12 Cách hạ đường huyết hiệu quả nhất cho bạn

Làm sao để hạ đường huyết đây?

Đường huyết cao hay tăng đường huyết là hiện tượng lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra tiểu đường mãn tính và các biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì? Tác hại của nó ra sao? Và có những cách hạ đường huyết nào hiệu quả? Mời các bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đường huyết cao – tăng đường huyết

Đúng như tên gọi, đường huyết cao là bệnh lý xảy ra khi lượng đường (glucose) trong máu cao vượt mức bình thường của cơ thể. Tình trạng đường huyết cao hay tăng đường huyết không phải hiếm gặp trong cuộc sống. Đặc biệt ở những người bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường có nguy cơ phát triển thành tiểu đường tuýp 2.

Nguyên nhân gây đường huyết cao

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe… Mà mỗi người có những chỉ số đường huyết ở mức khác nhau.

Tuy nhiên nguyên nhân gây tăng đường huyết có thể là 1 hay nhiều yếu tố dưới đây:

  1. Không sử dụng đủ insulin hoặc không uống đủ thuốc đái tháo đường.
  2. Không tiêm insulin đúng cách hoặc sử dụng insulin đã hết hạn.
  3. Không tuân thủ kế hoặc ăn uống cho bệnh tiểu đường.
  4. Ít hoạt động thể chất.
  5. Bị bệnh hoặc nhiễm trùng.
  6. Sử dụng một số loại thuốc như steroid.
  7. Bị thương hoặc phẫu thuật.
  8. Bị căng thẳng, stress do áp lực gia đình, xã hội hoặc công việc.
Đo chỉ số đường huyết
Đường huyết cao có những tác hại gì?

Tác hại của đường huyết cao

Đường là nguồn năng lượng chính cung cấp cho các hoạt động sống của con người. Tuy nhiên nếu lượng đường trong máu ở mức quá cao, đặc biệt trong thời gian dài sẽ dẫn đến những nguy hại cho cơ thể.

Nếu chỉ số đường huyết cao vượt quá giới hạn an toàn (>7 nmol/L) trong thời gian dài sẽ gây ra những biến chứng mạn tính như:

  • Tổn thương tim mạch, thần kinh;
  • Tổn thương thận hoặc suy thận;
  • Tổn thương các mạch máu võng mạc dẫn đến mù lòa; đục thủy tinh thể;
  • Bệnh lý viêm loét bàn chân tiểu đường;
  • Các vấn đề về da, bao gồm nhiễm khuẩn, nấm, vết thương khó lành,
  • Tổn thương chân răng và nhiếm trùng lợi,…

Nếu chỉ số đường huyết cao vượt quá 20 nmol/L và không được điều trị kịp thời có thể gây hôn mê hoặc tử vong.

Từ đó có thể thấy, bệnh lý đường huyết cao rất nguy hiểm. Cần có những cách hạ đường huyết hiệu quả, an toàn bền vững và có thể áp dụng ngay tại nhà. Tránh những tác hại và biến chứng không đáng có.

6 cách hạ đường huyết nhanh tại nhà

Chỉ số đường huyết sẽ tăng đột biến sau các bữa ăn khoảng 1 giờ. Để hạn chế tình trạng này các bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để hạ đường huyết:

I. Uống nhiều nước

Theo các nghiên cứu, khi nước vào cơ thể sẽ được hấp thu vào máu thông qua thành ruột. Quá trình này khiến máu được pha loãng, trực tiếp làm giảm nồng độ đường trong máu, khiến chỉ số đường huyết giảm. Bên cạnh đó nước làm gia tăng bài tiết và đưa đường ra ngoài cơ thể. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên uống nhiều nước để hạ đường huyết.

cách hạ đường huyết nhờ uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp hạ nồng độ glucose trong máu

Cách uống như sau:

  • Uống liền 2 cốc nước lớn, sau đó ngừng lại khoảng 3 – 5 phút rồi uống thêm cốc thứ 3.

Cách này hiệu quả rất tốt và cũng rất an toàn. Tuy nhiên chỉ uống tối đa 3 cốc nước, không nên uống quá nhiều sẽ gây hại cho tiêu hóa, thậm chí ngộ độc nước.

Lưu ý: Chống chỉ đinh sử dụng cho người mắc bệnh thận, người bệnh suy tim và bệnh nhân cao huyết áp

II. Giấm

Giấm bản chất là chất lỏng được hình thành bởi sự lên men của rượu etylic. Là dung dịch axit axetic nồng độ từ 2 – 5%.

Tác dụng của giấm là kiểm soát lượng men tiêu hóa giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của dạ dày và ruột. Đồng thời giảm sự thèm ăn của người dùng.

Một nghiên cứu ở Mỹ về tác dụng của giấm đã chứng minh: sử dụng 2 thìa giấm trước bữa ăn có thể làm giảm lượng đường trong máu sau khi ăn.

Do vậy, để hạ đường huyết sau ăn người bệnh nên uống 2 thìa giấm trước khi ăn. Hoặc có thể hòa với nước lọc, trộn với các loại rau salad đều có thể. Cách hạ đường huyết bằng giấm vô cùng hiệu quả, hiện được nhiều người áp dụng.

III. Thực phẩm chức năng

Hiện nay sử dụng thực phẩm chức năng giúp hạ đường huyết đang là xu thế hàng đầu. Đặc biệt với những sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ ổn định đường huyết, điều trị bệnh tiểu đường. Với những ưu điểm trong thành phần, công dụng cũng như tính năng sử dụng. Thực phẩm chức năng là lựa chọn hàng đầu trong việc kiểm soát đường huyết, điều trị bệnh tiểu đường.

Một số sản phẩm thực phẩm chức năng hàng đầu hiện nay:

1. Thanh đường Gamosa

Thanh đường Gamosa là sản phẩm hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và sản xuất TPCN Học Viện Quân Y. Mang đến sự an tâm cho người dùng.

Thanh Đường Gamosa Học Viện Quân Y
Thanh Đường Gamosa Học Viện Quân Y

Thành phần: mướp đắng, dây thìa canh, bạch truật, cỏ ngọt, giảo cổ lam, thiên hoa phấn – những dược liệu hàng đầu trong điều trị bệnh tiểu đường.

Công dụng:

  • Hỗ trợ giảm đường huyết. Ổn định đường huyết sau ăn.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Hỗ trợ tăng cường chức năng, sức khỏe hạn chế biến chứng đái tháo đường.
  • Tăng cường sự hoạt động của tuyến tụy và các tế bào Beta giúp sản xuất được nhiều insulin hơn.
  • Giảm nồng độ LDL-cholesterol và triglycerid trong máu, phòng ngừa và hạn chế các mảng xơ vữa động mạch. Bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Giá tham khảo: 275.000đ/hộp 60 viên.

2. Viên uống khổ qua rừng Mudaru

Viên uống khổ qua rừng Mudaru là sản phẩm được chiết suất hoàn toàn từ cây khổ qua rừng – loài cây được đánh giá cao trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Viên uống khổ qua rừng Mudaru đã nhận được đánh giá rất cao từ khách hàng, các tổ chức trong và ngoài nước.

Hiện có khoảng 40.000 người đang sử dụng Viên uống khổ qua rừng Mudaru hoặc các sản phẩm từ khổ qua rừng do Mudaru sản xuất trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường và hạ đường huyết.

Viên uống khổ qua rừng Mudaru 90 viên
Viên uống khổ qua rừng Mudaru 90 viên

Thành phần: Chiết suất khổ qua rừng 100%.

Công dụng:

  • Hỗ trợ ổn định đường huyết.
  • Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc.
  • Ổn định huyết áp.
  • Giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường và mỡ máu…

Giá tham khảo:

  • Hộp 90 viên nang giá 360.000đ/hộp.
  • Hộp 30 viên nang giá 120.000đ/hộp.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm Top 8 thực phẩm chức năng cho người tiểu đường tốt nhất 2021.

IV. Uống trà khổ qua rừng

Như các bạn đã biết, khổ qua rừng là một trong những loại cây được đánh giá triển vọng nhất cho bệnh tiểu đường. Với khả năng kiểm soát đường huyết tuyệt vời. Vì vậy, trà khổ qua rừng là một trong những loại trà được sử dụng phổ biến hơn cả.

Phù hợp với văn hóa uống trà của người Việt, trà khổ qua rừng có tác dụng:

  • Hạ đường huyết nhanh.
  • Kích thích tiết insulin, giảm nồng độ glucose độc lập.
  • Giúp phục hồi các tế bào Beta tăng khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy. Giảm khả năng dung nạp glucose ở thành ruột và dạ dày.

Một tách trà từ khổ qua rừng sau bữa ăn sẽ giúp bạn giảm được đường huyết trong máu và kích thích tiêu hóa tốt.

Xem thêm: Uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không? Hướng dẫn uống đúng cách

Những người có nhu cầu sử dụng trà khổ qua rừng có thể tham khảo sản phẩm:

Trà khổ qua rừng Mudaru

Trà khổ qua rừng Mudaru là sự kết hợp giữa bột dược liệu khổ qua rừng (98%) và bột dược liệu cỏ ngọt (2%). Vừa có tác dụng ổn định đường huyết vừa mang cho người sử dụng những trải nghiệm vị giác tuyệt vời, tạo sự thích thú trong sử dụng.

Trà khổ qua rừng mudaru 50 túi

Đơn vị sản xuất: Công ty cổ phần TNB Việt Nam

Giá tham khảo: 240.000đ/hộp 50 gói trà túi lọc và 120.000đ/hộp 25 gói trà túi lọc.

V. Trà Xanh

Trà xanh từ lâu đã trở thành một loại thức uống quen thuộc với người Việt Nam. Ngoài công dụng thưởng thức như một thói quen thì trà xanh còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Đồng thời, trà xanh còn được sử dụng như một trong những các hạ huyết áp nhanh chóng tại nhà được nhiều người tin dùng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thường xuyên sử dụng trà xanh sẽ giúp giảm lượng đường trong máu xuống dưới 30mg/dL. Do đó, người bệnh tiểu đường có thể uống trà xanh mỗi ngày để kiểm soát lượng đường trong máu và khỏe mạnh hơn.

Cách hạ đường huyết bằng trà xanh
Uống trà xanh giúp hạ đường huyết hiệu quả

Lưu ý: Không nên uống trà xanh lúc đói và cho người bệnh mất ngủ. Vì sẽ gây tụt huyết áp, đường huyết và mất ngủ nghiêm trọng.

VI. Quế

Quế được biết đến là một loại gia vị, thực phẩm tốt cho sức khỏe. Trong Đông Y quế được ví là loại thuốc quý với nhiều công dụng tuyệt vời.

Ngoài ra các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng Quế giúp tăng độ nhạy cảm với insulin bằng cách giảm kháng insulin ở mức độ tế bào. Qua đó giúp giảm lượng đường trong máu lên tới 29%. Cùng với khả năng làm chậm sự phân giải carbohydrate trong thức ăn, hạn chế tăng đường huyết đột ngột. Và giúp chuyển hóa đường thành năng lượng cho sự hoạt động của cơ thể.

Vì vậy quế được coi là một trong những cách hạ đường huyết khá hiệu quả và an toàn. Từ 1 – 6g bôt quế mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng để tránh những tác động xấu tới sức khỏe.

Bột quế - cách hạ đường huyết hiệu quả
Bột quế giúp bạn hạ và kiểm soát đường huyết

Lưu ý: Những cách hạ đường huyết trên chỉ là giải pháp hỗ trợ, không thay thế được thuốc đặc trị. Vì vậy các bạn không được tự ý ngưng sử dụng các loại thuốc đã được chỉ định. Gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị.

6 cách hạ đường huyết lâu dài nên áp dụng

Ngoài 6 cách hạ đường huyết cấp tốc trên, các bạn nên áp dụng thêm những biện pháp kiểm soát đường huyết lâu dài đê khỏe mạnh hơn.

Dưới đây là 6 cách hạ đường huyết lâu dài hiệu quả:

I. Theo dõi đường huyết thường xuyên

Với những người bị đường huyết cao, đặc biệt người bệnh tiểu đường. Theo dõi đường huyết thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát được chỉ số đường huyết của bản thân để có thể đưa ra những biện pháp xử lý tương ứng.

Các bạn có thể sử dụng các loại thiết bị, máy đo cầm tay để kiểm tra. Thời gian tốt nhất là vào buổi sáng trước khi ăn và trước khi đi ngủ 2 tiếng.

Đo chỉ số đường huyết thường xuyên để kiểm soát đường huyết
Đo chỉ số đường huyết thường xuyên giúp kiểm soát đường huyết lâu dài

II. Ngủ đủ giấc

Như đã trình bày ở trên, thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng tới độ nhạy với insulin của cơ thể khiến đường huyết tăng cao. Thức khuya cũng kích thích sự thèm ăn và tăng cân ở người tiểu đường.

Ngoài ra ngủ không đủ giấc sẽ gây áp lực lên hệ thần kinh trung ương. Điều này gia tăng khả năng stress, căng thẳng cũng khiến đường huyết tăng cao.

Vì vậy, ngủ đủ giấc rất quan trọng đặc biệt với những bệnh nhân mất ngủ và bệnh nhân tiểu đường.

III. Chế độ ăn hợp lý

Một chế độ ăn khoa học sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát chỉ số đường huyết. Các nghiên cứu khoa học cho thấy một chế độ ăn ít carbohydrate và giàu protein sẽ giúp giảm nguy cơ gia tăng glucose trong máu.

Chế độ ăn hợp lý sẽ theo công thức sau:

  • Các loại rau xanh + hoa quả: Tối đa 5 phần.
  • Thực phẩm giàu protein: cá béo, trứng, thịt lạc,…
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Sữa không đường.

IV. Duy trì cân nặng

Giảm cân và kiểm soát cân nặng có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Theo một số thống kê, giảm 7% trọng lượng cơ thể sẽ giúp giảm 58% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Điều này cho thấy việc duy trì cân nặng rất quan trọng với sức khỏe. Nó không chỉ giúp giảm các nguy cơ gia tăng đường huyết, tiểu đường và sức khỏe.

V. Rèn luyện thể chất – Thể dục thể thao

Rèn luyện thể chất – tập luyện thể thao không chỉ nâng cao sức khỏe, ổn định cân nặng mà còn giúp kiểm soát lượng glucose trong máu.

Theo các thống kê 30 phút tập luyện mỗi ngày giúp: kích thích vận động các cơ, tăng cường trao đổi chất, cải thiện độ nhạy insulin,… ổn định đường huyết. Và giúp tinh thần và thể chất người bệnh được phục hồi tự nhiên. Tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và khả năng chống chịu với bệnh tật từ bên trong.

hình ảnh chạy bộ
Tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp kiểm soát tốt đường huyết

Các bài tập thường được áp dụng:

  • Tập khí công
  • Các bài tập yoga
  • Ngồi thiền
  • Đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội,…

VI. Tránh căng thẳng stress

Như các bạn đã biết, căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng đường huyết. Khi căng thẳng, stress cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol và glucagon khiến lượng đường trong máu cao đột biến.

Vì vậy để không bị tăng đường huyết bạn phải tránh căng thẳng, stress bằng các biện pháp thư giãn. Dưới đây là một số phương pháp loại bỏ stress,  căng thẳng hiệu quả cho bạn:

  • Tìm một không gian riêng tư, yên tĩnh và suy nghĩ về những điều tốt đẹp
  • Tập luyện thể dục thể thao
  • Xoa bóp nhẹ ngón tay khoảng 5 phút
  • Nghe nhạc thư giãn: Các bản nhạc nhẹ nhàng, cổ điển hoặc các bài hát yêu thích
  • Chia sẻ với người thân về những khó khăn gặp phải
  • Loại bỏ những điều làm ta stress, căng thẳng

Lời kết: Đường huyết cao hay tăng đường huyết không quá nguy hiểm nếu bạn đánh giá đúng được tình trạng của bản thân cũng như áp dụng những cách hạ đường huyết hiệu quả. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn những kiến thức, cách hạ đường huyết có thể áp dụng cho chính bản thân bạn. Chúc các bạn thành công.


Xem thêm bài viết:

 

 

Bình luận (0 bình luận)

1
Bạn cần hỗ trợ ?
0862.06.1366