Hiện nay, vấn đề mất ngủ đang được rất nhiều người bệnh quan tâm và thảo luận. Một trong các cách trị mất ngủ đó là sử dụng các bài thuốc dân gian. Bởi bản chất lành tính, không gây tác dụng phụ quá nghiêm trọng như thuốc tây nên được nhiều người mất ngủ tin dùng. Trong bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT xin chia sẻ 9 Bài thuốc dân gian trị mất ngủ đơn giản.
Tại sao nên sử dụng bài thuốc dân gian chữa mất ngủ
Người bị mất ngủ, thiếu ngủ thường dùng thuốc ngủ để tác dụng nhanh vào giấc ngủ. Tuy nhiên, chắc hẳn ai cũng hiểu sử dụng thuốc tây gây ra rất nhiều tác dụng phụ không lường hết được. Những người thường xuyên lạm dụng thuốc sẽ gây một số tác dụng phụ mới đầu là suy giảm trí nhớ, lâu dần có thể gây ung thư.
Chính vì thế mà các bài thuốc dân gian chữa mất ngủ được nhiều người sử dụng. Bởi những ưu điểm sau đây:
- Được điều chế từ các thảo dược tự nhiên, an toàn phù hợp với mọi đối tượng.
- Ít tác dụng phụ và không nhờn thuốc hay nghiện như thuốc tây.
- Bài thuốc dân gian trị mất ngủ đã được kiểm chứng từ nghìn năm trước.
- Bài thuốc ngoài hỗ trợ chữa mất ngủ thì còn có nhiều tác dụng cho cơ thể. Bởi trong mỗi thảo dược có rất nhiều tác dụng khác.
9 Bài thuốc dân gian trị mất ngủ hiệu quả
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc và mẹo hay không những hỗ trợ ngủ ngon mà còn giúp đào thải độc cơ thể và tăng cường sức đề kháng.
Dưới đây là các cách trị mất ngủ dân gian mà người bệnh có thể tham khảo để tìm ra bài thuốc phù hợp mà mình đang gặp phải.
1. Bài thuốc dân gian trị mất ngủ từ cây Lạc Tiên
Lạc Tiên được nhân dân ta sử dụng với công dụng nổi bật an thần, hỗ trợ điều trị giấc ngủ. Theo các tài liệu cổ thì trong Lạc tiên có chứa các chất flavonoid, saponin và alkaloid… Các chất này tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, giúp thư giãn, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Cách sử dụng cây Lạc Tiên chữa mất ngủ:
Cách 1: Lạc tiên làm rau hỗ trợ giấc ngủ
- Dùng lá và ngọn Lạc Tiên 1kg.
- Sau đó rửa sạch, cho vào nồi luộc hoặc nấu canh.
- Ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng mất ngủ.
Cách 2: Bài thuốc giúp an thần, chữa mất ngủ.
- Lạc Tiên, Hạt Sen mỗi vị đều 12g; Lá tre tươi, lá Dâu Tằm, lá Vông Nem, Xương bồ, Hắc Táo Nhân, Cam thảo mỗi vị đều 10g.
- Sau đó cho tất cả vào ấm sắc với 1l nước.
- Đun nhỏ lửa còn khoảng 300ml và để nguội.
- Chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Sử dụng từ 7 – 10 ngày liên tục để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cách 3: bài thuốc trị mất ngủ do thần kinh căng thẳng.
- Lạc Tiên, Bình Vôi, Vông Nem mỗi vị đều 12g, Cam Thảo, Liên Tâm mỗi vị 6g.
- Sắc uống ngày 1 thang.
- Nên uống trước khi đi ngủ để đạt được giấc ngủ sâu.
2. Cách trị mất ngủ dân gian bằng Tim Sen
Tim Sen hay con gọi là Tâm Sen chắc không còn xa lạ gì với người Việt. Từ xa xưa, Tim sen đã được nhân nhân ta sử dụng để giải nhiệt, thanh tâm, trấn kinh, ân thần và gây ngủ.
Trong tim sen có chứa hoạt chất nelumbin và nukiferin – cả hai hoạt chất này đều có tác dụng an thần. Ngoài ra, tim sen còn có tác dụng cải thiện thiếu máu, ổn định thần kinh, bổ tim, chống rối loạn nhịp tim và cải thiện chứng mất ngủ.

Cách sử dụng Tim Sen điều trị mất ngủ:
Cách 1: Cháo tim sen giúp an thần, ngủ ngon.
- Dùng 5g Tim Sen và 100g gạo tẻ.
- Sau đó cho gạo nào nồi nấu mêm rồi cho tim sen vào ninh nhừ. Có thể cho ít đường phèn vào cuối cho tan nếu ai muốn ăn ngọt.
- Để nguội ăn trong ngày. Nên ăn khoản 7 – 15 ngày để cải thiện tình trạng mất ngủ.
Cách 2: Trà Tim sen kết hợp với cam thảo chữa mất ngủ.
- Tim Sen 5g, Cam Thảo 3g.
- Sau đó cho vào ấm hãm với 300ml nước sôi.
- Để nguội, uống trong ngày.
3. Hạt sen chữa mất ngủ
Từ xa xưa, Hạt Sen đã được dân gian sử dụng để bồi bổ sức khỏe, an thần và hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả. Theo các nghiên cứu thì trong hạt sen có chứa hoạt chất glicozit. Glicozit khi vào cơ thể giúp sản sinh serotonin – một chất có khả năng cải thiện tâm trạng và giúp ngủ ngon.
Cách sử dụng Hạt Sen chữa mất ngủ:
- Dùng hạt sen tươi nhưng cần bỏ tim sen ở bên trong.
- Bỏ hạt sen nào nồi nấu cho đến khi mềm.
- Sau đó cho lượng đường phèn vừa đủ ngọt, quấy tan đường rồi tắt bếp.
- Để nguội có thể sử dụng.
4. Chữa mất ngủ bằng lá Vông Nem
Cây Vông Nem là một cây thuốc quý có tác dụng an thần, dễ ngủ. Bởi lá vông còn có các thành phần như alkaloid, flavonoid – cả hai thành phần này có tác dụng thư giãn, ổn định hệ thần kinh, an thần, giúp ngủ ngon và sâu giấc.
Bài thuốc chữa mất ngủ dân gian từ lá vông:
Cách 1: Bài thuốc ngâm rượu chữa mất ngủ bằng lá Vông.
Chuẩn bị nguyên liệu: Lá Vông bánh tẻ, rượu trắng, bình thủy tinh.
Cách thực hiện:
- Lá vông rửa sạch phơi khô trong bóng râm.
- Thái nhỏ, cho vào bình thủy tinh đã rửa sạch.
- Ngâm theo tỉ lệ 100g lá vông ngâm với 1 lít rượu trắng 30-40 độ.
- Ngâm ít nhất từ 15-20 ngày mới sử dụng.
- Ngày uống 10 – 20ml. Nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút.
Cách 2: Bài thuốc dân gian trị mất ngủ bằng lá Vông
Nguyên liệu cần có: lá vông khô, nước sạch, ấm sắc thuốc.
Cách thực hiện:
- Lá vông khô 8 – 16g đem rửa sạch cho vào ấm.
- Nước sạch 200ml cho vào ấm sắc nhỏ lựa còn 50ml.
- Để nguội và uống vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút.
Cách 3: canh lá Vông giảm căng thẳng, giúp an thần, dễ ngủ.
Nguyên liệu: lá vông 50g, lá dâu tằm 50g.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và thái nhỏ.
- Cho vào nồi nấu canh, có thể nấu cùng một ít thịt băm để tăng hương vị. Nêm nếm vừa ăn.
- Ăn thường xuyên từ 7 – 10 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
5- Thảo dược Cam Thảo
Cam Thảo chắc không còn xa lạ gì với nhân dân ta. Theo Đông Y thì cam thảo có vị ngọt, tính bình vào 12 đường kinh. Có tác dụng an thần, bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc…
Hơn nữa Cam Thảo còn được người dân sử dụng pha trà uống hàng ngày để cải thiện giấc ngủ. Trà cam thảo có vị ngọt thanh nên rât dễ uống nên được nhiều người ưa chuộng.

cách sử dụng Cam Thảo làm trà thảo dược trị mất ngủ:
- Rễ cây cam thảo thái lát mỏng phơi khô.
- Dùng 2g cam thảo khô hãm với 200ml nước sôi.
- Chờ 10 – 15 phút cho trà ngấm rồi thưởng thức.
- Ngày uống 2 ly. Nên dùng trước khi đi ngủ khoảng 30 – 60 phút để cải thiện tình trạng mất ngủ.
Lưu ý: Không dùng thảo dược Cam Thảo khi:
- Mang thai: có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ, tác động xấu tới nhận thức sau này của trẻ. Ngoài ra có nguy cơ gây sinh non.
- Người bị thiếu Kali.
- Người cao huyết áp không nên sử dụng.
- Người bị lợi tiểu trừ thấp, bụng đầy hơi hoặc phù trướng.
6. Bài thuốc dân gian từ Táo Nhân
Táo Nhân là (nhân trong hạt táo ta) có tác dụng trị các chứng mất ngủ. Trong táo nhân có chứa hoạt chất saponin, chất này có tác dụng chống rối loạn nhịp tim, chống sơ vữa động mạch, kinh giật, giúp giảm đau, trấn tĩnh và gây ngủ.

Cách trị mất ngủ dân gian từ Táo Nhân.
Cách 1: Bài thuốc dân gian chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược.
- Táo Nhân sao đen 6g, Phục Linh 5g, xuyên khung 3g, Tri Mẫu 4g, Cam Thảo 2g.
- Sau đó tất cả vào với 600ml nước.
- Sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
Cách 2: Bài thuốc chữa mất ngủ, hay quên, mệt mỏi.
- Táo Nhân sao đen 10g, Đảng Sâm, Phục Linh mỗi loại 8g, Viễn Chí nướng, Xương Bồ mỗi loại 5g, Cam Thảo 2g.
- Sau đó cho vào với 1 lít nước. Sắc còn 300ml
- Để nguội uống trong ngày.
Cách 3: Đơn thuốc trị mất ngủ.
- Toan táo nhân 6g sau đó tán thành bột mịn.
- Hòa tan bột táo nhân vào nước ấm, uống trước khi đi ngủ.
- Ngày sử dụng 1 lần vào buổi tối.
7. Bài thuốc dân gian Bình Vôi hỗ trợ giấc ngủ
Bình Vôi là một vị thuốc quý với công dụng nổi bật trong việc trấn kinh, an thần và gây ngủ. Trong Đông Y thì Bình Vôi có tính khổ, cam, lương vào hai kinh can, tỳ. Có tác dụng trị an thần, sốt nóng, đau dạ dày, hen suyễn.
Trong cây bình vôi có các thành phần như: tinh bột, axit malic, đường khử oxy, men oxydaza, ancaloit hay còn được gọi là Rotundin – được dùng làm thuốc trấn kinh, an thần có tác ngủ chống co quắp và gây ngủ.

Để có giấc ngủ ngon bạn có thể tham khảo các bài thuốc sau đây:
Cách 1: Bài thuốc trị mất ngủ không yên, giảm trí nhớ, tinh thần suy nhược.
- Bình vôi 8g, Hạt Sen, Long Nhãn, Táo Nhân, Lá Vông mỗi vị 12g.
- Sắc uống ngày 1 thang.
- Nên uống trước khi đi ngủ 30 – 60 phút.
Cách 2: Bài thuốc trị suy nhược thần kinh, động kinh, giúp ngủ ngon.
- Bình Vôi, Viễn Chí, Thiên Ma, Câu Đằng mỗi vị đều 12g.
- Sắc uống trong ngày.
- Nên sử dụng trước khi đi ngủ 30 phút.
Cách 1: Bình Vôi ngâm rượu hỗ trợ mất ngủ.
- Sử dụng Bình Vôi tán bột.
- Ngâm rượu 40 độ với tỉ lệ 1 phần bột với 5 phần rượu.
- Ngày uống 5 – 15ml có thể thêm đường cho dễ uống.
8. Cách trị mất ngủ dân gian từ cây Long Nhãn
Thêm một cách trị mất ngủ dân gian đơn giản, gần gũi và dễ sử dụng nữa đó là Long Nhãn. Long Nhãn không còn xa lạ gì với nhân dân ta. Ngoài công dụng làm thực phẩm thì long nhãn còn là một vị thuốc nhân dân có tác dụng bồi bổ, chữa các bệnh lý hay quên, thần kinh kém, suy nhược thần kinh.
Theo tài liệu cổ thì Long Nhãn có vị ngọt, tính bình vào hai kinh tâm và tỳ. Có tác dụng bổ tâm tỳ, ích trí, an thần, từ đó giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Người bệnh có thể thực hiện bài thuốc theo các bước dưới đây:
Cách 1: Chữa chứng hay quên, buồn bực không ngủ.
- Long Nhãn, Táo Nhân, Hoàng Kỳ, Phục Thần, Cam Thảo mỗi vị 4g, Mộc Hương 6g, Gừng 3 lát, Táo Đỏ 1 quả.
- Sắc uống ấm hoặc nóng.
- Uống hết trong ngày.
Cách 2: Bài thuốc chữa mất ngủ, kém ăn, mồ hôi trộm.
- Long Nhãn 50g, Cao Ban Long 40g.
- Dùng 50g long nhãn sắc với nước.
- Sau đó thái nhỏ cao ban long cho vào nước sắc long nhãn.
- Tiếp tục đun nóng để hòa tan.
- Để nguội thái thành từng miếng mỏng.
- Ngày sử dụng 2 lần sáng tối. Mỗi lần 10g.
9. Bài thuốc dân gian chữa mất ngủ từ cây Trinh Nữ
Cây Trinh Nữ hay còn gọi là cây xấu hổ là một cây mọc hoang dễ tìm ở các vùng quê nước ta. Cây Trinh Nữ có rất nhiều lợi ích, đặc biệt là trị mất ngủ. Bởi trong trinh nữ có hoạt chất hexobacbital và meprobamat – cả hai hoạt chất này có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, giảm đau, trấn kinh, an thần, gây ngủ.

Cách sử dụng Trinh nữ chữa mất ngủ:
- Sử dụng 120 rễ cây Trinh Nữ thái thành miếng mỏng, phơi khô.
- Sau đó rang và tẩm rượu 35 – 40 độ rồi lại rang cho khô.
- Thêm 600ml nước sắc còn 200 – 300ml.
- Chia sử dụng 2 – 3 lần trong ngày.
- Dùng từ 4 – 5 ngày để thấy được kết quả tốt.
10. Bài thuốc từ cây Đinh Lăng chữa mất ngủ
Đinh Lăng chắc hẳn rất quen thuộc với chúng ta. Cây Đinh Lăng được nhân dân ta trồng làm cảnh, chế biến món ăn, đặc biệt là sử dụng trong việc chữa bệnh. Trong Đinh Lăng có các thành phần và lợi ích như:
- Alcaloit, glucozit, saponin, flavonoit, tanin, vitamin B1 và các axit amin.
- Các chất này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, đả thông kinh mạch. Từ đó giúp cơ thể thoải mái, giải tỏa cảm giác mệt mỏi.
- Mùi hương của cây khá dễ chịu, khi uống giúp dễ đi vào giấc ngủ, và ngủ sâu.
Để sử dụng Đinh Lăng chữa mất ngủ bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:
Cách 1: Chữa bệnh mệt mỏi, giúp dễ ngủ.
- Chuẩn bị 0,50g rễ Đinh Lăng phơi khô thái mỏng.
- Sau đó cho vào ấm với 100ml nước.
- Đun sôi 10 – 15 phút cho ngấm.
- Để nguội chia làm 2 hoặc 3 lần uống trong ngày.
Cách 2: Bài thuốc chữa đau đầu, mất ngủ.
- Chuẩn bị Đinh Lăng, Lạc Tiên mỗi vị 250g dưới dạng phơi khô.
- Sau đó cho vào ấm với 2 lít nước.
- Đun sôi 10 – 15 phút cho thuốc ngấm.
- Để nguội uống thay nước trong ngày.
- Sử dụng đều đặn khoảng 1 tuần sẽ hết đau đầu, mất ngủ.
11. Bài thuốc trị mất ngủ từ Gừng
Gừng hay Can Khương có tác dụng chữa đau họng, giảm đau và ngăn người lão hóa da. Trong gừng còn chứa các chất như zingeron, shogaola, tinh dầu. Các chất này khi đưa vào cơ thể có tác dụng đẩy mạnh quá trình lưu thông não, giúp thư giãn và chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.

Để trị mất ngủ bằng gừng tươi ngâm chân giúp ngủ ngon bạn làm theo cách sau:
Nguyên liệu: gừng, muối, nước ấm.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 củ gừng nguyên vỏ đập dập.
- Đun nước sôi sau đó cho gừng và muối vào.
- Tiếp tục để lửa vừa đủ sôi tầm 5 – 10 phút để cho gừng ngấm vào nước.
- Sau đó đổ nước gừng ra chậu nhỏ, chờ nước ấm thì có thể ngâm chân khoảng 20 phút.
- Nên ngâm trước khi đi ngủ để mạng lại hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng nước mối ấm và gừng để ngâm chân trước khi ngủ có tác dụng đẩy mạnh quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Từ đó giúp thư giãn các dây thần kinh và giúp dễ đi vào giấc ngủ. Nhờ vậy mà gừng còn được gọi là thảo dược ngâm chân trị mất ngủ.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng bột ngân chân. Sản phẩm này ngoài giúp thông kinh, hoạt lạc thì còn có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, phong tê thấp.
12. Cách trị mất ngủ dân gian từ Đậu Đen
Đậu đen được sử dụng làm thực phẩm quen thuộc với nhân dân ta. Theo Đông Y thì đậu đen có vị ngọt, tính mát có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp hỗ trợ thần kinh, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ.
Trong đậu đen còn có nhiều axit amin, vitamin, các chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, điều chỉnh lưu thông máu lên não, cải thiện tâm trạng và hỗ trợ giảm cân.
Cách sử dụng đậu đen hỗ trợ giấc ngủ:
- Sử dụng 80g Đậu Đen rang chín thơm.
- Sau đó bỏ đậu vào ấm, đổ 1lít nước vào nấu sôi khoảng 15 – 20 phút.
- Để nguội, chia đều uống trong ngày.
Các bài thuốc dân gian trị mất ngủ có mức độ hiệu quả với tùy từng người. Để hiệu quả hơn, người bệnh cần kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học và các phương pháp điều trị mất ngủ khác như: Dùng thuốc thảo dược trị mất ngủ hay các loại thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon.
Lưu ý khi sử dụng bài thuốc trị mất ngủ dân gian
Sử dụng bài thuốc dân gian trị mất ngủ được rất nhiều người bệnh đánh giá cao. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất thì người bệnh cần những lưu ý để có cách ngủ sớm hiệu quả.
- Không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khi đang sử dụng thuốc. Người bệnh có thể sử dụng trà thảo mộc dễ ngủ để cải thiện sức khỏe và ngủ ngon hơn.

- Cần tìm hiểu kĩ các bài thuốc trước khi sử dụng. Không nên lạm dụng các bài thuốc trên để tránh tác dụng phụ không đáng có.
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú và những người mắc bệnh lý khác thì nên có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Tập thể dục hằng ngày để có sức khỏe và ngủ ngon hơn. Hoặc những bài tập nhẹ nhàng trước khi ngủ như thiền, yoga cho người mất ngủ… giúp tinh thần thoải mái và ngủ sâu giấc.
- Sử dụng các thực phẩm hằng ngày giúp dễ ngủ. Bạn có thể tham khảo bài Ăn gì để dễ ngủ để có cách chọn thực phẩm cải thiện giấc ngủ bản thân.
Lời kết: cách trị mất ngủ dân gian được nhiều người lựa chọn bởi các bài thuốc chữa mất ngủ lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng. Hi vọng qua bài viết này, Sức Khỏe mỗi ngày cùng HCT sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách trị mất ngủ dân gian và những lưu ý mà bạn có thể áp dụng.
” Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo”
Bài viết liên quan: