medicalnewstoday.com

mayoclinic.org


Tin tức liên quan:

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366