Vi khuẩn HP – bị viêm dạ dày hp có chữa được không?

vi khuẩn hp - helicobacter pylori

Rất nhiều người bị nhiễm vi khuẩn HP chưa tìm ra được cách điều trị triệt để. Dù hàng chục năm đi thăm khám, uống rất nhiều các loại thuốc.

Trong bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT xin chia sẻ với bạn những thông tin về vi khuẩn HP – từ A đến Z: bị viêm dạ dày HP có chữa được không?

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP còn có tên gọi khác: vi rút HP (HP Virus), vi trùng HP. HP là viết tắt của vi khuẩn Helicobacter Pylori. Đúng như tên gọi (bằng tiếng Anh), vi khuẩn HP là một loại khuẩn dạng xoắn, sống trên lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày.

vi khuẩn hp, vi rút hp, vi trùng hp, vi khuẩn helicobacter pylori

Theo các tài liệu, năm 1982 Robin Warren và Barry Marshall đã phát hiện ra vi rút HP. Một thông tin kinh ngạc hơn cả là 50% dân số trên Thế Giới chưa vi khuẩn này trong đường tiêu hóa. Tỷ lệ ở các nước phương Tây thấp hơn so với các nước đang phát triển.

Mặc dù trong môi trường dạ dày có axit, nhưng vi khuẩn HP vẫn thích nghi tốt. Dạng xoắn giúp HP dễ thâm nhập vào lớp niêm mạc, chống lại hệ miễn dịch từ lớp nhầy và gây ra nhiều vấn đề. Viêm loét dạ dày – tá tràng chính là tác phẩm mà vi rút HP tạo ra trong dạ dày.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày

Trong thời điểm đầu, người nhiễm khuẩn HP không có triệu chứng nào rõ rệt. Cho đến khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây, thì người nhiễm khuẩn HP đã gặp vấn đề thực sự với dạ dày:

  • Cảm thấy trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
  • Buồn nôn, khó tiêu, khó nuốt.
  • Sốt.
  • Chán ăn, sút cân.
  • Đau bụng âm ỉ.
  • Đau quặn bụng và kéo dài.
  • Hiện tượng thiếu máu hoặc đi ngoài ra máu.

Phần lớn các triệu chứng kể trên liên quan đến nhiều bệnh lý khác. Nhưng với 2 triệu chứng cuối cùng, bạn nên đến trung tâm y tế hay bệnh viện để kiểm tra sớm nhất có thể.

Nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn HP

Chưa có một nghiên cứu nào chính xác vi khuẩn HP có từ bao giờ. Người bị nhiễm khuẩn HP thường bởi những nguyên nhân dưới đây:

  • Thực phẩm mất vệ sinh.
  • Môi trường ô nhiễm.
  • Tiếp xúc thường xuyên với người nhiễm HP.

Xác định được chính xác nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn HP rất khó. Tuy nhiên, chuẩn đoán dương tính HP thì rất dễ dàng.

Phương pháp chuẩn đoán nhiễm khuẩn HP

Bạn sẽ được chuẩn đoán nhiễm khuẩn HP tại các trung tâm y tế và bệnh viện. Bên cạnh khám nghiệm lâm sàn, bạn sẽ được thực hiện một trong những biện pháp dưới đây:

  • Xét nghiệm máu.
  • Kiểm tra hơi thở: hay còn gọi là thử thanh urê. Nếu dương tính HP, thanh urê sẽ giải phóng lượng enzyme và CO2.
  • Nội soi dạ dày: biện pháp này là phổ biến nhất.
  • Kiểm tra phân: biện pháp này khá mất thời gian, bạn cần về nhà tách phân và hộp bệnh phẩm. Sau đó gửi lại bệnh viện. Khi thực hiện biện pháp này, bạn phải dừng uống kháng sinh hay các loại thuốc ức chế bơm proton (PPI).

Từ kết quả của các biện pháp trên, bạn sẽ được xác định có dương tính với HP hay không. Một pháp đồ điều trị HP sẽ được bác sĩ đưa ra dành cho bạn.

Điều trị vi khuẩn hp trong dạ dày

Nếu không điều trị vi khuẩn HP, bạn có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày nặng hoặc thậm trí là ung thư dạ dày. Dù ở mức độ nào, thì dạ dày của bạn sẽ luôn gặp vấn đề với HP.

Cách duy nhất điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày là sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, bạn phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về cách dùng và liều lượng kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh sử dụng để điều trị HP là:

  • Clarithromycin
  • Metronidazole (trong 7 đến 14 ngày)
  • Amoxicillin (trong 7 đến 14 ngày)
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI), như lansoprazole (Prevacid), esomeprazole (Nexium), pantoprazole (Protonix) hoặc rabeprazole (AcipHex)

Bên cạnh sử dụng kháng sinh, bạn cần tái khám để xét nghiệm HP định kỳ. Cách đó sẽ giúp bạn an tâm nhất, bớt đi lỗi lo HP hiện hữu trong người.

Thay đổi lối sống, rèn luyện thể dục thường xuyên, giữ môi trường trong sạch. Ăn chín uống sôi, kết hợp sử dụng các thực phẩm bổ trợ có chứa thành phần nano curcumin cũng giúp bạn hỗ trợ và phòng tránh sự tái sinh của vi khuẩn HP.

Một số câu hỏi về vi khuẩn HP

Q1- Vi khuẩn HP có lây không?

HP là vi rút, vi trùng, vi khuẩn nên có khả năng lây nhiễm từ người sang người.

Q2- Vi khuẩn HP lây qua đường nào?

Vi khuẩn Helicobactor Pylori lây qua:

  • Đường nước bọt.
  • Phân hay vùng người nhiễm nôn.
  • Nguồn nước, thực phẩm nhiễm HP.

Như vậy, đối tượng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn HP cao nếu:

  • Ở trong môi trường có nguồn nước bị ô nhiễm
  • Sống trong điều kiện đông người.
  • Sống cùng người bị nhiễm HP.
  • Sinh sống tại các nước đang phát triển. Theo các số liệu thống kê, tỉ lệ người nhiễm HP dạ dày rất cao. Cụ thể ở Tp.Hồ Chí Minh 90% người bệnh đau dạ dày liên quan đến HP, trong khi đó tỉ lệ này ở Tp.Hà Nội khoảng 70%.

Q3- Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Có thể nhận định, vi khuẩn HP rất nguy hiểm.

Là tác nhân chính gây viêm loét dạ dày và các biến chứng từ viêm loét dạ dày:

  • Viêm niêm mạc dạ dày.
  • Loét dạ dày, tá tràng.
  • Xuất huyết dạ dày: Biểu hiện thiếu máu, đi ngoài ra máu.
  • Thủng dạ dày: cơn đau dữ dội như bị đâm.
  • Ung thư dạ dày: biến chứng này được coi là đáng tiếc nhất.

Bạn nên thăm khám sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị. Tốt nhất là 1-2 lần/năm.

Q4- Vi khuẩn HP có chữa khỏi được không?

HP là vi khuẩn chữa được. Tuy nhiên, bạn nên điều trị dứt điểm, tránh để kéo dài dẫn đến biến chứng.

Mẹo giúp điều trị vi khuẩn hiệu quả:

  • Sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này gần như là bắt buộc. Thời gian sử dụng từ 7 – 14 ngày, tùy theo loại. Nếu dùng ít ngày hơn sẽ dẫn đến tình trạng nhờn. Khó trị HP dứt điểm.
  • Kết hợp dùng các loại thuốc trị viêm loét dạ dày theo y học cổ truyền. Loại này ít tác dụng phụ so với thuốc Tây, nhưng ức chế HP rất tốt. Có thể kể đến như: Cốm Bình Dạ Dày của Học Viện Quân Y, Bình Vị Nam Viện 354, Bột Dạ Dày của Viện Y Học Cổ Truyền.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng từ nano curcumin: Nano Curcumin được nghiên cứu là giúp ức chế sự phát triển của HP rất tốt. Các sản phẩm nổi bật như:

Kết lại, vi khuẩn HP không quá phức tạp như những loại khác. Nhưng cũng không nên chủ quan, bởi biến chứng từ HP mang lại cũng rất khôn lường. Hi vọng qua bài viết này, giúp các bạn hiểu rõ về HP, qua đó giúp điều trị chúng triệt để.


Bài viết tham khảo nguồn: vi.wikipedia.org; heathline.com; mayoclinic.org

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366