Ngũ Gia Bì | Vị thuốc quý chữa đau xương khớp

Cây ngũ gia bì

Ngũ Gia Bì là một vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp. Thảo dược được ứng dụng rộng rãi trong Y Học hiện đại với các sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Trong bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT sẽ tổng hợp và chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích về vị thuốc này.

Thông tin về vị thuốc Ngũ Gia Bì

Theo các tài liệu khoa học:

  • Tên khoa học: Acanthopanax aculeatus Seem.
  • Tên gọi khác: Xuyên gia bì, Thích gia bì.
  • Thuộc họ: Ngũ gia bì Araliaceae.

Cái tên Ngũ Gia Bì được đặt bởi loài cây này có lá cây được ghép thành cụm bởi 5 lá và vỏ rễ cây thì được dùng để làm thuốc.

Đặc điểm của cây

Ngũ Gia Bì là một loại cây thân gỗ nhỏ, nhiều gai, cây cao khoảng 2–3m. Lá kép chân vịt mọc so le nhau có từ 3 – 5 lá chét hình trứng. Phiến lá chét hơi thuôn dài, có hình bầu dục, cuống lá dài khoảng 4–7cm, mép có răng cưa to, phía cuống hơi thóp lại, đầu nhọn mỏng.

Hoa ra thường vào đầu mùa hạ, có màu vàng xanh, hoa mọc khác gốc, thành hình tán ở đầu cành. Quả mọng, hình cầu, khi chín có màu đen, đường kính khoảng 2,5mm.

Phân bố Ngũ Gia Bì ở Việt Nam

Ngũ Gia Bì là loài cây mọc hoang nhiều ở tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như: Sapa, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Cạn.

Thu hoạch và chế biến

Ngũ Gia Bì có thể thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên người ta thường tiến hành thu hoạch vào mùa Hạ và Thu để chế biến dễ dàng hơn.

Cây được đào lên lấy rễ rửa sạch sau đó bóc vỏ, bỏ gỗ, phơi khô. Khi dùng để sống hoặc sao vàng để sắc uống đều được.

Vị thuốc sau khi phơi khô sẽ cuộn thành từng ống nhỏ, dài ngắn không đều, dày chừng 1mm. Mặt trong có màu xám trắng, dai, mặt phẳng, có những điểm vàng nâu. Vỏ ngoài có màu vàng nâu nhạt, hơi bóng và có những nếp nhăn, bì khổ dài. Mùi không rõ.

Thành phần hóa học

Theo các tài liệu Dược Học Trung Quốc thì thân cây và trong rễ có chứa nhiều Heterozit. Rễ chứa 0,6–0,9%, thân chứa 0,6-1,5%.

Trong Heterozit có eleutherozit α hay β sitosterol glucozit C35H60O6, Eleotherozit B hay syringing C17H24O9. H2O, Eleotherozit B1 C17H20O10, eleotherozit C C8H16O6. Ngoài ra còn có eleotherozit D và E cả hai đều là glucozit của syringaresinol hay dilirioresinol B C22H26O8 với vị trí sắp xếp khác nhau, eleotherozit F và G.

Trong vỏ rễ và thân eleotherozit B có chứa nhiều hơn trong vỏ thân và thịt quả thì herterozit A, B, C, E nhiều hơn. Tỷ lệ hetezorit có trong rễ xác định như: A, B, C, D, E, F, G là 8:30: 10:12: 4:2:1.

Công dụng của Ngũ Gia Bì

Theo Đông Y Ngũ Gia Bì vị cay, tính ôn vào 2 kinh can và thận có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong và hóa thấp.

Chủ trị:

  • Đau bụng.
  • Yếu chân.
  • Trẻ con 3 tuổi chưa biết đi.
  • Con trai âm suy.
  • Con gái ngứa âm hộ.
  • Đau lưng, tê chân, mạnh gân cốt.
  • Tăng trí nhớ.

Ứng dụng của Ngũ Gia Bì

Ứng dụng trong Đông Y

Trong Đông Y, Ngũ Gia Bì được sử dụng như một chủ dược trong các đơn thuốc khác nhau. Có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các vị thuốc khác nhau trong các bài thuốc:

  • Dùng tăng cường sức khỏe, chữa các chứng bệnh thường gặp: Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
  • Chữa đau người, đau lưng, đau xương: Thích Gia Bì sao vàng 100g, rượu trắng 1 lít. Ngâm 10 ngày, sau đó ngày uống 1 cốc nhỏ trước bữa cơm chiều.
  • Phụ nữ lao lực, mệt mỏi, hơi thở ngắn, sốt, ra mồ hôi, chán ăn: Ngũ gia bì, Mẫu đơn bì, Xích thược, Đương quy mỗi vị 40g tán thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g.

Ứng dụng trong Y Học hiện đại

Ngày nay con người có xu thế chuyển dần qua sử dụng các loại dược phẩm, thực phẩm chức năng có thành phần từ thảo dược. Đặc biệt là các vị thuốc có tính ứng dụng cao như Ngũ Gia Bì. Các sản phẩm nổi bật hỗ trợ xương khớp nhắc đến như:

  • Các loại thuốc xương khớp Malaysia. Đây là dòng sản phẩm hỗ trợ xương khớp từ thảo dược nổi bật được mọi người ưa chuộng.
thuốc xương khớp của malaysia
Các loại Thuốc xương khớp của Malaysia

Giá của Ngũ Gia Bì là bao nhiêu?

Ngũ Gia Bì đang được bán trên thị trường với giá khoảng 200.000đ/kg thành phẩm.

“Bài viết tham khảo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi”


Tin tức liên quan:

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366