Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến. Theo thống kê, Việt Nam có đến hơn 17% số người mắc bệnh. Căn bệnh xương khớp này ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt, làm việc của người bệnh.
Người bị thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi không? Trong bài viết này, Sức khỏe mỗi ngày cùng HCT sẽ tổng hợp và chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích nhất.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm tràn ra ngoài trước sự bảo vệ của xơ cứng, tên tiếng Anh gọi là Herniated Disc. Tình trạng này gây chèn lên vị trí tủy, các dây thần kinh gây đau nhức, tê bì..rất khó chịu.
Để mô tả một cách dễ hiểu. Đĩa đệm gồm hai phần, phần nhân mềm bên trong và vòng xơ cứng hơn (annulus) bảo vệ bên ngoài. Khi bị thoát vị đĩa đệm, phần nhân mềm tràn ra và vòng xơ cứng không thể bảo vệ, giữ trạng thái như thường. Trường hợp bị nặng, vòng xơ cứng bị nứt vỡ, nhân mềm tràn ra ngoài.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống. Nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm lưng, ở vị trí I4 I5, I4 S1. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa. Sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa).
Trường hợp ít gặp là thoát vị đĩa đệm cổ, sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm rất khó nhận biết bởi rất đa dạng. Người bị thoát vị đĩa đệm thường có những triệu chứng dưới đây:
- Đau nhức tại vùng bị thoát vị: Tại vị trí bị thoát vị, sẽ xuất hiện những cơn đau nhức. Có thể lan sang cánh tay, mông và chân dọc theo dây thần kinh. Khiến người bệnh vô cùng khó chịu, đứng ngồi không yên. Cơn đau có thể kéo dài liên tục và theo từng đợt. Đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
- Vùng cột sống thắt lưng: Gây đau dây thần kinh liên sườn, đau tăng khi nằm nghiêng, ho, đại tiện. Bệnh nhân sẽ thấy đau vùng cột sống lưng, tê. Mất cảm giác từng vùng ở mông, chân, bàn chân, trường hợp nặng có thể bị liệt.
- Vùng đốt sống cổ: Người bệnh có biểu hiện đau ở vùng cổ và đau vai gáy. Đau tê, mất cảm giác các vùng, bao gồm tê bàn tay, cổ tay, bàn chân… Bệnh nhân nặng có thể bị yếu cơ và cử động kém hơn do bị mất lực.
- Cơ bắp người bệnh yếu đi rõ rệt. Nhận thấy nhất khi thực hiện bê vác, sử dụng sức mạnh của cơ bắp.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Hiện nay, các nguyên nhân về thoát vị đĩa đệm chưa được rõ ràng. Tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tính chất hoạt động của nhân nhầy và vòng xơ cứng của đĩa đệm.
Có các nhóm nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm dưới đây:
- Chấn thương cột sống:Lao động quá sức, nâng bê vật nặng không đúng tư thế. Đối với người thường xuyên ngồi, cúi, xoay người sai tư thế đều là nguyên nhân có thể gây thoát vị đĩa đệm.
- Do tuổi tác:Những người ở độ tuổi từ 40-60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Khi tuổi ngày một cao, đĩa đệm bị mất dần nước và trở nên khô. Từ đó, vòng xơ cứng bên ngoài nhân nhầy bị thoái hóa, bên trong nhân nhầy sẽ phình ra. Khi đĩa đệm ngày càng suy yếu, sẽ làm tăng áp lực lên cột sống.
- Do bệnh lý về cột sống: Thoái hóa cột sống lưng và cổ cũng là nguyên nhân gây thoát vị. Ngoài ra, nguyên nhân mà ít người chú ý đến đó là do bẩm sinh như gai đốt cột sống, gù vẹo cột sống…
- Thừa cân, béo phì: Cơ thể có trọng lượng quá nặng sẽ làm tăng sức nặng và tổn thương cho cột sống.
- Một số nguyên nhân khác: Do tai nạn hoặc chấn thương cột sống. Ngoài ra, việc ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng. Sử dụng chất kích thích hoặc di truyền từ bố mẹ sang con cái cũng là những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.
Yếu tố cơ địa, môi trường làm việc quyết định đến mức độ của người bệnh. Để xác định được mức độ nặng nhẹ, người bệnh cần đến bệnh viện để được kiểm tra, chuẩn đoán.
Chuẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Để chuẩn đoán được mức độ của thoát vị đĩa đệm, bạn cần phải đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế. Nhưng bệnh viện là nơi được khuyến cáo nhất, bởi tại đây máy móc hiện đại và đầy đủ hơn, giúp quá trình chuẩn đoán được chính xác hơn.
Các phương pháp chuẩn đoán bao gồm:
- Khám lâm sàng: Các bác sĩ sẽ đánh giá sơ lược mức độ của bệnh dựa vào phản xạ, khả năng vận động, sức mạnh cơ bắp của bạn.
- Chụp chiếu: tùy theo điều kiện mà bạn sẽ được chụp X- Quang, chụp CT, cộng hưởng từ (MRI).
Kết quả thu được từ lâm sàng và quá trình chụp chiếu sẽ giúp bác sĩ đánh giá mức độ thoát vị của bạn. Từ đó sẽ có hướng điều trị hiệu quả nhất.
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, hiểu đúng về bệnh sẽ kiểm soát dễ dàng. Tùy từng mức độ sẽ có những pháp đồ điều trị khác nhau. Người bệnh nên dựa theo triệu chứng để đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra mức độ.
Có hai phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, đó là: ngoại khoa và nội khoa.
- Phương pháp ngoại khoa: là hình thức phẫu thuật. Tùy vào mức độ thoát vị mà người bệnh được thay thế một phần (vá) hoặc toàn phần đĩa đệm. Phương pháp này do can thiệp trực tiếp vào người bệnh nên có thể gây biến chứng. Vậy nên trừ khi áp dụng phương pháp nội khoa không hiệu quả mới cần dùng đến ngoại khoa.
- Phương pháp nội khoa: đây là phương pháp phổ biến nhất nếu mức độ của người bệnh chưa quá nặng. Phương pháp nội khoa là sử dụng thuốc Tây Y, Đông Y, thực phẩm chức năng, vật lý trị liệu và phục hồi.
Điều trị bằng thuốc Tây
Sau khi thăm khám tại các bệnh viện, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Tây cho bệnh nhân thoát vị. Các loại thuốc Tây dùng thông thường gồm các loại:
- Thuốc giảm đau, giãn cơ.
- Thuốc kháng viêm không steroid.
- Các loại thuốc phục hồi khác.
Thời gian sử dụng các loại thuốc Tây này thường ngắn. Người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về dùng thuốc Tây. Không nên tùy tiện mua thuốc giảm đau uống. Bởi nếu tùy tiện sẽ gây nhiều biến chứng, tác dụng phụ. Đặc biệt là biến chứng ảnh hưởng đến dạ dày.
Sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ Thảo Dược
Xu thế dùng các loại thuốc có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên giúp an tâm hơn cho người bệnh. Bởi rất ít khi gây tác dụng phụ.
Một số loại thuốc từ thảo dược được dùng nhiều hiện nay như:
- Kiện khớp tiêu thống: đây là sản phẩm của Học Viện Quân Y. Các thành phần từ thảo dược Cao Cốt Toái Bổ, Cao Ngũ Gia Bì, Cao Mẫu Lệ, Cao Can Khương, Cao Thiên Thảo, Cao Cẩu Tích, Cao Dây Đau Xương, Cao Thổ Phục Linh, Cao Thiên Niên Kiện và kết hợp với Collagen Tuýp II. Theo một tỉ lệ nhất định, giúp bổ can thận, mạnh gân cốt và giảm đau nhức xương khớp.
Mujarhabat Kapsul: đây là thuốc xương khớp Malaysia Đỏ, khá thịnh hành trên thị trường hiện nay. Loại thuốc này hỗ trợ điều trị người bị đau nhức do viêm khớp, thoái hóa, thoát vị rất tốt.

Professor’s Pill: còn được gọi là thuốc xương khớp Malaysia Xanh. Tên gọi đa dạng như còn là Keluaran Baru, Awas-Barang Tiwan. Đây là sản phẩm tương tự như Mujarhabat Kapsul kể trên, ngoài ra còn hỗ trợ thêm cho chức năng của Não và Thận.

Khác với các loại thuốc Tây Y, thì tùy theo cơ địa mà người dùng sẽ có hiệu quả khác nhau. Bởi từ thảo dược, đối với người này hợp loại này nhưng có thể không hợp loại kia. Nên thời gian sử dụng có thể lâu do tác động chậm. Tuy vậy cũng không quá lo bởi các loại thuốc này rất ít có tác dụng phụ.
Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, ngoài sử dụng thuốc người bệnh cần kết hợp với vậy lý trị liệu để đạt hiệu quả tốt hơn.
Vật lý trị liệu dành cho người bị thoát vị đĩa đệm
Các bài tập bổ trợ, giảm đau, phục hồi cho khu vực bị thoát vị là rất cần thiết. Nếu người bệnh kiên trì với các bài tập này sẽ đạt được hiệu quả điều trị rất cao.
Nếu có điều kiện, người bệnh có thể kết hợp với massage, châm cứu cũng giúp điều trị rất hiệu quả. Tuy là thế, nhưng cũng không thể thiếu cách phòng ngừa bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm
Quan trọng không kém việc điều trị, phòng ngừa là cách giúp người bệnh kiểm soát tốt. Có rất nhiều người bị bệnh nhưng vẫn sinh hoạt như người bình thường, không gặp nhiều khó khăn.
Khi bị thoát vị, người bệnh lưu ý những vấn đề sau:
- Nằm ngồi đứng đúng tư thế.
- Lao động vừa sức, có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để điều hòa sự lao động và phục hồi đĩa đệm. Với những người lao động chân tay, chú ý không mang vác quá sức. Với những vật quá nặng, không bao giờ được đứng cúi lưng để nhấc vật lên mà phải ngồi xổm xuống, nâng vật lên từ từ.
- Thường xuyên tập thể dục với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… Để tăng cường sức dẻo dai cho xương khớp.
- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nhưng nếu hiểu biết về nó đúng cách, bạn sẽ kiểm soát chúng dễ dàng. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thể trang bị được những thông tin hữu ích về căn bệnh.
Bài viết liên quan:
- Điểm danh các bệnh về xương khớp phổ biến nhất hiện nay
- Bệnh Gout: triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị (từ A-Z)
- Bị tích nước khi uống thuốc khớp phải làm sao?
Nguồn tham khảo:
- mayoclinic.org
- healthline.com